Lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam thời kỳ đầu thành lập gặp muôn vàn khó khăn về trang bị vũ khí. Hầu như bộ đội ta khi đó thường phải lấy vũ khí địch đánh địch, không có súng thì dùng gươm dáo mác. Trong số các loại vũ khí mà ta thu giữ được của địch giai đoạn năm 1945-1946, đáng lưu ý có nhiều khẩu súng của phát xít Nhật. Nổi bật nhất là súng trường Arisaka Kiểu 99.Khấu súng này vốn được lực lượng cách mạng thu giữ từ chính quân phát xít Nhật đầu hàng đồng minh năm 1945. Chúng được sử dụng suốt thời gian dài trong lực lượng chính qui, dân quân, du kích. Arisaka Kiểu 99 là súng trường tiêu chuẩn của lục quân đế quốc Nhật Bản sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ 2. Súng do nhà thiết kế vũ khí nổi tiếng của Nhật, trung tướng Arisaka Nariakira sáng chế.Súng trường Arisaka Kiểu 99 ra đời năm 1939 để thay thế cho khẩu Arisaka kiểu 38 vốn đã sử dụng từ lâu. Với cỡ nòng lên tới 7,7mm, đây là khẩu súng trường khá uy lực của Nhật Bản vào lúc đó.Súng có trọng lượng 3,7kg, chiều dài tiêu chuẩn 1.120mm, chiều dài nòng 657mm, sử dụng cỡ đạn 7,7mm x 58mm Arisaka.Với loại đạn này, sơ tốc đầu nòng đạt 730m/s, tầm bắn hiệu quả khoảng 600m. Súng sử dụng buồng đạn có thể chứa tối đa 5 viên. Cơ cấu lên đạn bằng tay khá giống với súng trường Mauser 98K của Đức.Mặc dù có cơ cấu khá giống với khẩu Mauser của Đức Quốc xã tuy nhiên khẩu Type 99 không ưu việt bằng do có tốc độ bắn chậm hơn, yếu hơn, và khó bảo trì.Điều khá đặc biệt là súng được chế tạo tại ba địa điểm gồm 7 nhà máy đặt tại Nhật, một nhà máy đặt tại Jinsen Hàn Quốc và một nhà máy khác đặt tại Phụng Thiên Trung Quốc.Ưu điểm của kiểu súng này là nhỏ, nhẹ, bắn chính xác và ngoài ra còn được trang bị khả năng chống không tầm thấp. Tuy nhiên loại súng này nhanh chóng trở nên lỗi thời trước các loại súng trường bán tự động của phe Đồng Minh.Vào giai đoạn cuối của của thế chiến thứ 2, rất nhiều súng loại này chưa hoàn thiện do rút ngắn quy trình vẫn được đưa ra chiến trường nên chất lượng không tốt, dẫn đến sự hạn chế chiến đấu của binh lính Nhật Bản.Súng cũng có tới 4 phiên bản bao gồm: súng trường ngắn, súng trường dài, súng trường chuyên biệt cho lính dù, và phiên bản dành cho lính bắn tỉa.Ngoài Nhật Bản, thì sau đó có Việt Nam sử dụng trong kháng chiến chống Pháp, Bắc Triều Tiên cũng sử dụng rất nhiều loại súng này trong chiến tranh liên Triều.
Lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam thời kỳ đầu thành lập gặp muôn vàn khó khăn về trang bị vũ khí. Hầu như bộ đội ta khi đó thường phải lấy vũ khí địch đánh địch, không có súng thì dùng gươm dáo mác. Trong số các loại vũ khí mà ta thu giữ được của địch giai đoạn năm 1945-1946, đáng lưu ý có nhiều khẩu súng của phát xít Nhật. Nổi bật nhất là súng trường Arisaka Kiểu 99.
Khấu súng này vốn được lực lượng cách mạng thu giữ từ chính quân phát xít Nhật đầu hàng đồng minh năm 1945. Chúng được sử dụng suốt thời gian dài trong lực lượng chính qui, dân quân, du kích.
Arisaka Kiểu 99 là súng trường tiêu chuẩn của lục quân đế quốc Nhật Bản sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ 2. Súng do nhà thiết kế vũ khí nổi tiếng của Nhật, trung tướng Arisaka Nariakira sáng chế.
Súng trường Arisaka Kiểu 99 ra đời năm 1939 để thay thế cho khẩu Arisaka kiểu 38 vốn đã sử dụng từ lâu. Với cỡ nòng lên tới 7,7mm, đây là khẩu súng trường khá uy lực của Nhật Bản vào lúc đó.
Súng có trọng lượng 3,7kg, chiều dài tiêu chuẩn 1.120mm, chiều dài nòng 657mm, sử dụng cỡ đạn 7,7mm x 58mm Arisaka.
Với loại đạn này, sơ tốc đầu nòng đạt 730m/s, tầm bắn hiệu quả khoảng 600m. Súng sử dụng buồng đạn có thể chứa tối đa 5 viên. Cơ cấu lên đạn bằng tay khá giống với súng trường Mauser 98K của Đức.
Mặc dù có cơ cấu khá giống với khẩu Mauser của Đức Quốc xã tuy nhiên khẩu Type 99 không ưu việt bằng do có tốc độ bắn chậm hơn, yếu hơn, và khó bảo trì.
Điều khá đặc biệt là súng được chế tạo tại ba địa điểm gồm 7 nhà máy đặt tại Nhật, một nhà máy đặt tại Jinsen Hàn Quốc và một nhà máy khác đặt tại Phụng Thiên Trung Quốc.
Ưu điểm của kiểu súng này là nhỏ, nhẹ, bắn chính xác và ngoài ra còn được trang bị khả năng chống không tầm thấp. Tuy nhiên loại súng này nhanh chóng trở nên lỗi thời trước các loại súng trường bán tự động của phe Đồng Minh.
Vào giai đoạn cuối của của thế chiến thứ 2, rất nhiều súng loại này chưa hoàn thiện do rút ngắn quy trình vẫn được đưa ra chiến trường nên chất lượng không tốt, dẫn đến sự hạn chế chiến đấu của binh lính Nhật Bản.
Súng cũng có tới 4 phiên bản bao gồm: súng trường ngắn, súng trường dài, súng trường chuyên biệt cho lính dù, và phiên bản dành cho lính bắn tỉa.
Ngoài Nhật Bản, thì sau đó có Việt Nam sử dụng trong kháng chiến chống Pháp, Bắc Triều Tiên cũng sử dụng rất nhiều loại súng này trong chiến tranh liên Triều.