Theo đó dòng tiêm kích trên hạm cánh quạt một chỗ ngồi Douglas A-1 Skyraider được biên chế cho cả ba lực lượng viễn chinh chủ lực của Quân đội Mỹ gồm không quân, hải quân và thủy quân lục chiến từ đầu những năm 1950. Nguồn ảnh: flickr.Có một điều khá đặc biệt là ngay khi được biên chế trong năm 1950, A-1 Skyraider đã ngay lập tức lao vào cuộc Chiến tranh Chiều Tiên và đóng vai trò như một máy bay cường kích tấn công mặt đất. Nguồn ảnh: flickr.Và sự ra đi của A-1 Skyraider trong Quân đội Mỹ cũng là lúc Chiến tranh Việt Nam đi vào giai đoạn cuối cùng trong giữa những năm 1970. Bản thân những chiếc A-1 Skyraider cuối cùng cũng kết thúc sứ mệnh của mình trong năm 1985 trong biên chế Không quân Gabon. Nguồn ảnh: flickr.Trong Chiến tranh Việt Nam, lực lượng sử dụng A-1 Skyraider nhiều nhất là Hải quân và Thủy quân Lục chiến Mỹ dành cho các nhiệm vụ tuần tiễu, do thám và hỗ trợ hỏa lực trên không. Năng lực tấn công mặt đất của A-1 Skyraider cũng thuộc vào hàng đáng nể trong giai đoạn này. Nguồn ảnh: Flickr.Hình ảnh một chiếc A-1H Skyraider của Hải quân Mỹ hoạt động trên tàu sân bay USS Midway (CV-41) trong năm 1965. Nguồn ảnh: Flickr.Về thiết kế A-1 Skyraider có chiều dài tổng thể 11,84 mét, sải cánh 15,25 mét, cao 4,78 mét và có diện tích mặt cánh vào khoảng 37,19 mét vuông. Được trang bị 1 động cơ Wright R-3350-26WA có công suất 2.700 mã lực, trọng lượng cất cánh tối đa của A-1 vào khoảng 11.340 kg. Nguồn ảnh: Flickr.Về vũ khí A-1 Skyraider được trang bị 4 pháo 20 mm M3 chia đều hai bên cánh. Ngoài ra, chiếc phi cơ này cũng có thể mang theo tối đa 3,6 tấn vũ khí dưới 15 giá treo. Các loại vũ khí phổ biến của A-1 Skyraider khi tham chiến tại Việt Nam bao gồm mìn, bom cỡ nhỏ, pháo phản lực, pháo khói phản lực hay giá súng rời. Nguồn ảnh: Flickr.A-1 Skyraider với đầy bom chùm M26A1 ở hai bên cánh thường được sử dụng để chống lại bộ binh và phương tiện cơ giới. Nguồn ảnh: Flickr.Bộ đôi A-1 Skyraider của Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: Flickr.Hiện tại hầu hết những chiếc A-1 Skyraider đều hoạt động tại Mỹ bên trong các bộ sưu tập tư nhân dành cho các hoạt động bay biểu diễn. Khả năng hoạt động của A-1 Skyraider cũng không có giới và nguồn phụ tùng thay thế của nó tại Mỹ cũng không phải quá khan hiếm. Nguồn ảnh: Flickr.Tổng cộng, suốt kể từ khi ra đời tới năm 1960, đã có hơn 3.100 chiếc A-1 Skyraider được sản xuất. Trong đó, phía Mỹ ghi nhận khoảng 200 chiếc A-1 Skyrider đã từng bị rơi tại Chiến trường Việt Nam do nhiều lý do, bao gồm cả lý do kỹ thuật. Nguồn ảnh: Flickr.Bản thân A-1 Skyraider cũng phát triển thành hàng chục biến thể khác nhau trong đó có cả biến thể trinh sát điện tử như AD-5Q. Trong khi đó biến thể cuối cùng được chế tạo là A-1J hệ thống động cơ R-3350-26WB. Nguồn ảnh: Flickr.Trong ảnh là một chiếc A-1 Skyraider thuộc một sưu tập tư nhân trang bị rocket phóng loạt 70mm và bom thông dụng trong bay biểu diễn ở Mỹ. Nguồn ảnh: Flickr.Mời độc giả xem video: Cường kích A-1 Skyraider bay biểu diễn ở Mỹ. (nguồn Wings)
Theo đó dòng tiêm kích trên hạm cánh quạt một chỗ ngồi Douglas A-1 Skyraider được biên chế cho cả ba lực lượng viễn chinh chủ lực của Quân đội Mỹ gồm không quân, hải quân và thủy quân lục chiến từ đầu những năm 1950. Nguồn ảnh: flickr.
