Năm 1945, sau khi được quân đồng minh hồi sức, thực dân Pháp âm mưu chiếm giữ các nước thuộc địa ở khắp thế giới, trong đó có Việt Nam. Ngày 23/9/1945, Pháp nổ súng gây hấn ở Sài Gòn rồi mở rộng đánh chiếm Nam Bộ, Nam Trung Bộ, tìm cách đưa ra quân ra Bắc Bộ. Chúng gây ra nhiều cuộc xung đột, khiêu khích ở Hà Nội. Trong ảnh, tàu chiến Pháp khiêu khích ở cảng Hải Phòng, năm 1946.Mặc dù Bác hồ và chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ nỗ lực cứu vãn hòa bình, tránh đổ máu, nhượng bộ nhiều quyền lợi cho thực dân Pháp. Thế nhưng, chúng được đà càng lấn tới, liên túc vào giữa tháng 12/1946 nổ súng gây hấn nhiều nơi tại Hà Nội. Trước tình hình căng thẳng này, ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra "Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến". Ngay trong đêm ngày 19/12, các lực lượng quân dân Thủ đô đồng loạt nổ súng tấn công các cơ quan đầu não của Pháp. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp chính thức bắt đầu. Ảnh: Chiến sĩ quyết tử Hà Nội dùng bom ba càng sẵn sàng lao vào xe tăng địch, Hà Nội mùa đông năm 1946.Lực lượng vũ trang Cách mạng Việt Nam thời bấy giờ có tên là "Quân đội Quốc gia Việt Nam" được đặt dưới sự chỉ huy tập trung thống nhất của Bộ Tổng tham mưu. Trang bị vũ khí của quân đội ta lúc bấy giờ hầu như đều là súng ống hạng nhẹ nhưng cũng không đủ trang bị cho toàn quân và dân quân tự vệ. Hầu hết “Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước” (trích Lời kêu gọi Toàn quốc Kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh).Để đối phó với xe tăng Pháp ở Hà Nội, quân ta chủ yếu chỉ có bom ba càng thu được từ phát xít Nhật. Khoảng gần 100 bom ba càng được phát cho Vệ quốc đoàn, trong đó hơn một nửa ở Liên khu một để dùng trong trận Hà Nội vì bộ đội Việt Minh khi đó cũng không có phương tiện chống tăng hiệu quả. Loại bom này có dạng hình phễu, miệng phễu có đường kính 22 cm, nhồi bằng thuốc nổ hoặc thuốc bom (7–10 kg), có vành gang gắn ba càng sắt dài 12 cm/càng; đáy phễu là bộ phận gây nổ, gồm: hạt nổ, kim hỏa và chốt hãm an toàn. Khoảng lõm ở đáy hình côn khi nổ sẽ khiến cho sức nổ hướng vào lớp thép xe tăng. Bom được lắp vào một cây gậy gỗ dài 1,2m.Các loại súng của Quân đội Quốc gia Việt Nam lúc này đa phần thu được từ của quân Pháp, Nhật Bản. Trong ảnh là khẩu tiểu liên Thompson do Mỹ chế tạo, được tự vệ Hà Nội dùng trong 60 ngày đêm đánh Pháp, mùa Đông năm 1946-1947.Khẩu tiểu liên Sten do Anh chế tạo, Việt Nam nhận được một ít khẩu này từ viện trợ của tổ chức tình báo OSS (Mỹ) vào năm 1945, nhưng chủ yếu là tịch thu được từ quân Anh, Pháp trong chiến đấu. Sten dùng cỡ đạn 9x19mm (hộp tiếp đạn 32 viên), tốc độ bắn 550 phát/phút và tầm bắn hiệu quả 150-200m.Theo báo QĐND, lực lượng vũ trang của Hà Nội lúc ấy có 5 tiểu đoàn Vệ quốc đoàn, 1 đại đội cảnh vệ, 4 trung đội pháo ở các pháo đài Láng, Xuân Canh, Thổ Khối, Xuân Tảo, với tổng quân số hơn 2.500 ngươời, được trang bị 1.516 súng