Tiêm kích MiG-35 có số phận rất "lận đận", nó được tạo ra khi Tập đoàn chế tạo máy bay MiG của Nga đang lên "cơn sốt" theo đúng nghĩa đen. Đã có những vấn đề rất nghiêm trọng trong việc tài trợ cho chương trình; vì sau khi Liên Xô sụp đổ, Phòng thiết kế Sukhoi, cũng là nơi phát triển máy bay chiến đấu của Nga, đã "hút" hết nguồn lực về đó.Vào giữa những năm 2000, chiến đấu cơ MiG-35 bất ngờ được đưa vào tham gia một cuộc đấu thầu Máy bay chiến đấu đa năng hạng trung (MMRCA) của Ấn Độ, khi nước này có ý định mua 126 máy bay chiến đấu. Nhưng khi đó, MiG-35 hoàn toàn là hàng "thô", được thiết kế vội vàng.Tệ hơn, sản phẩm tiêm kích chiến đấu MiG-35 đi tham gia đấu thầu quốc tế, nhưng được xây dựng bằng các công nghệ rõ ràng đã lạc hậu. Thực sự đó là một canh bạc thuần túy không chỉ của MiG, mà của cả ngành công nghiệp quốc phòng Nga.Kể từ đó, chiến đấu cơ MiG-35 không được chấp nhận đưa vào sử dụng ở Nga và không được sản xuất hàng loạt, khi kết quả của cuộc đấu thầu đã phơi bày sự thật của thiết kế mới. Vậy ai dám mua một thiết kế có nhiều lỗi như vậy?Do đó, MiG-35 không lọt vào danh sách cuối cùng, thậm chí còn bị loại đầu tiên. Ủy ban đấu thầu MMRCA đã đưa ra một danh sách 14 lỗi của MiG-35, mặc dù chúng không được tiết lộ, nhưng đã bị rò rỉ sang báo chí.Điểm yếu lớn nhất là về động cơ của MiG-35, không thể hiện được các đặc điểm như thiết kế; radar mảng pha quét điện tử chủ động Zhuk, được tuyên bố là hoạt động theo từng giai đoạn, nhưng MiG đã trang bị cho nó một mảng thụ động.Và 6 chiếc MiG-35 được chế tạo cho các cuộc thử nghiệm hiện tại, là những máy bay hoàn toàn khác với "chú vịt con xấu xí Ấn Độ" ngày nào. Một lần nữa, MiG-35 sẽ tiếp tục cạnh tranh các máy bay chiến đấu của Đức, Pháp, Thụy Điển và Mỹ ở Ấn Độ. Nhưng bây giờ máy bay MiG-35 tham gia với vị thế là một "con thiên nga xinh đẹp".Những thay đổi mang tính cách mạng của động cơ RD-33MK với các đặc tính kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Lực đẩy đốt sau của nó tăng lên 9.400 kgf. Động cơ sử dụng hệ thống điều khiển kỹ thuật số hoàn toàn và công nghệ đánh lửa plasma; hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu, đối với động cơ máy bay thế hệ thứ năm.Ngoài ra vòi phun của động cơ có thể thay đổi 2 chiều (2D), như động cơ của máy bay F-22, nếu khách hàng đề nghị. Không phải ngẫu nhiên mà đội nhào lộn trên không của Swifts nổi tiếng của Nga lại chọn MiG-35, vì loại máy bay này có khả năng siêu cơ động và dễ điều khiển.Hệ thống điện tử hàng không của máy bay MiG-35 sử dụng một số hệ thống trang bị cho máy bay thế hệ thứ năm. Ví dụ, radar mảng pha quét điện tử chủ động Zhuk-A hoạt động theo từng giai đoạn, có thể phát hiện máy bay chiến đấu của đối phương ở khoảng cách lên đến 200 km. Độ phân giải để lập bản đồ địa hình là 1×1 mét.MiG-35 có tỷ lệ công suất trên trọng lượng tuyệt vời, tải trọng vũ khí chiến đấu so với MiG-29M tăng 2 tấn (đạt 6,5 tấn). Vũ khí của MiG-35 có thể tấn công cả mục tiêu trên không và mặt đất, với các loại tên lửa không đối không và không đối đất hiện đại.MiG-35 