Tàu hộ vệ tên lửa Đề án 22800 Karakurt của Nga hiện đang là lớp tàu chiến được săn đón bởi rất nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó bao gồm Iran - một quốc gia mặc dù bị cấm vận nhưng vẫn tỏ ra khá thân thiết với Moscow. Nguồn ảnh: TASS.Lớp tàu hộ vệ tên lửa này của Nga chỉ có độ giãn nước 800 tấn, chiều dài 67 mét, lườn rộng 11 mét và mớm nước tối đa 2 mét. Đây là một loại tàu cỡ nhỏ, thích hợp với những quốc gia có lực lượng hải quân mỏng và khu vực hoạt động ngắn - không cần thiết tới khu trục hạm. Nguồn ảnh: Wiki.Các tàu Đề án 22800 được Nga bắt đầu đóng mới từ năm 2015 tới nay. Tính tới năm 2018, chiếc đầu tiên mang số thân 577 đã được gia nhập hải quân Nga trong khi đó, 9 chiếc khác đang trong quá trình đóng mới. Hải quân Nga dự kiến đóng tổng cộng 18 chiếc loại này. Nguồn ảnh: Flickr.Mỗi tàu hộ vệ Kurakurt chỉ có giá thành mua mới có 2 tỷ Rupple - tương đương với khoảng gần 30 triệu USD. Đây là cái giá khá mềm, phù hợp với nhiều lực lượng Hải quân trên thế giới bao gồm cả Hải quân Việt Nam. Nguồn ảnh: Vlar.Về trang bị vũ khí, tàu hộ vệ tên lửa Karakurt được trang bị một pháo chính loại AK-176MA có cỡ nòng 76,2mm. Đây là loại pháo đa dụng hoạt động tự động hoàn toàn. Ngoài ra, tàu còn được trang bị một hệ thống phòng không Pantsir-M. Nguồn ảnh: Akentyev.Tổ hợp vũ khí Pantsir-M cũng có thể được thay thế bằng tổ hợp tên lửa - pháo phòng không Palash với hệ thống tên lửa phòng không Sosna-R với tổng số lượng 8 ống phóng bao gồm 2 cơ cấu phóng mỗi cơ cấu 4 quả hoặc thay bằng hệ thống pháo cao tốc phòng thủ tầm gần loại AK-630M-2. Nguồn ảnh: Likths.Tàu cũng được trang bị hệ thống giếng phóng thẳng đứng, bao gồm tổng cộng 8 ống phóng có khả năng mang theo tên lửa chống hạm P-800 Oniks và cuối cùng là cơ cấu hai súng máy loại 2x14,5mm. Nguồn ảnh: Sputnik.Mặc dù có độ giãn nước thấp, tuy nhiên hộ vệ hạm Karakurt chỉ được trang bị động cơ cho phép nó di chuyển được tối đa 30 hải lý trên giờ - tương đương với 56 km/h. Thời gian hoạt động tối đa của Karakurt là 15 ngày liên tục hoặc 4600 km. Nguồn ảnh: Zhatav.Mặc dù vậy, nhà sản xuất khẳng định Karakurt có đủ khả năng hoạt động ở vùng biển động mạnh hơn so với các loại khu trục hạm cỡ nhỏ hoặc hộ vệ hạm tương đương khác. Nguồn ảnh: Zhatav. Mời độc giả xem Video: Hộ vệ hạm Đề án 2280 đầu tiên của Nga rời nhà máy đóng tàu Pella.
Tàu hộ vệ tên lửa Đề án 22800 Karakurt của Nga hiện đang là lớp tàu chiến được săn đón bởi rất nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó bao gồm Iran - một quốc gia mặc dù bị cấm vận nhưng vẫn tỏ ra khá thân thiết với Moscow. Nguồn ảnh: TASS.
Lớp tàu hộ vệ tên lửa này của Nga chỉ có độ giãn nước 800 tấn, chiều dài 67 mét, lườn rộng 11 mét và mớm nước tối đa 2 mét. Đây là một loại tàu cỡ nhỏ, thích hợp với những quốc gia có lực lượng hải quân mỏng và khu vực hoạt động ngắn - không cần thiết tới khu trục hạm. Nguồn ảnh: Wiki.
Các tàu Đề án 22800 được Nga bắt đầu đóng mới từ năm 2015 tới nay. Tính tới năm 2018, chiếc đầu tiên mang số thân 577 đã được gia nhập hải quân Nga trong khi đó, 9 chiếc khác đang trong quá trình đóng mới. Hải quân Nga dự kiến đóng tổng cộng 18 chiếc loại này. Nguồn ảnh: Flickr.
Mỗi tàu hộ vệ Kurakurt chỉ có giá thành mua mới có 2 tỷ Rupple - tương đương với khoảng gần 30 triệu USD. Đây là cái giá khá mềm, phù hợp với nhiều lực lượng Hải quân trên thế giới bao gồm cả Hải quân Việt Nam. Nguồn ảnh: Vlar.
Về trang bị vũ khí, tàu hộ vệ tên lửa Karakurt được trang bị một pháo chính loại AK-176MA có cỡ nòng 76,2mm. Đây là loại pháo đa dụng hoạt động tự động hoàn toàn. Ngoài ra, tàu còn được trang bị một hệ thống phòng không Pantsir-M. Nguồn ảnh: Akentyev.
Tổ hợp vũ khí Pantsir-M cũng có thể được thay thế bằng tổ hợp tên lửa - pháo phòng không Palash với hệ thống tên lửa phòng không Sosna-R với tổng số lượng 8 ống phóng bao gồm 2 cơ cấu phóng mỗi cơ cấu 4 quả hoặc thay bằng hệ thống pháo cao tốc phòng thủ tầm gần loại AK-630M-2. Nguồn ảnh: Likths.
Tàu cũng được trang bị hệ thống giếng phóng thẳng đứng, bao gồm tổng cộng 8 ống phóng có khả năng mang theo tên lửa chống hạm P-800 Oniks và cuối cùng là cơ cấu hai súng máy loại 2x14,5mm. Nguồn ảnh: Sputnik.
Mặc dù có độ giãn nước thấp, tuy nhiên hộ vệ hạm Karakurt chỉ được trang bị động cơ cho phép nó di chuyển được tối đa 30 hải lý trên giờ - tương đương với 56 km/h. Thời gian hoạt động tối đa của Karakurt là 15 ngày liên tục hoặc 4600 km. Nguồn ảnh: Zhatav.
Mặc dù vậy, nhà sản xuất khẳng định Karakurt có đủ khả năng hoạt động ở vùng biển động mạnh hơn so với các loại khu trục hạm cỡ nhỏ hoặc hộ vệ hạm tương đương khác. Nguồn ảnh: Zhatav.
Mời độc giả xem Video: Hộ vệ hạm Đề án 2280 đầu tiên của Nga rời nhà máy đóng tàu Pella.