Theo trang web của Hiệp hội Nghiên cứu Hải quân Mỹ, Đô đốc Hải quân Mỹ Jeffrey Trussler tuyên bố rằng, Trung Quốc có thể tiếp tục đầu tư vào tên lửa đạn đạo chống hạm, nhưng nếu xung đột giữa Trung Quốc và Mỹ nổ ra, Trung Quốc có thể không giành được chiến thắng.Trussler nói rằng Hải quân Mỹ đã chú ý đến các chương trình phát triển tên lửa của Trung Quốc từ lâu, trong đó có tên lửa đạn đạo chống hạm Dongfeng-21D, được mệnh danh là "sát thủ diệt tàu sân bay".Không thể nói liệu Trung Quốc có "triển khai đầy đủ" tên lửa đạn đạo DF-21D hay không, nhưng ông Trussler nhấn mạnh, Hải quân Mỹ luôn theo dõi các hành động của đối thủ, có thể ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải của nước này.Trussler phát biểu "tôi không có ý định cung cấp thêm chi tiết về những gì chúng tôi biết và những gì chúng tôi chưa biết. Nhưng tôi có thể khẳng định, Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều tiền vào việc phát triển năng lực tên lửa chống hạm, được cho là mối đe dọa lớn đối với các tàu chiến Mỹ ở Biển Đông và Hoa Đông".Chương trình phát triển tên lửa chống hạm của Trung Quốc là một vấn đề chúng tôi sẽ hết sức lưu ý. Vụ việc này đã ảnh hưởng đến các đồng minh của chúng tôi trong khu vực. Sự phát triển của Trung Quốc đối với các tên lửa chống hạm này là đáng lo ngại.Chúng tôi đã triển khai nghiên cứu phát triển một loạt các phương tiện đặc biệt cho Hải quân Mỹ, để có thể đối phó hiệu quả với các loại tên lửa chống hạm của Trung Quốc, nhất là tên lửa đạn đạo như DF-21D.Hiện tại chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ chương trình này của Trung Quốc. Tôi hy vọng Mỹ tiếp tục đầu tư tiền vào những phương tiện, có thể ngăn chặn hiệu quả vũ khí chống hạm của Trung Quốc. Nhưng đây không phải là cách chúng ta giành chiến thắng, trong cuộc chiến tiếp theo.Trung Quốc trước đó đã phóng tên lửa Dongfeng-26B và Dongfeng-21D trên Biển Đông vào tháng 8 năm ngoái. Trussler cho biết, Hải quân Mỹ đã theo dõi vụ phóng tên lửa Dongfeng-26, có tầm bắn khoảng 4.000 km.Lý do Trung Quốc tập trung đầu tư vào loại tên lửa đạn đạo chống hạm, do loại tên lửa này có tầm bắn rất xa; điều này có thể gây khó khăn cho quân đội Mỹ, khi tham chiến ở chuỗi đảo thứ nhất.Khi chuẩn bị cho cuộc xung đột có thể xảy ra với Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ nhấn mạnh, sự cần thiết của các hoạt động phi tập trung, bao gồm giữa các đảo và căn cứ quân sự ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.Thủy quân lục chiến Mỹ cũng đang trang bị một tên lửa chống hạm trên đất liền (có thể lắp trên phương tiện chiến thuật hạng nhẹ của họ) và dự kiến sử dụng vũ khí này trên các căn cứ viễn chinh của Hải quân Mỹ ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.Ngoài ra Mỹ cũng đang nghiên cứu những chiến lược có thể đột phá qua "hàng rào" chống tiếp cận/chống phong tỏa khu vực (A2/AD) của Trung Quốc bằng các loại vũ khí công nghệ cao như máy bay ném bom tàng hình kiểu mới B-21, tên lửa hành trình Tomahawk Block V; có thể xuyên qua hệ thống phòng không của Trung Quốc, phá hủy các bệ phóng tên lửa DF-21D. DF-41 - loại tên lửa Trung Quốc gây "ám ảnh" lớn nhất tới Mỹ và phương Tây.
