Động cơ đẩy phản lực trên chiến đấu cơ phản lực về cơ bản được định hình thành ba dòng gồm 1D, 2D và 3D, chúng còn lại đại diện cho quá trình phát triển của động cơ đẩy phản lực trên máy bay kể từ khi xuất hiện từ những năm 1930. Trong đó động cơ đẩy vector 1D là loại lâu đời nhất, chỉ đẩy được phản lực ra đúng 1 hướng phía sau máy bay giúp tạo lực đẩy cho chiến đấu cơ. Nguồn ảnh: Wiki.Trong khi đó động cơ đẩy vector 2D là loại động cơ có thể đẩy luồng khí phản lực theo hai hướng bao gồm hướng thẳng góc 90 độ tính từ mặt đất giống với động cơ đẩy 1D và kèm theo khả năng di chuyển lên - xuống theo chiều dọc. Nguồn ảnh: Flickr.Các loại động cơ đẩy 2D cho phép máy bay có khả năng di chuyển trên không và dưới mặt đất cơ động hơn nhiều so với các loại đổng cơ đẩy 1D. Ngoài ra, động cơ đẩy 2D còn cho phép chiến đấu cơ có khả năng cất - hạ cánh thẳng đứng hoặc cất - hạ cánh trên đường băng ngắn. Nguồn ảnh: Flickr.Điểm đặc biệt đó là loại chiến đấu sử dụng động cơ đẩy 2D sẽ cho phép chiến đấu cơ có khả năng tàng hình tốt hơn nhiều so với loại động cơ đẩy 3D nên các chiến đấu cơ F-22 Raptor của Mỹ thực chất chỉ dùng động cơ đẩy 2D. Nguồn ảnh: USAF.Chiến đấu cơ Rafale sử dụng động cơ đẩy 2D với việc hướng luồng khí phản lực lên phía trên để ấn đuôi máy bay xuống khi cất cánh. Việc ấn đuôi máy bay xuống sẽ giúp đầu máy bay được ngóc lên, giảm khoảng cách chạy đà. Nguồn ảnh: Simulator.Các chiến đấu cơ được phát triển từ dòng Su-27 của Liên Xô trước đây bao gồm Su-30, Su-33 hay thậm chí là Su-35 được Nga ngày nay quảng cáo là sử dụng động cơ đẩy vector 3D - có nghĩa là ống xả của động cơ phản lực có thể xoay theo mọi hướng bao gồm thẳng phía sau (như 1D) và lên xuống, trái phải. Nguồn ảnh: Huanqiu.Mặc dù vậy, nhiều chuyên gia cho rằng động cơ phản lực của Su-35 hay các chiến đấu cơ dòng Sukhoi khác được phát triển từ Su-27 thục chất lại không phải là động cơ đẩy 3D, động cơ này chỉ là động cơ đẩy 2D nhưng trục dọc được dặt nghiêng. Nguồn ảnh: Tube.Nghĩa là thay vì có thể di chuyển lên - xuống theo phương thẳng đứng như động cơ vertor 2D thì động cơ của Su-35 lại di chuyển từ bên trên xuống dưới theo hướng chéo, nghiêng 32 độ so với động cơ vector 2D thông thường. Ảnh: Trục lên xuống của động cơ trên Su-35 được đặt nghiêng và di chuyển theo chiều mũi tên tạo "hiệu ứng" 3D nhưng thực chất vẫn có thể coi là 2D. Nguồn ảnh: Airliners.Cận cảnh ống xả của chiến đấu cơ tàng hình F-22 với khả năng hướng luồng khí phản lực lên trên hoặc xuống dưới. Những phiên bản chiến đấu cơ F-22 Raptor ban đầu của Mỹ thậm chí còn chỉ sử dụng động cơ vector 1D để đảm bảo khả năng bay tàng hình. Nguồn ảnh: Tube.Cận cảnh cửa xả của động cơ Vector 2D trên chiếc F-22 Raptor của Mỹ. Nguồn ảnh: Tube.Việc sản xuất được động cơ vector 2D và 3D hiện tại đang là một trong những công nghệ sản xuất động cơ chiến đấu phản lực hiện đại nhất thế giới. Khi sở hữu động cơ 2D hoặc 3D, các chiến đấu cơ có thể thực hiện những pha nhào lộn đáng kinh ngạc trên không do có thể điều chỉnh được luồng khí phản lực, điều chỉnh được hướng của lực đẩy. Nguồn ảnh: Pinterest.Hiện tại trên thế giới chỉ có động cơ đẩy của Su-57 được coi là động cơ phản lực 3D đúng nghĩa nhất khi nó có thể di chuyển được cả bốn hướng trái phải - trên dưới. Nguồn ảnh: AIRC.Tuy nhiên hình dạng của động cơ đẩy vector 3D dạng thuôn tròn được cho là khó có thể qua mắt được các hệ thống radar kèm theo đó là luồng khí phản lực quá dày đặc của nó sẽ dẫn đến việc làm mất tính năng tàng hình của Su-57. Nguồn ảnh: AIRC. Mời độc giả xem Video: Động cơ đẩy Vector 3D nhưng thực chất chỉ là động cơ vector 2D đặt theo trục nghiêng trên chiếc Su-30.
