Siêu tàu khu trục lớp Zumwalt với thiết kế đột phá cùng kho vũ khí cực hiện đại được cho là đã mở ra một trang sử mới, định nghĩa lại khả năng tác chiến trên biển của hải quân thế giới.Dựa vào hình dáng độc đáo, trang thiết bị điện tử đỉnh cao cùng kho vũ khí khủng khiếp, khu trục hạm lớp Zumwalt được mệnh danh là chiến hạm đến từ tương lai.Ngay từ lúc đặt đóng cho tới khi chính thức đi vào hoạt động, tàu khu trục Zumwalt được coi là kho vũ khí phi hạt nhân đáng sợ trên biển, thuộc hàng mạnh mẽ nhất hiện nay.Qua các cuộc thử nghiệm, hải quân Mỹ khẳng định rằng khu trục lớp Zumwalt cho thấy hiệu năng vượt trội và cho kết quả tốt hơn cả mong đợi.Với 80 tên lửa, đây là khu trục hạm có số tên lửa trực chiến nhiều nhất thế giới. Nhờ cụm 80 bệ thống phóng thẳng đứng mới nhất Mk 57, tàu khu trục lớp Zumwalt có thể tấn công nhiều mục tiêu cùng lúc.Mặc dù vậy mới đây tại Mỹ đã xuất hiện nhiều câu hỏi đã liên quan đến bản chất của cuộc huấn luyện diễn ra vào cuối năm 2020 của tàu khu trục tên lửa tàng hình USS Zumwalt.Theo thông báo, tàu chiến mới nhất của hải quân Mỹ đã thực hiện việc tấn công mục tiêu bằng pháo Mk 46 Mod.2 GWS. Đồng thời nó còn sử dụng cả bệ pháo 30 mm Mk 44 Bushmaster II "theo nhiều hướng tấn công".Đáng ngạc nhiên là những tuyên bố này lại trở thành một lý do khác để chỉ trích chương trình sử dụng tàu khu trục tàng hình thế hệ mới của hải quân Mỹ.Cụ thể, báo chí lưu ý rằng chương trình chế tạo con tàu tiêu tốn tới hàng tỷ USD và nó vốn được định vị là một trong những phương tiện tấn công chính.USS Zumwalt sẽ có khả năng phá hủy cơ sở hạ tầng ven biển và tàu chiến lớn của đối phương từ khoảng cách xa, ngày nay đã trở thành một "tàu pháo đắt tiền".Sở dĩ có nhận định trên là bởi phần lớn những gì được lên kế hoạch lắp đặt ban đầu (bao gồm cả thiết bị radar và vũ khí) đều không có mặt, hoặc bị loại bỏ hoàn toàn sau lần triển khai đầu tiên.Sự hoài nghi cũng liên quan đến thực tế là các cuộc huấn luyện của tàu khu trục tàng hình Zumwalt được thực hiện mà không sử dụng tên lửa mà chỉ huy động các khẩu pháo 30 mm nói trên.Về vấn đề này, hải quân Mỹ lưu ý rằng nhiều khả năng những dự báo về việc hoán cải công năng đối với chiến hạm lớp Zumwalt từ tàu khu trục tấn công tên lửa ở vùng biển xa thành tàu hỗ trợ đổ bộ sẽ diễn ra.Trước đó, tư lệnh hải quân Mỹ đã đưa ra những tuyên bố rằng do "sự phức tạp với một số loại vũ khí của Zumwalt, nó có thể được định hướng lại để hỗ trợ cho các hoạt động của thủy quân lục chiến".Cần nhắc lại rằng ban đầu Washington dự kiến đặt mua 32 chiếc tàu lớp này cho hải quân Mỹ. Nhưng sau đó, khi các vấn đề lần lượt xuất hiện (bao gồm cả chi phí tăng cao), Lầu Năm Góc đã quyết định chỉ cần 3 - 4 tàu là đủ, thậm chí con số này có nguy cơ dừng lại ở 2 tàu. Khu trục hạm Zumwalt của Mỹ lần đầu tiên thử nghiệm tên lửa.
