Trong 20 năm qua, Mỹ đã thất bại trong nhiều lĩnh vực vũ khí công nghệ cao. Trong số đó, chắc chắn phải kể đến 3 tàu khu trục tên lửa tàng hình 10.000 tấn lớp Zumwalt. Họ đã chi ít nhất gần 1 tỷ USD, cho việc nghiên cứu và phát triển các loại pháo chính tiên tiến cỡ nòng lớn.Ngày 25/4 vừa qua, trang web "Navy News" của Hải quân Pháp đưa tin, Hải quân Mỹ một lần nữa xác nhận rằng "Hệ thống pháo tiên tiến AGS", cỡ nòng 155mm, có tháp pháo tàng hình của tàu khu trục tàng hình lớp Zumwalt, sẽ bị dỡ bỏ hết vào giữa tháng 5 này.Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường tàng hình lớp Zumwalt, được phát triển vào cuối những năm 1990, khi Chiến tranh Lạnh vừa kết thúc. Lúc này Hải quân Mỹ hùng mạnh đến mức "bất khả chiến bại trên đỉnh cao"; nhưng họ vẫn muốn phát triển một loạt tàu chiến đấu, có khả năng tàng hình, để bắt kịp với không quân.So với các tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường trang bị hệ thống chiến đấu Aegis lớp Arleigh Burke, lúc này vẫn đang được đóng với số lượng lớn trong cùng thời kỳ, thì tàu chiến lớp Zumwalt có nhiều thiết kế mang tính cách mạng.Với lượng choán nước lên tới 14.000 tấn, Zumwalt còn lớn hơn cả tuần dương hạm lớp Ticonderoga và lớp Arleigh Burke; tàu áp dụng thiết kế tàng hình toàn diện, mũi tàu xuyên vát để giảm phản xạ radar.Tàu lớp Zumwalt được trang bị hệ thống điện tử hiện đại với radar mảng pha, chiến tranh điện tử và thông tin liên lạc được tích hợp trong cấu trúc thượng tầng (tần số vô tuyến tích hợp); động cơ đẩy hoàn toàn bằng điện, với công suất rất lớn, cho tàu tốc độ tối đa tới 40 hải lý/giờ.Về vũ khí, tàu lớp Zumwalt được trang bị hệ thống phóng thẳng đứng (VLS) tiên tiến MK57, được bố trí xung quanh tàu. Trước đây, pháo hải quân chính trên các tàu khu trục của Hải quân Mỹ, là loại 127mm MK45, không đủ tầm bắn và uy lực để hỗ trợ cho lực lượng chiến đấu mặt đất ở khoảng cách an toàn.Sau này pháo hải quân MK71 có cỡ nòng 203mm, lần đầu tiên được thử nghiệm trên tàu vào năm 1975; nhưng sau thời gian tồn tại ngắn, nó bị loại bỏ vào năm 1978, vì nó không thể bắn đạn pháo tăng tầm.Pháo ray điện từ là lựa chọn hàng đầu của tàu chiến lớp Zumwalt, nhưng việc phát triển nó cực kỳ khó khăn. Cho đến nay, pháo điện từ vẫn chưa thể đưa vào sử dụng thực tế, vì nhiều khó khăn kỹ thuật chưa thể vượt qua.Trước tình hình trên, vào năm 1996, công ty BAE Systems của Anh nhận được hợp đồng phát triển pháo hải quân cỡ lớn, sử dụng thuốc phóng truyền thống cho các tàu khu trục lớp Zumwalt và họ đã chọn cỡ nòng 155mm, thường được sử dụng trên các pháo tự hành của phương Tây, nhằm giảm chi phí.Pháo hải quân AGS là loại pháo hải quân tầm xa, cỡ nòng 155mm, chiều dài nòng pháo gấp 62 lần cỡ đạn (155mm×62), tổng trọng lượng lên tới 104 tấn, nặng hơn loại pháo MK45 đến 21 tấn và cũng nặng hơn nhiều so với khẩu MK71 đến 26 tấn.Để nâng cao khả năng tàng hình, khi không bắn, nòng pháo của AGS có thể được dấu vào hoàn toàn trong tháp pháo; tuy nhiên tốc độ bắn của AGS chỉ là 10 viên / phút, thấp hơn của MK45 (20 viên/phút) và cũng thấp hơn so với khẩu MK71 (12 viên/phút).Sau khi có được hợp đồng phát triển đầu tiên trị giá 376 triệu USD vào năm 2005, Hải quân Mỹ đã phân bổ gần 1 tỷ USD cho BAE Systems và Lockheed Martin để phát triển loại pháo hải quân tiên tiến này.