trường, 3 trung liên, 1 đại liên, 1 bazôka 60mm, 1.000 lựu đạn, 80 bom ba càng, 200 chai xăng cơ-rếp, 7 khẩu pháo cao xạ, 1 khẩu sơn pháo 75mm, 1 khẩu pháo 25mm, 2 khẩu cối 60mm.Thậm chí, một bộ phận không nhỏ quân dân phải dùng mã tấu, gươm, đao để quyết đấu với thực dân Pháp.Quân đội ta khi đó vẫn chưa tổ chức kịp pháo binh, xe tăng hay là không quân, và cũng không có trang bị. Rất may, lúc bấy giờ, quân đội ta chiếm giữ và sử dụng một số pháo đài của quân Pháp xây dựng ở Láng (Pháo đài Láng), pháo đài Xuân Tảo (Xuân Đỉnh), Xuân Canh ở Đông Anh, Thổ Khối ở Gia Lâm bảo vệ Hà Nội. Tại Pháo đài Láng có 4 khẩu pháo 75mm do Đức chế tạo, quân đội ta đã sử dụng để pháo kích vào trại lính Pháp tại nội thành, thậm chí là bắn rơi cả máy bay của Pháp.Giai đoạn chiến đấu với thực dân Pháp từ năm 1947, trang bị của quân đội ta so với thời kỳ đầu không thay đổi nhiều. Chúng ta chủ yếu vẫn phải dùng lại vũ khí chiến lợi phẩm thu được của Pháp, Nhật, Anh để đánh địch. Bên cạnh đó, các xưởng quân giới bắt đầu “nhen nhóm” tự chế vũ khí giúp bộ đội đánh Pháp.Người có công đầu trong việc đặt nền tảng vững chắc cho công nghiệp quốc phòng Việt Nam thời kỳ này là Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa. Ông là tác giả của hàng loạt thiết kế súng ống công phá trang bị cho bộ đội ta ta thời bấy giờ. Điển hình là khẩu súng trong ảnh - súng chống tăng Bazoka. Khẩu súng này do quân giới Việt Nam sản xuất, trang bị cho bộ đội đánh Pháp trong chiến dịch Việt Bắc 1947.Mìn quả dưa do quân giới Việt Nam chế tạo.Bom bay “made in Vietnam” ra đời năm 1948.Súng phóng lựu đạn khổng lồ."Việt Minh đã có một cố gắng lớn trong lĩnh vực nghiên cứu kỹ thuật...đã bắt chước hoặc áp dụng có sửa đổi lớn những vũ khí nhẹ cổ điển, hầu như lúc nào cũng có thể sáng chế và đạt được một số công trình hoàn thiện", lời thú nhận của Quân đôi Pháp trước sức mạnh vũ khí “made in Vietnam”. Ảnh: Một số loại thủy lôi và mìn do quân giới sản xuất.Trang bị pháo binh của quân đội ta lúc bấy giờ bắt đầu được thành hình với việc thu giữ được một số khẩu pháo 75mm, 94mm, 105mm từ quân Pháp.Kể từ sau thắng lợi của chiến dịch Biên giới 1950, kết nối thành công với các nước anh em Xã hội chủ nghĩa Trung Quốc, Liên Xô và Đông Âu. Quân đội Nhân dân Việt Nam (đổi tên năm 1950) bắt đầu nhận nhiều trang bị vũ khí hạng nặng từ Trung Quốc và đặc biệt là Liên Xô. Trên cơ sở đó, chúng ta đã thành lập được hàng loạt đơn vị pháo binh, đại đoàn bộ binh chủ lực. Trong ảnh, chiến sĩ ta đánh máy bay Pháp tại Điện Biên Phủ bằng súng máy DShk 12,7mm của Liên Xô.Một trong những loại pháo tốt nhất mà Trung Quốc cung cấp cho ta thời bây giờ là 24 khẩu M101 105mm do Mỹ chế tạo. Những khẩu pháo này đã giáng những đòn sấm sét mãnh liệt nhất vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ góp phần vào thắng lợi chung của toàn quân toàn dân ta tại đây. Và đồng thời là góp phần vào chiến thắng chung của Việt Nam trước bè lũ xâm lược Thực dân Pháp.
