Hai tàu sân bay Mỹ là USS Nimizt (CVN-68) và USS Ronald Reagan (CVN-76) cùng các tàu hộ tống đã bắt đầu thực hiện một cuộc tập trận quy mô lớn trên biển Đông từ ngày 4/7 vừa qua. Động thái này diễn ra sau khi Trung Quốc tổ chức tập trận trái phép tại quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) từ hồi đầu tháng 7.
Ảnh: Biên đội hai tàu sân bay Hoa Kỳ và đoàn hộ tống trong cuộc tập trận trên biển Đông. Ảnh: Hải quân Mỹ.Hành động của Mỹ đã khiến truyền thông Trung Quốc vào cuộc, Thời báo Hoàn Cầu đã đưa ra những lời đe dọa rằng: “Trung Quốc có nhiều vũ khí chống tàu sân bay như tên lửa đạn đạo DF-21D và DF-26. Tờ báo này cũng lưu ý thêm rằng mọi khu vực trên biển Đông đều nằm trong tầm ngắm của Giải phóng quân Trung Quốc (PLA) và tàu sân bay Mỹ hoạt động trong khu vực chỉ là ý muốn tùy thích của Trung Quốc.
Ảnh: Biên đội tên lửa đạn đạo DF-26 của Trung Quốc trong một cuộc duyệt binh.Tên lửa đạn đạo DF-21D là phiên bản chống hạm của dòng DF-21. Các anh em của nó là DF-21A với đầu đạn hạt nhân và DF-21C với đầu đạn thông thường. Loại tên lửa này được Trung Quốc công bố lần đầu tiên vào đầu những năm 1990.
Ảnh: Tên lửa đạn đạo DF-21D trên đường phố Bắc Kinh.Với quảng cáo của Trung Quốc rằng những tên lửa DF-21D này có thể bay với tốc độ lên tới Mach 10 và tầm bắn xa 1.500km, trần bay hơn 20km. Đây thực sự là một thông số gây shock với các lực lượng hải quân láng giềng Trung Quốc khi với tốc độ bay siêu thanh như vậy, thời gian để có thể triển khai đánh chặn DF-21D là vô cùng ít ỏi, chưa kể đến việc nếu phải đối phó với nhiều tên lửa cùng lúc thì thực sự là cơn ác mộng.
Ảnh: Phiên bản DF-21D duyệt binh trước quảng trường Thiên An Môn.Những tên lửa DF-21D này thực sự đã tốn rất nhiều giấy mực của nhà quan sát và phân tích quân sự Phương Tây khi nó thách thức rất lớn đến sự tồn tại của học thuyết Tàu sân bay Mỹ. Hàng loạt kế hoạch đối phó đã được đặt ra để ngăn chặn những tên lửa đạn đạo chống hạm tầm xa này của Trung Quốc, trong đó cũng có nhiều ý kiến nghi ngờ về sức mạnh thực sự và liệu tên lửa này có mạnh đúng như lời quảng cáo của nhà sản xuất.
Ảnh: Một đơn vị tên lửa của Trung Quốc với DF-21D.Khi còn chưa thực sự tìm ra kế sách đối phó với DF-21D của Trung Quốc, đến năm 2017, phương Tây lại tiếp tục phát hiện việc Trung Quốc cho ra đời mẫu tên lửa đạn đạo mới mang tên DF-26. Đến cuối tháng 4/2018, nước này đã chính thức biên chế các tên lửa DF-26.
Ảnh: Xe bọc thép Đông Phong Mãnh Sĩ dẫn đầu đội hình xe chở tên lửa DF-26 trong một cuộc duyệt binh trên quảng trường Thiên An Môn.Theo các thông tin công bố, tầm bắn của DF-26 là 3.000-4.000km, có thể vươn đến đảo Guam của Mỹ, nếu đặt ở Hải Nam có thể khống chế toàn bộ Đông Nam Á, vươn đến vịnh Bengal (Ấn Độ) và thậm chí là chạm đến cả bờ Bắc nước Úc.
Ảnh: Đội hình tên lửa đạn đạo DF-26 của Trung Quốc trong một cuộc duyệt binh.Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc cho biết, DF-26 có 4 điểm đặc biệt bao gồm: Là phát minh độc lập và của riêng Trung Quốc, trang bị cả đầu đạn hạt nhân và đầu đạn thông thường, có khả năng tấn công mục tiêu cả trên đất liền lẫn trên biển với độ chính xác cao, tích hợp nhiều công nghệ mới và có tính bảo mật cao.