Điểm mà AGS thực sự tiên tiến là ở việc sử dụng các loại đạn tấn công dẫn đường chính xác (LRLAP). Đây là loại đạn có điều khiển, được dẫn đường với vệ tinh GPS và dẫn đường quán tính tổng hợp INS, có tầm bắn lên đến 109 km và độ chính xác (CEP) đến 50 mét. Mức chính xác cao hơn nhiều so với hải pháo thông thường.Nhưng lý tưởng thì rất đẹp, còn thực tế thì rất mỏng manh. Khi tổng số lượng tàu chiến lớp Zumwalt giảm sốc từ 32 xuống còn 3 chiếc, nên giá của một viên đạn pháo này đã tăng vọt từ 30.000 USD ban đầu, lên thành 800.000 USD/quả. Trong khi đó, tên lửa hành trình Tomahawk chỉ có 1,5 triệu USD/quả.Giờ đây, sau những lần chậm tiến độ kéo dài, đặc biệt là với hệ thống quản lý chiến đấu C4I, cuối cùng chiếc USS Zumwalt (DDG-1000) và USS Michael (DDG-1001) đã được đưa vào hoạt động. Trong khi chiếc USS Den Johnson đang được thử nghiệm và đã tháo dỡ khẩu AGS ra khỏi trang bị.Năm ngoái Hải quân Mỹ tiết lộ rằng, sau khi hai khẩu AGS trên mũi của mỗi tàu lớp Zumwalt bị loại bỏ, phần không gian còn lại sẽ được trang bị cho việc trang bị vũ khí siêu thanh tầm trung và tầm xa (LRHW), được hợp tác phát triển bởi Lục quân / Hải quân Mỹ.Tên lửa lướt siêu thanh đã được thử nghiệm thành công hai lần vào năm 2017 và 2020. Nó được lên kế hoạch trang bị cho Quân đội Mỹ vào năm 2023. Hệ thống phóng di động dòng kép gắn trên xe, đã được chuyển giao cho Quân đội Mỹ với tầm bắn lên tới 2.700 km.Tuy nhiên, do tên lửa LRHW rất lớn, nên MK57 không thể chứa được và hệ thống phóng thẳng đứng trên tàu Zumwalt nhất định phải được phát triển lại. Do đó, lớp Zumwalt sẽ không được trang bị tên lửa siêu thanh sớm hơn năm 2025. Như vậy, Zumwalt tiếp tục là con tàu đắt đỏ nhất mà chưa được vũ trang.
Trong 20 năm qua, Mỹ đã thất bại trong nhiều lĩnh vực vũ khí công nghệ cao. Trong số đó, chắc chắn phải kể đến 3 tàu khu trục tên lửa tàng hình 10.000 tấn lớp Zumwalt. Họ đã chi ít nhất gần 1 tỷ USD, cho việc nghiên cứu và phát triển các loại pháo chính tiên tiến cỡ nòng lớn.
Ngày 25/4 vừa qua, trang web "Navy News" của Hải quân Pháp đưa tin, Hải quân Mỹ một lần nữa xác nhận rằng "Hệ thống pháo tiên tiến AGS", cỡ nòng 155mm, có tháp pháo tàng hình của tàu khu trục tàng hình lớp Zumwalt, sẽ bị dỡ bỏ hết vào giữa tháng 5 này.
Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường tàng hình lớp Zumwalt, được phát triển vào cuối những năm 1990, khi Chiến tranh Lạnh vừa kết thúc. Lúc này Hải quân Mỹ hùng mạnh đến mức "bất khả chiến bại trên đỉnh cao"; nhưng họ vẫn muốn phát triển một loạt tàu chiến đấu, có khả năng tàng hình, để bắt kịp với không quân.
So với các tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường trang bị hệ thống chiến đấu Aegis lớp Arleigh Burke, lúc này vẫn đang được đóng với số lượng lớn trong cùng thời kỳ, thì tàu chiến lớp Zumwalt có nhiều thiết kế mang tính cách mạng.
Với lượng choán nước lên tới 14.000 tấn, Zumwalt còn lớn hơn cả tuần dương hạm lớp Ticonderoga và lớp Arleigh Burke; tàu áp dụng thiết kế tàng hình toàn diện, mũi tàu xuyên vát để giảm phản xạ radar.
Tàu lớp Zumwalt được trang bị hệ thống điện tử hiện đại với radar mảng pha, chiến tranh điện tử và thông tin liên lạc được tích hợp trong cấu trúc thượng tầng (tần số vô tuyến tích hợp); động cơ đẩy hoàn toàn bằng điện, với công suất rất lớn, cho tàu tốc độ tối đa tới 40 hải lý/giờ.