Năm 1945, sau khi được quân đồng minh hồi sức, thực dân Pháp âm mưu chiếm giữ các nước thuộc địa ở khắp thế giới, trong đó có Việt Nam. Ngày 23/9/1945, Pháp nổ súng gây hấn ở Sài Gòn rồi mở rộng đánh chiếm Nam Bộ, Nam Trung Bộ, tìm cách đưa ra quân ra Bắc Bộ. Chúng gây ra nhiều cuộc xung đột, khiêu khích ở Hà Nội. Trong ảnh, tàu chiến Pháp khiêu khích ở cảng Hải Phòng, năm 1946.
Mặc dù Bác hồ và chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ nỗ lực cứu vãn hòa bình, tránh đổ máu, nhượng bộ nhiều quyền lợi cho thực dân Pháp. Thế nhưng, chúng được đà càng lấn tới, liên túc vào giữa tháng 12/1946 nổ súng gây hấn nhiều nơi tại Hà Nội. Trước tình hình căng thẳng này, ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra "Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến". Ngay trong đêm ngày 19/12, các lực lượng quân dân Thủ đô đồng loạt nổ súng tấn công các cơ quan đầu não của Pháp. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp chính thức bắt đầu. Ảnh: Chiến sĩ quyết tử Hà Nội dùng bom ba càng sẵn sàng lao vào xe tăng địch, Hà Nội mùa đông năm 1946.
Lực lượng vũ trang Cách mạng Việt Nam thời bấy giờ có tên là "Quân đội Quốc gia Việt Nam" được đặt dưới sự chỉ huy tập trung thống nhất của Bộ Tổng tham mưu. Trang bị vũ khí của quân đội ta lúc bấy giờ hầu như đều là súng ống hạng nhẹ nhưng cũng không đủ trang bị cho toàn quân và dân quân tự vệ. Hầu hết “Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước” (trích Lời kêu gọi Toàn quốc Kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh).
Để đối phó với xe tăng Pháp ở Hà Nội, quân ta chủ yếu chỉ có bom ba càng thu được từ phát xít Nhật. Khoảng gần 100 bom ba càng được phát cho Vệ quốc đoàn, trong đó hơn một nửa ở Liên khu một để dùng trong trận Hà Nội vì bộ đội Việt Minh khi đó cũng không có phương tiện chống tăng hiệu quả. Loại bom này có dạng hình phễu, miệng phễu có đường kính 22 cm, nhồi bằng thuốc nổ hoặc thuốc bom (7–10 kg), có vành gang gắn ba càng sắt dài 12 cm/càng; đáy phễu là bộ phận gây nổ, gồm: hạt nổ, kim hỏa và chốt hãm an toàn. Khoảng lõm ở đáy hình côn khi nổ sẽ khiến cho sức nổ hướng vào lớp thép xe tăng. Bom được lắp vào một cây gậy gỗ dài 1,2m.
Các loại súng của Quân đội Quốc gia Việt Nam lúc này đa phần thu được từ của quân Pháp, Nhật Bản. Trong ảnh là khẩu tiểu liên Thompson do Mỹ chế tạo, được tự vệ Hà Nội dùng trong 60 ngày đêm đánh Pháp, mùa Đông năm 1946-1947.
Khẩu tiểu liên Sten do Anh chế tạo, Việt Nam nhận được một ít khẩu này từ viện trợ của tổ chức tình báo OSS (Mỹ) vào năm 1945, nhưng chủ yếu là tịch thu được từ quân Anh, Pháp trong chiến đấu. Sten dùng cỡ đạn 9x19mm (hộp tiếp đạn 32 viên), tốc độ bắn 550 phát/phút và tầm bắn hiệu quả 150-200m.
Theo báo QĐND, lực lượng vũ trang của Hà Nội lúc ấy có 5 tiểu đoàn Vệ quốc đoàn, 1 đại đội cảnh vệ, 4 trung đội pháo ở các pháo đài Láng, Xuân Canh, Thổ Khối, Xuân Tảo, với tổng quân số hơn 2.500 ngươời, được trang bị 1.516 súng trường, 3 trung liên, 1 đại liên, 1 bazôka 60mm, 1.000 lựu đạn, 80 bom ba càng, 200 chai xăng cơ-rếp, 7 khẩu pháo cao xạ, 1 khẩu sơn pháo 75mm, 1 khẩu pháo 25mm, 2 khẩu cối 60mm.
