Vào ngày 9/6/2021, Hải quân Mỹ đã bắt đầu nghiên cứu và phát triển loại tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường thế hệ tiếp theo. Các tàu mới được kỳ vọng sẽ trở thành xương sống của hạm đội nước này trong thế kỷ 21 và sẽ có mức độ tự động hóa cao để giảm số lượng thủy thủ đoàn so với các tàu hiện tại trong hạm đội.Mỹ hiện sở hữu hạm đội tàu khu trục và tàu tuần dương lớn nhất thế giới, bao gồm 22 tàu tuần dương lớp Ticonderoga, 68 tàu khu trục lớp Arleigh Burke và hai tàu khu trục tàng hình Lớp Zumwalt.Trong số này, chỉ có Zumwalt là thiết kế thời hậu Chiến tranh Lạnh, đây là một trong những tàu chiến gặp nhiều vấn đề nhất, khiến Mỹ đã phải giảm đơn đặt hàng từ 32 chiếc xuống chỉ còn 3 chiếc, hiệu suất hoạt động vẫn ở mức thấp và giá mỗi chiếc tăng lên 7 tỷ USD, gần gấp 7 lần giá của một tàu khu trục thông thường.Lớp tàu khu trục thế hệ tiếp theo của Mỹ dự kiến sẽ được thiết kế để thay thế toàn bộ các tàu chiến lớp Arleigh Burke và Ticonderoga, hiện vẫn còn 90 tàu hoạt động trong biên chế và tàu Zumwalt đang gặp nhiều lỗi kỹ thuật dự kiến cũng sẽ nghỉ hưu sớm.Việc lớp Ticonderoga bị rút khỏi biên chế mà không có tàu tuần dương khác thay thế, có thể khiến loại tàu chiến này trở thành tàu tuần dương cuối cùng được chế tạo cho Hải quân phương Tây trong nhiều thập kỷ tới.Chiếc đầu tiên trong dự án tàu khu trục mới dự kiến sẽ bắt đầu được đóng vào năm 2028 và sẽ được chuyển giao vào năm 2032, tuy nhiên việc bảo đảm tiến độ giao hàng chỉ 4 năm sau khi con tàu được đặt đóng cũng là một mục tiêu khó có thể đạt được.Những con tàu đầu tiên dự kiến bị thay thế là tàu tuần dương lớp Ticonderoga, lớp tàu này được sản xuất từ năm 1980 và được hoạt động lâu hơn dự kiến do phần lớn ngân sách bị cắt giảm sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, cũng như những khó khăn của Mỹ trong những năm gần đây khi phát triển tàu chiến mới.Còn các tàu lớp Arleigh Burke đã được sản xuất từ năm 1988, một phần do sự cố của lớp tàu chiến Zumwalt nên Arleigh Burke vẫn được đặt hàng cho đến ngày nay với biến thể Flight III mới, với hỏa lực và hệ thống điện tử trên tàu được cải tiến.Cả hai lớp tàu hiện tại đều thiếu khả năng tàng hình so với các đối thủ cạnh tranh như tàu Type 055 của Trung Quốc, hoặc các tính năng như radar băng tần kép mà các tàu mới của Trung Quốc đang trang bị.Những hạn chế trên dự kiến sẽ được giải quyết trên thiết kế của các tàu khu trục mới. Các chương trình tàu khu trục mới của Trung Quốc đã được chứng minh là ít gặp vấn đề hơn nhiều so với lớp tàu Zumwalt và mang lại cho tàu Trung Quốc những lợi thế về hiệu suất đáng kể so với Mỹ.Một số nhà phân tích đã tỏ ra bi quan về khả năng của lớp tàu khu trục thế hệ tiếp theo, do sự thất bại của cả dự án tàu khu trục lớp Zumwalt và dự án tàu