có tốc độ leo cao kỷ lục so với tất cả những loại máy bay tham gia cuộc đấu thầu ở Ấn Độ là 330 mét/giây. Bán kính chiến đấu đủ tải là 1.000 km, phạm vi bay chuyển sân mà không cần tiếp nhiên liệu trên không là 3.100 km. Hoàn toàn xóa bỏ tiếng xấu của MiG-29 là loại chiến đấu cơ "bảo vệ sân bay" vì tầm hoạt động quá ngắn.Thậm chí hệ thống quan sát quang điện tử của phi cơ MiG-35, còn linh hoạt hơn so với tiêm kích Su-35, khi MiG-35 không chỉ có một, mà là hai trạm định vị quang học với các kênh hình ảnh nhiệt và truyền hình. Trong đó một trạm thực hiện quan sát ở bán cầu trước, sử dụng cho các trận không chiến; trạm thứ hai được thiết kế để quan sát phía dưới, giúp tăng khả năng của MiG-35 trong tiến công mục tiêu mặt đất.Các nhà thiết kế RAC của MiG đã giải quyết vấn đề hiện đại hóa MiG-35 sau này một cách tối ưu. Hệ thống điện tử hàng không của nó có kiến trúc mở và sử dụng một bus dữ liệu chung. Việc này giúp đơn giản hóa việc kết nối các thiết bị mới nhiều nhất có thể, mà không cần đến quy trình cài đặt phức tạp và dỡ bỏ phần mềm cũ tại nhà máyMiG-35 là máy bay chiến đấu thứ hai của Nga sau Su-57, có trang bị hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI); giúp phi công từ những hành động "cơ bản" nhất, như máy bay vào chế độ nguy hiểm khi cơ động, hoặc trong chiến đấu; đến những công việc phức tạp.Ví dụ, AI có thể xác định các vật thể trên không hoặc mặt đất, đó là loại máy bay hoặc phương tiện gì. AI can thiệp triệt để vào công việc của tất cả các hệ thống trong những trường hợp đặc biệt quan trọng. Ví dụ, nếu phi công không thể điều khiển máy bay do bị thương, AI có thể điều khiển máy bay từ bất kỳ khoảng cách nào, đến sân bay và hạ cánh an toàn.Tuy nhiên, bất chấp những ưu điểm rõ ràng của MiG-35, Bộ Quốc phòng Nga vẫn tỏ ra thiếu tin tưởng khi chỉ đặt mua 24 chiếc trong một thỏa thuận sơ bộ. Không rõ sự nghi ngờ của Bộ Quốc phòng Nga có tan biến, sau khi kết thúc các bài kiểm tra cấp Nhà nước đối với MiG-35 hay không?Tuy nhiên, việc sản xuất hàng loạt những chiếc MiG-35 sẽ phải được tiến hành, vì Nga cần phải thay thế dần 120 chiếc MiG-29, thuộc nhiều phiên bản, đang hoạt động trong lực lượng Không quân.Ngoài ra, nhiều quốc gia khác nhau cũng đang sử dụng MiG-29 và họ có thể muốn nâng cấp máy bay chiến đấu hạng nhẹ của họ, với khoảng 50 đơn đặt hàng tiềm năng. Và rất có thể, MiG-35 sẽ thắng trong cuộc đấu thầu mua 110 máy bay chiến đấu đa năng hạng trung (MMRCA2.0) tới đây của Ấn Độ.Các cuộc thử nghiệm bay của MiG-35 tại nhà máy đã diễn ra trong suốt năm 2017. Đối với các cuộc thử nghiệm cấp nhà nước, được tiến hành ở Lukhovitsy, trong 6 chiếc MiG-35 đã được chế tạo, có 3 chiếc MiG-35S một chỗ ngồi và 3 chiếc MiG-35UB huấn luyện hai chỗ ngồi.Và gần ba năm nay, 6 chiếc MiG-35 này đã được thử nghiệm ở nhiều chế độ bay khác nhau. Chính chúng là những chiếc MiG-35 đầu tiên, được cho là sẽ được giao cho đội nhào lộn trên không Swifts nổi tiếng của Nga. Nguồn ảnh: Pinterest. Máy bay chiến đấu hạng nặng MiG-23 trong biên chế của Không quân Triều Tiên. Nguồn: KCNA.
