Theo đó T-80BVM hiện đang là biến thể hiện đại hóa mạnh nhất của dòng xe tăng chiến đấu chủ lực T-80 được Liên Xô phát triển từ những năm 1980 và đang được Quân đội Nga sử dụng cũng như hiện đại hóa trong những năm trở lại gần đây. Nguồn ảnh: dambiev.Việc Quân đội Nga quyết định trang bị xe tăng T-80BVM cho Hải quân Đánh bộ nước này cho thấy sự quan tâm ngày càng lớn của Moscow đến lực lượng tác chiến đặc biệt này. Trong khi đó các sư đoàn tăng thiết giáp khác của Lục quân Nga dù sử dụng T-80 đã khá lâu nhưng vẫn chưa được trang bị chính thức T-80BVM. Nguồn ảnh: dambiev.Cùng với chương trình hiện đại hóa xe tăng chiến đấu chủ lực T-72B lên chuẩn T-72B3 thì Quân đội Nga còn đang thực hiện dự án nâng cấp hoàn loạt T-80BV thành T-80BVM.Tuy nhiên khác với chương trình nâng cấp T-72B, dự án hiện đại hóa T-80BV diễn ra với tốc độ chậm hơn, các đơn vị bộ binh cơ giới Nga thời gian qua chỉ nhận được một lượng nhỏ xe tăng T-80BVM thế hệ mới.Những cải tiến đáng kể trên T-80BVM so với T-80BV cơ bản bản gồm động cơ turbine khí GTD-1000T/TF cũ với công suất 1.000 - 1.100 mã lực sẽ được thay thế bằng loại GTD-1250 1.250 mã lực cho hiệu suất hoạt động cao hơn.Bên cạnh đó, hệ thống điều khiển hỏa lực (FCS) Sosna-U sẽ được tích hợp kính ngắm ảnh nhiệt, thiết bị đo xa laser và bám bắt mục tiêu tự động. Xe tăng còn trang bị thêm tổ hợp phòng vệ chủ động (Shtora-1 hoặc Arena) cũng như giáp phản ứng nổ Relikt để chống lại các loại rocket hay tên lửa diệt tăng của đối phương.Có một điều cần chú ý đó là các xe tăng T-80BVM sản xuất hàng loạt nhiều khả năng không được trang bị bộ giáp hông thế hệ mới như T-90M hay T-72B3 model 2016 mà lại sử dụng giáp yếm kiểu T-90A, nhưng chúng có khả năng tích hợp giáp phản ứng nổ kiểu túi treo mềm.Ngoài ra quan sát tháp pháo của T-80BVM thì dễ dàng nhận thấy mức độ bảo vệ tốt hơn nhiều so với T-72B3, khi các khối "gạch" có độ kín khít cao và không xuất hiện khoảng hở.Bắt đầu được phục vụ trong biên chế quân đội Liên Xô từ năm 1976, xe tăng chủ lực T-80 tới nay vẫn được coi là loại xe tăng đắt đỏ nhất từng được quân đội Liên Xô/Nga sử dụng. Loại xe tăng này hiện đang phục vụ trong biên chế quân đội Nga, Belarus, Cộng hoà Síp, Kazakhstan, Pakistan, Ukraine và thậm chí là Hàn Quốc. Nguồn ảnh: QQ.Đây cũng là loại xe tăng đầu tiên trên thế giới được sản xuất hàng loạt sử dụng động cơ tua-bin. Loại động cơ này được đánh giá là nhẹ hơn và có kích thước nhỏ hơn so với động cơ diesel có cùng công suất. Tuy nhiên động cơ tua-bin lại đốt nhiên liệu nhanh hơn so với động cơ diesel và tất nhiên, giá thành sản xuất đắt đỏ hơn nhiều. Nguồn ảnh: QQ. Mời độc giả xem Video: Xe tăng T-80 của Nga tăng tốc, ôm cua, đánh võng và khai hoả.