Về vũ khí, tàu lớp Zumwalt được trang bị hệ thống phóng thẳng đứng (VLS) tiên tiến MK57, được bố trí xung quanh tàu. Trước đây, pháo hải quân chính trên các tàu khu trục của Hải quân Mỹ, là loại 127mm MK45, không đủ tầm bắn và uy lực để hỗ trợ cho lực lượng chiến đấu mặt đất ở khoảng cách an toàn.
Sau này pháo hải quân MK71 có cỡ nòng 203mm, lần đầu tiên được thử nghiệm trên tàu vào năm 1975; nhưng sau thời gian tồn tại ngắn, nó bị loại bỏ vào năm 1978, vì nó không thể bắn đạn pháo tăng tầm.
Pháo ray điện từ là lựa chọn hàng đầu của tàu chiến lớp Zumwalt, nhưng việc phát triển nó cực kỳ khó khăn. Cho đến nay, pháo điện từ vẫn chưa thể đưa vào sử dụng thực tế, vì nhiều khó khăn kỹ thuật chưa thể vượt qua.
Trước tình hình trên, vào năm 1996, công ty BAE Systems của Anh nhận được hợp đồng phát triển pháo hải quân cỡ lớn, sử dụng thuốc phóng truyền thống cho các tàu khu trục lớp Zumwalt và họ đã chọn cỡ nòng 155mm, thường được sử dụng trên các pháo tự hành của phương Tây, nhằm giảm chi phí.
Pháo hải quân AGS là loại pháo hải quân tầm xa, cỡ nòng 155mm, chiều dài nòng pháo gấp 62 lần cỡ đạn (155mm×62), tổng trọng lượng lên tới 104 tấn, nặng hơn loại pháo MK45 đến 21 tấn và cũng nặng hơn nhiều so với khẩu MK71 đến 26 tấn.
Để nâng cao khả năng tàng hình, khi không bắn, nòng pháo của AGS có thể được dấu vào hoàn toàn trong tháp pháo; tuy nhiên tốc độ bắn của AGS chỉ là 10 viên / phút, thấp hơn của MK45 (20 viên/phút) và cũng thấp hơn so với khẩu MK71 (12 viên/phút).
Sau khi có được hợp đồng phát triển đầu tiên trị giá 376 triệu USD vào năm 2005, Hải quân Mỹ đã phân bổ gần 1 tỷ USD cho BAE Systems và Lockheed Martin để phát triển loại pháo hải quân tiên tiến này.
Điểm mà AGS thực sự tiên tiến là ở việc sử dụng các loại đạn tấn công dẫn đường chính xác (LRLAP). Đây là loại đạn có điều khiển, được dẫn đường với vệ tinh GPS và dẫn đường quán tính tổng hợp INS, có tầm bắn lên đến 109 km và độ chính xác (CEP) đến 50 mét. Mức chính xác cao hơn nhiều so với hải pháo thông thường.
Nhưng lý tưởng thì rất đẹp, còn thực tế thì rất mỏng manh. Khi tổng số lượng tàu chiến lớp Zumwalt giảm sốc từ 32 xuống còn 3 chiếc, nên giá của một viên đạn pháo này đã tăng vọt từ 30.000 USD ban đầu, lên thành 800.000 USD/quả. Trong khi đó, tên lửa hành trình Tomahawk chỉ có 1,5 triệu USD/quả.
Giờ đây, sau những lần chậm tiến độ kéo dài, đặc biệt là với hệ thống quản lý chiến đấu C4I, cuối cùng chiếc USS Zumwalt (DDG-1000) và USS Michael (DDG-1001) đã được đưa vào hoạt động. Trong khi chiếc USS Den Johnson đang được thử nghiệm và đã tháo dỡ khẩu AGS ra khỏi trang bị.
Năm ngoái Hải quân Mỹ tiết lộ rằng, sau khi hai khẩu AGS trên mũi của mỗi tàu lớp Zumwalt bị loại bỏ, phần không gian còn lại sẽ được trang bị cho việc trang bị vũ khí siêu thanh tầm trung và tầm xa (LRHW), được hợp tác phát triển bởi Lục quân / Hải quân Mỹ.
Tên lửa lướt siêu thanh đã được thử nghiệm thành công hai lần vào năm 2017 và 2020. Nó được lên kế hoạch trang bị cho Quân đội Mỹ vào năm 2023. Hệ thống phóng di động dòng kép gắn trên xe, đã được chuyển giao cho Quân đội Mỹ với tầm bắn lên tới 2.700 km.
Tuy nhiên, do tên lửa LRHW rất lớn, nên MK57 không thể chứa được và hệ thống phóng thẳng đứng trên tàu Zumwalt nhất định phải được phát triển lại. Do đó, lớp Zumwalt sẽ không được trang bị tên lửa siêu thanh sớm hơn năm 2025. Như vậy, Zumwalt tiếp tục là con tàu đắt đỏ nhất mà chưa được vũ trang.