Tiêm kích MiG-35 có số phận rất "lận đận", nó được tạo ra khi Tập đoàn chế tạo máy bay MiG của Nga đang lên "cơn sốt" theo đúng nghĩa đen. Đã có những vấn đề rất nghiêm trọng trong việc tài trợ cho chương trình; vì sau khi Liên Xô sụp đổ, Phòng thiết kế Sukhoi, cũng là nơi phát triển máy bay chiến đấu của Nga, đã "hút" hết nguồn lực về đó.
Vào giữa những năm 2000, chiến đấu cơ MiG-35 bất ngờ được đưa vào tham gia một cuộc đấu thầu Máy bay chiến đấu đa năng hạng trung (MMRCA) của Ấn Độ, khi nước này có ý định mua 126 máy bay chiến đấu. Nhưng khi đó, MiG-35 hoàn toàn là hàng "thô", được thiết kế vội vàng.
Tệ hơn, sản phẩm tiêm kích chiến đấu MiG-35 đi tham gia đấu thầu quốc tế, nhưng được xây dựng bằng các công nghệ rõ ràng đã lạc hậu. Thực sự đó là một canh bạc thuần túy không chỉ của MiG, mà của cả ngành công nghiệp quốc phòng Nga.
Kể từ đó, chiến đấu cơ MiG-35 không được chấp nhận đưa vào sử dụng ở Nga và không được sản xuất hàng loạt, khi kết quả của cuộc đấu thầu đã phơi bày sự thật của thiết kế mới. Vậy ai dám mua một thiết kế có nhiều lỗi như vậy?
Do đó, MiG-35 không lọt vào danh sách cuối cùng, thậm chí còn bị loại đầu tiên. Ủy ban đấu thầu MMRCA đã đưa ra một danh sách 14 lỗi của MiG-35, mặc dù chúng không được tiết lộ, nhưng đã bị rò rỉ sang báo chí.
Điểm yếu lớn nhất là về động cơ của MiG-35, không thể hiện được các đặc điểm như thiết kế; radar mảng pha quét điện tử chủ động Zhuk, được tuyên bố là hoạt động theo từng giai đoạn, nhưng MiG đã trang bị cho nó một mảng thụ động.
Và 6 chiếc MiG-35 được chế tạo cho các cuộc thử nghiệm hiện tại, là những máy bay hoàn toàn khác với "chú vịt con xấu xí Ấn Độ" ngày nào. Một lần nữa, MiG-35 sẽ tiếp tục cạnh tranh các máy bay chiến đấu của Đức, Pháp, Thụy Điển và Mỹ ở Ấn Độ. Nhưng bây giờ máy bay MiG-35 tham gia với vị thế là một "con thiên nga xinh đẹp".
Những thay đổi mang tính cách mạng của động cơ RD-33MK với các đặc tính kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Lực đẩy đốt sau của nó tăng lên 9.400 kgf. Động cơ sử dụng hệ thống điều khiển kỹ thuật số hoàn toàn và công nghệ đánh lửa plasma; hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu, đối với động cơ máy bay thế hệ thứ năm.
Ngoài ra vòi phun của động cơ có thể thay đổi 2 chiều (2D), như động cơ của máy bay F-22, nếu khách hàng đề nghị. Không phải ngẫu nhiên mà đội nhào lộn trên không của Swifts nổi tiếng của Nga lại chọn MiG-35, vì loại máy bay này có khả năng siêu cơ động và dễ điều khiển.
Hệ thống điện tử hàng không của máy bay MiG-35 sử dụng một số hệ thống trang bị cho máy bay thế hệ thứ năm. Ví dụ, radar mảng pha quét điện tử chủ động Zhuk-A hoạt động theo từng giai đoạn, có thể phát hiện máy bay chiến đấu của đối phương ở khoảng cách lên đến 200 km. Độ phân giải để lập bản đồ địa hình là 1×1 mét.
MiG-35 có tỷ lệ công suất trên trọng lượng tuyệt vời, tải trọng vũ khí chiến đấu so với MiG-29M tăng 2 tấn (đạt 6,5 tấn). Vũ khí của MiG-35 có thể tấn công cả mục tiêu trên không và mặt đất, với các loại tên lửa không đối không và không đối đất hiện đại.