Ảnh: Đội hình DF-26 đang đi qua khán đài tại quảng trường Thiên An Môn.Năm 2016, vệ tinh Pháp đã phát hiện những hoạt động xây dựng căn cứ tên lửa đạn đạo của Trung Quốc trên đảo Hải Nam ở cực nam nước này. Cũng theo tình báo phương Tây, ở đảo Hải Nam hiện nay Trung Quốc đang có ít nhất khoảng 20 xe phóng tên lửa đạn đạo DF-21D và DF-26.
Ảnh: Bệ phóng di động của tên lửa DF-26 trên đường phố Bắc Kinh.Việc Trung Quốc đưa vào biên chế DF-21D và DF-26 thực sự cho phép nước này có thể tấn công các mục tiêu trên mặt nước ở biển Đông từ khoảng cách xa, tuy nhiên điều đó đòi hỏi phải có một mạng lưới radar liên hoàn, rộng lớn và chặt chẽ trên một vùng biển rộng lớn để chỉ thị mục tiêu cho tên lửa. Hơn nữa, dù cho có tốc độ bay rất lớn tuy nhiên đầu dò của DF-21D chỉ có thể làm việc ở tốc độ Mach2-3. Đây là tốc độ thường thấy ở nhiều loại tên lửa chống hạm thông thường tuy nhiên nó lại DF-21D lại bay ở tầm cao hơn 20km nên việc đánh chặn với các tổ hợp phòng không tầm trung, xa trên tàu chiến là có thể thực hiện được.
Ảnh: Dàn phóng di động của tên lửa DF-26 trên đường phố Bắc Kinh.Dù vậy, đây vẫn là một quả đấm thép không thể xem thường của Trung Quốc. Với việc đưa biên đội tàu lớn vào tập trận trên biển Đông, Hoa Kỳ đã thách thức trực tiếp Trung Quốc, tất nhiên việc đối phó với DF-21D và DF-26 đã có sẵn trong chiến lược tác chiến của Hoa Kỳ và việc các loại tên lửa đạn đạo này có thực sự mạnh như quảng cáo hay không thì vẫn là một ẩn số.
Ảnh: DF-26 duyệt đội hình qua quảng trường Thiên An Môn.
Video Mỹ điều hai tàu sân bay đến Biển Đông - Nguồn: VTC NOW
Hai tàu sân bay Mỹ là USS Nimizt (CVN-68) và USS Ronald Reagan (CVN-76) cùng các tàu hộ tống đã bắt đầu thực hiện một cuộc tập trận quy mô lớn trên biển Đông từ ngày 4/7 vừa qua. Động thái này diễn ra sau khi Trung Quốc tổ chức tập trận trái phép tại quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) từ hồi đầu tháng 7.
Ảnh: Biên đội hai tàu sân bay Hoa Kỳ và đoàn hộ tống trong cuộc tập trận trên biển Đông. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Hành động của Mỹ đã khiến truyền thông Trung Quốc vào cuộc, Thời báo Hoàn Cầu đã đưa ra những lời đe dọa rằng: “Trung Quốc có nhiều vũ khí chống tàu sân bay như tên lửa đạn đạo DF-21D và DF-26. Tờ báo này cũng lưu ý thêm rằng mọi khu vực trên biển Đông đều nằm trong tầm ngắm của Giải phóng quân Trung Quốc (PLA) và tàu sân bay Mỹ hoạt động trong khu vực chỉ là ý muốn tùy thích của Trung Quốc.
Ảnh: Biên đội tên lửa đạn đạo DF-26 của Trung Quốc trong một cuộc duyệt binh.
Tên lửa đạn đạo DF-21D là phiên bản chống hạm của dòng DF-21. Các anh em của nó là DF-21A với đầu đạn hạt nhân và DF-21C với đầu đạn thông thường. Loại tên lửa này được Trung Quốc công bố lần đầu tiên vào đầu những năm 1990.
Ảnh: Tên lửa đạn đạo DF-21D trên đường phố Bắc Kinh.
Với quảng cáo của Trung Quốc rằng những tên lửa DF-21D này có thể bay với tốc độ lên tới Mach 10 và tầm bắn xa 1.500km, trần bay hơn 20km. Đây thực sự là một thông số gây shock với các lực lượng hải quân láng giềng Trung Quốc khi với tốc độ bay siêu thanh như vậy, thời gian để có thể triển khai đánh chặn DF-21D là vô cùng ít ỏi, chưa kể đến việc nếu phải đối phó với nhiều tên lửa cùng lúc thì thực sự là cơn ác mộng.