chiến đấu Littoral - loại tàu có thiết kế nhỏ hơn và cũng chỉ được hoạt động trong biên chế 15 năm.Nhiều chuyên gia quân sự đã chỉ ra thực tế là hai chương trình tàu chiến thất bại trên đã bổ sung cho Mỹ nhiều kinh nghiệm độc đáo về phát triển tàu chiến có khả năng tàng hình và sẽ cung cấp những bài học quan trọng về những sai lầm cần tránh.Các tàu thế hệ tiếp theo sẽ được tập trung thiết kế với thân tàu mới, hệ thống năng lượng tích hợp hiệu quả và độ bền vượt trội. Các tàu dự kiến sẽ có trên 100 hầm chứa tên lửa tầm xa trở lên, so với 90 trên Arleigh Burke, 96 trên Burke Flight III, 122 trên Ticonderoga và 112 trên Type 055 của Trung Quốc.Hiện vẫn chưa chắc chắn những tàu chiến mới của Mỹ có trang bị giếng tên lửa Mk 41 hay không, nhưng hầm chứa của các tàu khu trục và tuần dương hạm hiện tại của Mỹ có thể cho phép sử dụng tất cả các loại tên lửa.Lớp tàu chiến mới dự kiến sẽ ít tham vọng hơn và sẽ giữ lại nhiều tính năng tiên tiến của lớp Arleigh Burke Flight III để giảm rủi ro, giảm thời gian phát triển và chi phí nghiên cứu sản xuất.Với việc Trung Quốc tiếp tục theo đuổi các thiết kế tàu chiến đầy tham vọng như chương trình Type 055, thì Mỹ chắc chắn sẽ phát triển một chương trình tàu chiến tham vọng tương xứng vì Trung Quốc vẫn là đối thủ cạnh tranh duy nhất của Mỹ trên biển. Nguồn ảnh: Flickr. Trung Quốc đã tiến hóa từ lực lượng tuần duyên thành lực lượng hải quân lớn nhất thế giới trong bao lâu? Nguồn: MilitaryTV.
Vào ngày 9/6/2021, Hải quân Mỹ đã bắt đầu nghiên cứu và phát triển loại tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường thế hệ tiếp theo. Các tàu mới được kỳ vọng sẽ trở thành xương sống của hạm đội nước này trong thế kỷ 21 và sẽ có mức độ tự động hóa cao để giảm số lượng thủy thủ đoàn so với các tàu hiện tại trong hạm đội.
Mỹ hiện sở hữu hạm đội tàu khu trục và tàu tuần dương lớn nhất thế giới, bao gồm 22 tàu tuần dương lớp Ticonderoga, 68 tàu khu trục lớp Arleigh Burke và hai tàu khu trục tàng hình Lớp Zumwalt.
Trong số này, chỉ có Zumwalt là thiết kế thời hậu Chiến tranh Lạnh, đây là một trong những tàu chiến gặp nhiều vấn đề nhất, khiến Mỹ đã phải giảm đơn đặt hàng từ 32 chiếc xuống chỉ còn 3 chiếc, hiệu suất hoạt động vẫn ở mức thấp và giá mỗi chiếc tăng lên 7 tỷ USD, gần gấp 7 lần giá của một tàu khu trục thông thường.
Lớp tàu khu trục thế hệ tiếp theo của Mỹ dự kiến sẽ được thiết kế để thay thế toàn bộ các tàu chiến lớp Arleigh Burke và Ticonderoga, hiện vẫn còn 90 tàu hoạt động trong biên chế và tàu Zumwalt đang gặp nhiều lỗi kỹ thuật dự kiến cũng sẽ nghỉ hưu sớm.
Việc lớp Ticonderoga bị rút khỏi biên chế mà không có tàu tuần dương khác thay thế, có thể khiến loại tàu chiến này trở thành tàu tuần dương cuối cùng được chế tạo cho Hải quân phương Tây trong nhiều thập kỷ tới.