Động cơ đẩy phản lực trên chiến đấu cơ phản lực về cơ bản được định hình thành ba dòng gồm 1D, 2D và 3D, chúng còn lại đại diện cho quá trình phát triển của động cơ đẩy phản lực trên máy bay kể từ khi xuất hiện từ những năm 1930. Trong đó động cơ đẩy vector 1D là loại lâu đời nhất, chỉ đẩy được phản lực ra đúng 1 hướng phía sau máy bay giúp tạo lực đẩy cho chiến đấu cơ. Nguồn ảnh: Wiki.
Trong khi đó động cơ đẩy vector 2D là loại động cơ có thể đẩy luồng khí phản lực theo hai hướng bao gồm hướng thẳng góc 90 độ tính từ mặt đất giống với động cơ đẩy 1D và kèm theo khả năng di chuyển lên - xuống theo chiều dọc. Nguồn ảnh: Flickr.
Các loại động cơ đẩy 2D cho phép máy bay có khả năng di chuyển trên không và dưới mặt đất cơ động hơn nhiều so với các loại đổng cơ đẩy 1D. Ngoài ra, động cơ đẩy 2D còn cho phép chiến đấu cơ có khả năng cất - hạ cánh thẳng đứng hoặc cất - hạ cánh trên đường băng ngắn. Nguồn ảnh: Flickr.
Điểm đặc biệt đó là loại chiến đấu sử dụng động cơ đẩy 2D sẽ cho phép chiến đấu cơ có khả năng tàng hình tốt hơn nhiều so với loại động cơ đẩy 3D nên các chiến đấu cơ F-22 Raptor của Mỹ thực chất chỉ dùng động cơ đẩy 2D. Nguồn ảnh: USAF.
Chiến đấu cơ Rafale sử dụng động cơ đẩy 2D với việc hướng luồng khí phản lực lên phía trên để ấn đuôi máy bay xuống khi cất cánh. Việc ấn đuôi máy bay xuống sẽ giúp đầu máy bay được ngóc lên, giảm khoảng cách chạy đà. Nguồn ảnh: Simulator.
Các chiến đấu cơ được phát triển từ dòng Su-27 của Liên Xô trước đây bao gồm Su-30, Su-33 hay thậm chí là Su-35 được Nga ngày nay quảng cáo là sử dụng động cơ đẩy vector 3D - có nghĩa là ống xả của động cơ phản lực có thể xoay theo mọi hướng bao gồm thẳng phía sau (như 1D) và lên xuống, trái phải. Nguồn ảnh: Huanqiu.
Mặc dù vậy, nhiều chuyên gia cho rằng động cơ phản lực của Su-35 hay các chiến đấu cơ dòng Sukhoi khác được phát triển từ Su-27 thục chất lại không phải là động cơ đẩy 3D, động cơ này chỉ là động cơ đẩy 2D nhưng trục dọc được dặt nghiêng. Nguồn ảnh: Tube.
Nghĩa là thay vì có thể di chuyển lên - xuống theo phương thẳng đứng như động cơ vertor 2D thì động cơ của Su-35 lại di chuyển từ bên trên xuống dưới theo hướng chéo, nghiêng 32 độ so với động cơ vector 2D thông thường. Ảnh: Trục lên xuống của động cơ trên Su-35 được đặt nghiêng và di chuyển theo chiều mũi tên tạo "hiệu ứng" 3D nhưng thực chất vẫn có thể coi là 2D. Nguồn ảnh: Airliners.
Cận cảnh ống xả của chiến đấu cơ tàng hình F-22 với khả năng hướng luồng khí phản lực lên trên hoặc xuống dưới. Những phiên bản chiến đấu cơ F-22 Raptor ban đầu của Mỹ thậm chí còn chỉ sử dụng động cơ vector 1D để đảm bảo khả năng bay tàng hình. Nguồn ảnh: Tube.
Cận cảnh cửa xả của động cơ Vector 2D trên chiếc F-22 Raptor của Mỹ. Nguồn ảnh: Tube.
Việc sản xuất được động cơ vector 2D và 3D hiện tại đang là một trong những công nghệ sản xuất động cơ chiến đấu phản lực hiện đại nhất thế giới. Khi sở hữu động cơ 2D hoặc 3D, các chiến đấu cơ có thể thực hiện những pha nhào lộn đáng kinh ngạc trên không do có thể điều chỉnh được luồng khí phản lực, điều chỉnh được hướng của lực đẩy. Nguồn ảnh: Pinterest.
Hiện tại trên thế giới chỉ có động cơ đẩy của Su-57 được coi là động cơ phản lực 3D đúng nghĩa nhất khi nó có thể di chuyển được cả bốn hướng trái phải - trên dưới. Nguồn ảnh: AIRC.
Tuy nhiên hình dạng của động cơ đẩy vector 3D dạng thuôn tròn được cho là khó có thể qua mắt được các hệ thống radar kèm theo đó là luồng khí phản lực quá dày đặc của nó sẽ dẫn đến việc làm mất tính năng tàng hình của Su-57. Nguồn ảnh: AIRC.
Mời độc giả xem Video: Động cơ đẩy Vector 3D nhưng thực chất chỉ là động cơ vector 2D đặt theo trục nghiêng trên chiếc Su-30.