MiG-35 có tốc độ leo cao kỷ lục so với tất cả những loại máy bay tham gia cuộc đấu thầu ở Ấn Độ là 330 mét/giây. Bán kính chiến đấu đủ tải là 1.000 km, phạm vi bay chuyển sân mà không cần tiếp nhiên liệu trên không là 3.100 km. Hoàn toàn xóa bỏ tiếng xấu của MiG-29 là loại chiến đấu cơ "bảo vệ sân bay" vì tầm hoạt động quá ngắn.
Thậm chí hệ thống quan sát quang điện tử của phi cơ MiG-35, còn linh hoạt hơn so với tiêm kích Su-35, khi MiG-35 không chỉ có một, mà là hai trạm định vị quang học với các kênh hình ảnh nhiệt và truyền hình. Trong đó một trạm thực hiện quan sát ở bán cầu trước, sử dụng cho các trận không chiến; trạm thứ hai được thiết kế để quan sát phía dưới, giúp tăng khả năng của MiG-35 trong tiến công mục tiêu mặt đất.
Các nhà thiết kế RAC của MiG đã giải quyết vấn đề hiện đại hóa MiG-35 sau này một cách tối ưu. Hệ thống điện tử hàng không của nó có kiến trúc mở và sử dụng một bus dữ liệu chung. Việc này giúp đơn giản hóa việc kết nối các thiết bị mới nhiều nhất có thể, mà không cần đến quy trình cài đặt phức tạp và dỡ bỏ phần mềm cũ tại nhà máy
MiG-35 là máy bay chiến đấu thứ hai của Nga sau Su-57, có trang bị hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI); giúp phi công từ những hành động "cơ bản" nhất, như máy bay vào chế độ nguy hiểm khi cơ động, hoặc trong chiến đấu; đến những công việc phức tạp.
Ví dụ, AI có thể xác định các vật thể trên không hoặc mặt đất, đó là loại máy bay hoặc phương tiện gì. AI can thiệp triệt để vào công việc của tất cả các hệ thống trong những trường hợp đặc biệt quan trọng. Ví dụ, nếu phi công không thể điều khiển máy bay do bị thương, AI có thể điều khiển máy bay từ bất kỳ khoảng cách nào, đến sân bay và hạ cánh an toàn.
Tuy nhiên, bất chấp những ưu điểm rõ ràng của MiG-35, Bộ Quốc phòng Nga vẫn tỏ ra thiếu tin tưởng khi chỉ đặt mua 24 chiếc trong một thỏa thuận sơ bộ. Không rõ sự nghi ngờ của Bộ Quốc phòng Nga có tan biến, sau khi kết thúc các bài kiểm tra cấp Nhà nước đối với MiG-35 hay không?
Tuy nhiên, việc sản xuất hàng loạt những chiếc MiG-35 sẽ phải được tiến hành, vì Nga cần phải thay thế dần 120 chiếc MiG-29, thuộc nhiều phiên bản, đang hoạt động trong lực lượng Không quân.
Ngoài ra, nhiều quốc gia khác nhau cũng đang sử dụng MiG-29 và họ có thể muốn nâng cấp máy bay chiến đấu hạng nhẹ của họ, với khoảng 50 đơn đặt hàng tiềm năng. Và rất có thể, MiG-35 sẽ thắng trong cuộc đấu thầu mua 110 máy bay chiến đấu đa năng hạng trung (MMRCA2.0) tới đây của Ấn Độ.
Các cuộc thử nghiệm bay của MiG-35 tại nhà máy đã diễn ra trong suốt năm 2017. Đối với các cuộc thử nghiệm cấp nhà nước, được tiến hành ở Lukhovitsy, trong 6 chiếc MiG-35 đã được chế tạo, có 3 chiếc MiG-35S một chỗ ngồi và 3 chiếc MiG-35UB huấn luyện hai chỗ ngồi.
Và gần ba năm nay, 6 chiếc MiG-35 này đã được thử nghiệm ở nhiều chế độ bay khác nhau. Chính chúng là những chiếc MiG-35 đầu tiên, được cho là sẽ được giao cho đội nhào lộn trên không Swifts nổi tiếng của Nga. Nguồn ảnh: Pinterest.
Máy bay chiến đấu hạng nặng MiG-23 trong biên chế của Không quân Triều Tiên. Nguồn: KCNA.