Chiếc đầu tiên trong dự án tàu khu trục mới dự kiến sẽ bắt đầu được đóng vào năm 2028 và sẽ được chuyển giao vào năm 2032, tuy nhiên việc bảo đảm tiến độ giao hàng chỉ 4 năm sau khi con tàu được đặt đóng cũng là một mục tiêu khó có thể đạt được.
Những con tàu đầu tiên dự kiến bị thay thế là tàu tuần dương lớp Ticonderoga, lớp tàu này được sản xuất từ năm 1980 và được hoạt động lâu hơn dự kiến do phần lớn ngân sách bị cắt giảm sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, cũng như những khó khăn của Mỹ trong những năm gần đây khi phát triển tàu chiến mới.
Còn các tàu lớp Arleigh Burke đã được sản xuất từ năm 1988, một phần do sự cố của lớp tàu chiến Zumwalt nên Arleigh Burke vẫn được đặt hàng cho đến ngày nay với biến thể Flight III mới, với hỏa lực và hệ thống điện tử trên tàu được cải tiến.
Cả hai lớp tàu hiện tại đều thiếu khả năng tàng hình so với các đối thủ cạnh tranh như tàu Type 055 của Trung Quốc, hoặc các tính năng như radar băng tần kép mà các tàu mới của Trung Quốc đang trang bị.
Những hạn chế trên dự kiến sẽ được giải quyết trên thiết kế của các tàu khu trục mới. Các chương trình tàu khu trục mới của Trung Quốc đã được chứng minh là ít gặp vấn đề hơn nhiều so với lớp tàu Zumwalt và mang lại cho tàu Trung Quốc những lợi thế về hiệu suất đáng kể so với Mỹ.
Một số nhà phân tích đã tỏ ra bi quan về khả năng của lớp tàu khu trục thế hệ tiếp theo, do sự thất bại của cả dự án tàu khu trục lớp Zumwalt và dự án tàu chiến đấu Littoral - loại tàu có thiết kế nhỏ hơn và cũng chỉ được hoạt động trong biên chế 15 năm.
Nhiều chuyên gia quân sự đã chỉ ra thực tế là hai chương trình tàu chiến thất bại trên đã bổ sung cho Mỹ nhiều kinh nghiệm độc đáo về phát triển tàu chiến có khả năng tàng hình và sẽ cung cấp những bài học quan trọng về những sai lầm cần tránh.
Các tàu thế hệ tiếp theo sẽ được tập trung thiết kế với thân tàu mới, hệ thống năng lượng tích hợp hiệu quả và độ bền vượt trội. Các tàu dự kiến sẽ có trên 100 hầm chứa tên lửa tầm xa trở lên, so với 90 trên Arleigh Burke, 96 trên Burke Flight III, 122 trên Ticonderoga và 112 trên Type 055 của Trung Quốc.
Hiện vẫn chưa chắc chắn những tàu chiến mới của Mỹ có trang bị giếng tên lửa Mk 41 hay không, nhưng hầm chứa của các tàu khu trục và tuần dương hạm hiện tại của Mỹ có thể cho phép sử dụng tất cả các loại tên lửa.
Lớp tàu chiến mới dự kiến sẽ ít tham vọng hơn và sẽ giữ lại nhiều tính năng tiên tiến của lớp Arleigh Burke Flight III để giảm rủi ro, giảm thời gian phát triển và chi phí nghiên cứu sản xuất.
Với việc Trung Quốc tiếp tục theo đuổi các thiết kế tàu chiến đầy tham vọng như chương trình Type 055, thì Mỹ chắc chắn sẽ phát triển một chương trình tàu chiến tham vọng tương xứng vì Trung Quốc vẫn là đối thủ cạnh tranh duy nhất của Mỹ trên biển. Nguồn ảnh: Flickr.
Trung Quốc đã tiến hóa từ lực lượng tuần duyên thành lực lượng hải quân lớn nhất thế giới trong bao lâu? Nguồn: MilitaryTV.