Ảnh: Phiên bản DF-21D duyệt binh trước quảng trường Thiên An Môn.
Những tên lửa DF-21D này thực sự đã tốn rất nhiều giấy mực của nhà quan sát và phân tích quân sự Phương Tây khi nó thách thức rất lớn đến sự tồn tại của học thuyết Tàu sân bay Mỹ. Hàng loạt kế hoạch đối phó đã được đặt ra để ngăn chặn những tên lửa đạn đạo chống hạm tầm xa này của Trung Quốc, trong đó cũng có nhiều ý kiến nghi ngờ về sức mạnh thực sự và liệu tên lửa này có mạnh đúng như lời quảng cáo của nhà sản xuất.
Ảnh: Một đơn vị tên lửa của Trung Quốc với DF-21D.
Khi còn chưa thực sự tìm ra kế sách đối phó với DF-21D của Trung Quốc, đến năm 2017, phương Tây lại tiếp tục phát hiện việc Trung Quốc cho ra đời mẫu tên lửa đạn đạo mới mang tên DF-26. Đến cuối tháng 4/2018, nước này đã chính thức biên chế các tên lửa DF-26.
Ảnh: Xe bọc thép Đông Phong Mãnh Sĩ dẫn đầu đội hình xe chở tên lửa DF-26 trong một cuộc duyệt binh trên quảng trường Thiên An Môn.
Theo các thông tin công bố, tầm bắn của DF-26 là 3.000-4.000km, có thể vươn đến đảo Guam của Mỹ, nếu đặt ở Hải Nam có thể khống chế toàn bộ Đông Nam Á, vươn đến vịnh Bengal (Ấn Độ) và thậm chí là chạm đến cả bờ Bắc nước Úc.
Ảnh: Đội hình tên lửa đạn đạo DF-26 của Trung Quốc trong một cuộc duyệt binh.
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc cho biết, DF-26 có 4 điểm đặc biệt bao gồm: Là phát minh độc lập và của riêng Trung Quốc, trang bị cả đầu đạn hạt nhân và đầu đạn thông thường, có khả năng tấn công mục tiêu cả trên đất liền lẫn trên biển với độ chính xác cao, tích hợp nhiều công nghệ mới và có tính bảo mật cao.
Ảnh: Đội hình DF-26 đang đi qua khán đài tại quảng trường Thiên An Môn.
Năm 2016, vệ tinh Pháp đã phát hiện những hoạt động xây dựng căn cứ tên lửa đạn đạo của Trung Quốc trên đảo Hải Nam ở cực nam nước này. Cũng theo tình báo phương Tây, ở đảo Hải Nam hiện nay Trung Quốc đang có ít nhất khoảng 20 xe phóng tên lửa đạn đạo DF-21D và DF-26.
Ảnh: Bệ phóng di động của tên lửa DF-26 trên đường phố Bắc Kinh.
Việc Trung Quốc đưa vào biên chế DF-21D và DF-26 thực sự cho phép nước này có thể tấn công các mục tiêu trên mặt nước ở biển Đông từ khoảng cách xa, tuy nhiên điều đó đòi hỏi phải có một mạng lưới radar liên hoàn, rộng lớn và chặt chẽ trên một vùng biển rộng lớn để chỉ thị mục tiêu cho tên lửa. Hơn nữa, dù cho có tốc độ bay rất lớn tuy nhiên đầu dò của DF-21D chỉ có thể làm việc ở tốc độ Mach2-3. Đây là tốc độ thường thấy ở nhiều loại tên lửa chống hạm thông thường tuy nhiên nó lại DF-21D lại bay ở tầm cao hơn 20km nên việc đánh chặn với các tổ hợp phòng không tầm trung, xa trên tàu chiến là có thể thực hiện được.
Ảnh: Dàn phóng di động của tên lửa DF-26 trên đường phố Bắc Kinh.
Dù vậy, đây vẫn là một quả đấm thép không thể xem thường của Trung Quốc. Với việc đưa biên đội tàu lớn vào tập trận trên biển Đông, Hoa Kỳ đã thách thức trực tiếp Trung Quốc, tất nhiên việc đối phó với DF-21D và DF-26 đã có sẵn trong chiến lược tác chiến của Hoa Kỳ và việc các loại tên lửa đạn đạo này có thực sự mạnh như quảng cáo hay không thì vẫn là một ẩn số.
Ảnh: DF-26 duyệt đội hình qua quảng trường Thiên An Môn.
Video Mỹ điều hai tàu sân bay đến Biển Đông - Nguồn: VTC NOW