Theo trang web của Hiệp hội Nghiên cứu Hải quân Mỹ, Đô đốc Hải quân Mỹ Jeffrey Trussler tuyên bố rằng, Trung Quốc có thể tiếp tục đầu tư vào tên lửa đạn đạo chống hạm, nhưng nếu xung đột giữa Trung Quốc và Mỹ nổ ra, Trung Quốc có thể không giành được chiến thắng.
Trussler nói rằng Hải quân Mỹ đã chú ý đến các chương trình phát triển tên lửa của Trung Quốc từ lâu, trong đó có tên lửa đạn đạo chống hạm Dongfeng-21D, được mệnh danh là "sát thủ diệt tàu sân bay".
Không thể nói liệu Trung Quốc có "triển khai đầy đủ" tên lửa đạn đạo DF-21D hay không, nhưng ông Trussler nhấn mạnh, Hải quân Mỹ luôn theo dõi các hành động của đối thủ, có thể ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải của nước này.
Trussler phát biểu "tôi không có ý định cung cấp thêm chi tiết về những gì chúng tôi biết và những gì chúng tôi chưa biết. Nhưng tôi có thể khẳng định, Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều tiền vào việc phát triển năng lực tên lửa chống hạm, được cho là mối đe dọa lớn đối với các tàu chiến Mỹ ở Biển Đông và Hoa Đông".
Chương trình phát triển tên lửa chống hạm của Trung Quốc là một vấn đề chúng tôi sẽ hết sức lưu ý. Vụ việc này đã ảnh hưởng đến các đồng minh của chúng tôi trong khu vực. Sự phát triển của Trung Quốc đối với các tên lửa chống hạm này là đáng lo ngại.
Chúng tôi đã triển khai nghiên cứu phát triển một loạt các phương tiện đặc biệt cho Hải quân Mỹ, để có thể đối phó hiệu quả với các loại tên lửa chống hạm của Trung Quốc, nhất là tên lửa đạn đạo như DF-21D.
Hiện tại chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ chương trình này của Trung Quốc. Tôi hy vọng Mỹ tiếp tục đầu tư tiền vào những phương tiện, có thể ngăn chặn hiệu quả vũ khí chống hạm của Trung Quốc. Nhưng đây không phải là cách chúng ta giành chiến thắng, trong cuộc chiến tiếp theo.
Trung Quốc trước đó đã phóng tên lửa Dongfeng-26B và Dongfeng-21D trên Biển Đông vào tháng 8 năm ngoái. Trussler cho biết, Hải quân Mỹ đã theo dõi vụ phóng tên lửa Dongfeng-26, có tầm bắn khoảng 4.000 km.
Lý do Trung Quốc tập trung đầu tư vào loại tên lửa đạn đạo chống hạm, do loại tên lửa này có tầm bắn rất xa; điều này có thể gây khó khăn cho quân đội Mỹ, khi tham chiến ở chuỗi đảo thứ nhất.
Khi chuẩn bị cho cuộc xung đột có thể xảy ra với Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ nhấn mạnh, sự cần thiết của các hoạt động phi tập trung, bao gồm giữa các đảo và căn cứ quân sự ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.
Thủy quân lục chiến Mỹ cũng đang trang bị một tên lửa chống hạm trên đất liền (có thể lắp trên phương tiện chiến thuật hạng nhẹ của họ) và dự kiến sử dụng vũ khí này trên các căn cứ viễn chinh của Hải quân Mỹ ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.
Ngoài ra Mỹ cũng đang nghiên cứu những chiến lược có thể đột phá qua "hàng rào" chống tiếp cận/chống phong tỏa khu vực (A2/AD) của Trung Quốc bằng các loại vũ khí công nghệ cao như máy bay ném bom tàng hình kiểu mới B-21, tên lửa hành trình Tomahawk Block V; có thể xuyên qua hệ thống phòng không của Trung Quốc, phá hủy các bệ phóng tên lửa DF-21D.
DF-41 - loại tên lửa Trung Quốc gây "ám ảnh" lớn nhất tới Mỹ và phương Tây.