Thậm chí, một bộ phận không nhỏ quân dân phải dùng mã tấu, gươm, đao để quyết đấu với thực dân Pháp.
Quân đội ta khi đó vẫn chưa tổ chức kịp pháo binh, xe tăng hay là không quân, và cũng không có trang bị. Rất may, lúc bấy giờ, quân đội ta chiếm giữ và sử dụng một số pháo đài của quân Pháp xây dựng ở Láng (Pháo đài Láng), pháo đài Xuân Tảo (Xuân Đỉnh), Xuân Canh ở Đông Anh, Thổ Khối ở Gia Lâm bảo vệ Hà Nội. Tại Pháo đài Láng có 4 khẩu pháo 75mm do Đức chế tạo, quân đội ta đã sử dụng để pháo kích vào trại lính Pháp tại nội thành, thậm chí là bắn rơi cả máy bay của Pháp.
Giai đoạn chiến đấu với thực dân Pháp từ năm 1947, trang bị của quân đội ta so với thời kỳ đầu không thay đổi nhiều. Chúng ta chủ yếu vẫn phải dùng lại vũ khí chiến lợi phẩm thu được của Pháp, Nhật, Anh để đánh địch. Bên cạnh đó, các xưởng quân giới bắt đầu “nhen nhóm” tự chế vũ khí giúp bộ đội đánh Pháp.
Người có công đầu trong việc đặt nền tảng vững chắc cho công nghiệp quốc phòng Việt Nam thời kỳ này là Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa. Ông là tác giả của hàng loạt thiết kế súng ống công phá trang bị cho bộ đội ta ta thời bấy giờ. Điển hình là khẩu súng trong ảnh - súng chống tăng Bazoka. Khẩu súng này do quân giới Việt Nam sản xuất, trang bị cho bộ đội đánh Pháp trong chiến dịch Việt Bắc 1947.
Mìn quả dưa do quân giới Việt Nam chế tạo.
Bom bay “made in Vietnam” ra đời năm 1948.
Súng phóng lựu đạn khổng lồ.
"Việt Minh đã có một cố gắng lớn trong lĩnh vực nghiên cứu kỹ thuật...đã bắt chước hoặc áp dụng có sửa đổi lớn những vũ khí nhẹ cổ điển, hầu như lúc nào cũng có thể sáng chế và đạt được một số công trình hoàn thiện", lời thú nhận của Quân đôi Pháp trước sức mạnh vũ khí “made in Vietnam”. Ảnh: Một số loại thủy lôi và mìn do quân giới sản xuất.
Trang bị pháo binh của quân đội ta lúc bấy giờ bắt đầu được thành hình với việc thu giữ được một số khẩu pháo 75mm, 94mm, 105mm từ quân Pháp.
Kể từ sau thắng lợi của chiến dịch Biên giới 1950, kết nối thành công với các nước anh em Xã hội chủ nghĩa Trung Quốc, Liên Xô và Đông Âu. Quân đội Nhân dân Việt Nam (đổi tên năm 1950) bắt đầu nhận nhiều trang bị vũ khí hạng nặng từ Trung Quốc và đặc biệt là Liên Xô. Trên cơ sở đó, chúng ta đã thành lập được hàng loạt đơn vị pháo binh, đại đoàn bộ binh chủ lực. Trong ảnh, chiến sĩ ta đánh máy bay Pháp tại Điện Biên Phủ bằng súng máy DShk 12,7mm của Liên Xô.
Một trong những loại pháo tốt nhất mà Trung Quốc cung cấp cho ta thời bây giờ là 24 khẩu M101 105mm do Mỹ chế tạo. Những khẩu pháo này đã giáng những đòn sấm sét mãnh liệt nhất vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ góp phần vào thắng lợi chung của toàn quân toàn dân ta tại đây. Và đồng thời là góp phần vào chiến thắng chung của Việt Nam trước bè lũ xâm lược Thực dân Pháp.