Siêu tàu khu trục lớp Zumwalt với thiết kế đột phá cùng kho vũ khí cực hiện đại được cho là đã mở ra một trang sử mới, định nghĩa lại khả năng tác chiến trên biển của hải quân thế giới.
Dựa vào hình dáng độc đáo, trang thiết bị điện tử đỉnh cao cùng kho vũ khí khủng khiếp, khu trục hạm lớp Zumwalt được mệnh danh là chiến hạm đến từ tương lai.
Ngay từ lúc đặt đóng cho tới khi chính thức đi vào hoạt động, tàu khu trục Zumwalt được coi là kho vũ khí phi hạt nhân đáng sợ trên biển, thuộc hàng mạnh mẽ nhất hiện nay.
Qua các cuộc thử nghiệm, hải quân Mỹ khẳng định rằng khu trục lớp Zumwalt cho thấy hiệu năng vượt trội và cho kết quả tốt hơn cả mong đợi.
Với 80 tên lửa, đây là khu trục hạm có số tên lửa trực chiến nhiều nhất thế giới. Nhờ cụm 80 bệ thống phóng thẳng đứng mới nhất Mk 57, tàu khu trục lớp Zumwalt có thể tấn công nhiều mục tiêu cùng lúc.
Mặc dù vậy mới đây tại Mỹ đã xuất hiện nhiều câu hỏi đã liên quan đến bản chất của cuộc huấn luyện diễn ra vào cuối năm 2020 của tàu khu trục tên lửa tàng hình USS Zumwalt.
Theo thông báo, tàu chiến mới nhất của hải quân Mỹ đã thực hiện việc tấn công mục tiêu bằng pháo Mk 46 Mod.2 GWS. Đồng thời nó còn sử dụng cả bệ pháo 30 mm Mk 44 Bushmaster II "theo nhiều hướng tấn công".
Đáng ngạc nhiên là những tuyên bố này lại trở thành một lý do khác để chỉ trích chương trình sử dụng tàu khu trục tàng hình thế hệ mới của hải quân Mỹ.
Cụ thể, báo chí lưu ý rằng chương trình chế tạo con tàu tiêu tốn tới hàng tỷ USD và nó vốn được định vị là một trong những phương tiện tấn công chính.
USS Zumwalt sẽ có khả năng phá hủy cơ sở hạ tầng ven biển và tàu chiến lớn của đối phương từ khoảng cách xa, ngày nay đã trở thành một "tàu pháo đắt tiền".
Sở dĩ có nhận định trên là bởi phần lớn những gì được lên kế hoạch lắp đặt ban đầu (bao gồm cả thiết bị radar và vũ khí) đều không có mặt, hoặc bị loại bỏ hoàn toàn sau lần triển khai đầu tiên.
Sự hoài nghi cũng liên quan đến thực tế là các cuộc huấn luyện của tàu khu trục tàng hình Zumwalt được thực hiện mà không sử dụng tên lửa mà chỉ huy động các khẩu pháo 30 mm nói trên.
Về vấn đề này, hải quân Mỹ lưu ý rằng nhiều khả năng những dự báo về việc hoán cải công năng đối với chiến hạm lớp Zumwalt từ tàu khu trục tấn công tên lửa ở vùng biển xa thành tàu hỗ trợ đổ bộ sẽ diễn ra.
Trước đó, tư lệnh hải quân Mỹ đã đưa ra những tuyên bố rằng do "sự phức tạp với một số loại vũ khí của Zumwalt, nó có thể được định hướng lại để hỗ trợ cho các hoạt động của thủy quân lục chiến".
Cần nhắc lại rằng ban đầu Washington dự kiến đặt mua 32 chiếc tàu lớp này cho hải quân Mỹ. Nhưng sau đó, khi các vấn đề lần lượt xuất hiện (bao gồm cả chi phí tăng cao), Lầu Năm Góc đã quyết định chỉ cần 3 - 4 tàu là đủ, thậm chí con số này có nguy cơ dừng lại ở 2 tàu.
Khu trục hạm Zumwalt của Mỹ lần đầu tiên thử nghiệm tên lửa.