Theo đó T-80BVM hiện đang là biến thể hiện đại hóa mạnh nhất của dòng xe tăng chiến đấu chủ lực T-80 được Liên Xô phát triển từ những năm 1980 và đang được Quân đội Nga sử dụng cũng như hiện đại hóa trong những năm trở lại gần đây. Nguồn ảnh: dambiev.
Việc Quân đội Nga quyết định trang bị xe tăng T-80BVM cho Hải quân Đánh bộ nước này cho thấy sự quan tâm ngày càng lớn của Moscow đến lực lượng tác chiến đặc biệt này. Trong khi đó các sư đoàn tăng thiết giáp khác của Lục quân Nga dù sử dụng T-80 đã khá lâu nhưng vẫn chưa được trang bị chính thức T-80BVM. Nguồn ảnh: dambiev.
Cùng với chương trình hiện đại hóa xe tăng chiến đấu chủ lực T-72B lên chuẩn T-72B3 thì Quân đội Nga còn đang thực hiện dự án nâng cấp hoàn loạt T-80BV thành T-80BVM.
Tuy nhiên khác với chương trình nâng cấp T-72B, dự án hiện đại hóa T-80BV diễn ra với tốc độ chậm hơn, các đơn vị bộ binh cơ giới Nga thời gian qua chỉ nhận được một lượng nhỏ xe tăng T-80BVM thế hệ mới.
Những cải tiến đáng kể trên T-80BVM so với T-80BV cơ bản bản gồm động cơ turbine khí GTD-1000T/TF cũ với công suất 1.000 - 1.100 mã lực sẽ được thay thế bằng loại GTD-1250 1.250 mã lực cho hiệu suất hoạt động cao hơn.
Bên cạnh đó, hệ thống điều khiển hỏa lực (FCS) Sosna-U sẽ được tích hợp kính ngắm ảnh nhiệt, thiết bị đo xa laser và bám bắt mục tiêu tự động. Xe tăng còn trang bị thêm tổ hợp phòng vệ chủ động (Shtora-1 hoặc Arena) cũng như giáp phản ứng nổ Relikt để chống lại các loại rocket hay tên lửa diệt tăng của đối phương.
Có một điều cần chú ý đó là các xe tăng T-80BVM sản xuất hàng loạt nhiều khả năng không được trang bị bộ giáp hông thế hệ mới như T-90M hay T-72B3 model 2016 mà lại sử dụng giáp yếm kiểu T-90A, nhưng chúng có khả năng tích hợp giáp phản ứng nổ kiểu túi treo mềm.
Ngoài ra quan sát tháp pháo của T-80BVM thì dễ dàng nhận thấy mức độ bảo vệ tốt hơn nhiều so với T-72B3, khi các khối "gạch" có độ kín khít cao và không xuất hiện khoảng hở.
Bắt đầu được phục vụ trong biên chế quân đội Liên Xô từ năm 1976, xe tăng chủ lực T-80 tới nay vẫn được coi là loại xe tăng đắt đỏ nhất từng được quân đội Liên Xô/Nga sử dụng. Loại xe tăng này hiện đang phục vụ trong biên chế quân đội Nga, Belarus, Cộng hoà Síp, Kazakhstan, Pakistan, Ukraine và thậm chí là Hàn Quốc. Nguồn ảnh: QQ.
Đây cũng là loại xe tăng đầu tiên trên thế giới được sản xuất hàng loạt sử dụng động cơ tua-bin. Loại động cơ này được đánh giá là nhẹ hơn và có kích thước nhỏ hơn so với động cơ diesel có cùng công suất. Tuy nhiên động cơ tua-bin lại đốt nhiên liệu nhanh hơn so với động cơ diesel và tất nhiên, giá thành sản xuất đắt đỏ hơn nhiều. Nguồn ảnh: QQ.
Mời độc giả xem Video: Xe tăng T-80 của Nga tăng tốc, ôm cua, đánh võng và khai hoả.