Có một điều khá đặc biệt là ngay khi được biên chế trong năm 1950, A-1 Skyraider đã ngay lập tức lao vào cuộc Chiến tranh Chiều Tiên và đóng vai trò như một máy bay cường kích tấn công mặt đất. Nguồn ảnh: flickr.
Và sự ra đi của A-1 Skyraider trong Quân đội Mỹ cũng là lúc Chiến tranh Việt Nam đi vào giai đoạn cuối cùng trong giữa những năm 1970. Bản thân những chiếc A-1 Skyraider cuối cùng cũng kết thúc sứ mệnh của mình trong năm 1985 trong biên chế Không quân Gabon. Nguồn ảnh: flickr.
Trong Chiến tranh Việt Nam, lực lượng sử dụng A-1 Skyraider nhiều nhất là Hải quân và Thủy quân Lục chiến Mỹ dành cho các nhiệm vụ tuần tiễu, do thám và hỗ trợ hỏa lực trên không. Năng lực tấn công mặt đất của A-1 Skyraider cũng thuộc vào hàng đáng nể trong giai đoạn này. Nguồn ảnh: Flickr.
Hình ảnh một chiếc A-1H Skyraider của Hải quân Mỹ hoạt động trên tàu sân bay USS Midway (CV-41) trong năm 1965. Nguồn ảnh: Flickr.
Về thiết kế A-1 Skyraider có chiều dài tổng thể 11,84 mét, sải cánh 15,25 mét, cao 4,78 mét và có diện tích mặt cánh vào khoảng 37,19 mét vuông. Được trang bị 1 động cơ Wright R-3350-26WA có công suất 2.700 mã lực, trọng lượng cất cánh tối đa của A-1 vào khoảng 11.340 kg. Nguồn ảnh: Flickr.
Về vũ khí A-1 Skyraider được trang bị 4 pháo 20 mm M3 chia đều hai bên cánh. Ngoài ra, chiếc phi cơ này cũng có thể mang theo tối đa 3,6 tấn vũ khí dưới 15 giá treo. Các loại vũ khí phổ biến của A-1 Skyraider khi tham chiến tại Việt Nam bao gồm mìn, bom cỡ nhỏ, pháo phản lực, pháo khói phản lực hay giá súng rời. Nguồn ảnh: Flickr.
A-1 Skyraider với đầy bom chùm M26A1 ở hai bên cánh thường được sử dụng để chống lại bộ binh và phương tiện cơ giới. Nguồn ảnh: Flickr.
Bộ đôi A-1 Skyraider của Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: Flickr.
Hiện tại hầu hết những chiếc A-1 Skyraider đều hoạt động tại Mỹ bên trong các bộ sưu tập tư nhân dành cho các hoạt động bay biểu diễn. Khả năng hoạt động của A-1 Skyraider cũng không có giới và nguồn phụ tùng thay thế của nó tại Mỹ cũng không phải quá khan hiếm. Nguồn ảnh: Flickr.
Tổng cộng, suốt kể từ khi ra đời tới năm 1960, đã có hơn 3.100 chiếc A-1 Skyraider được sản xuất. Trong đó, phía Mỹ ghi nhận khoảng 200 chiếc A-1 Skyrider đã từng bị rơi tại Chiến trường Việt Nam do nhiều lý do, bao gồm cả lý do kỹ thuật. Nguồn ảnh: Flickr.
Bản thân A-1 Skyraider cũng phát triển thành hàng chục biến thể khác nhau trong đó có cả biến thể trinh sát điện tử như AD-5Q. Trong khi đó biến thể cuối cùng được chế tạo là A-1J hệ thống động cơ R-3350-26WB. Nguồn ảnh: Flickr.
Trong ảnh là một chiếc A-1 Skyraider thuộc một sưu tập tư nhân trang bị rocket phóng loạt 70mm và bom thông dụng trong bay biểu diễn ở Mỹ. Nguồn ảnh: Flickr.
Mời độc giả xem video: Cường kích A-1 Skyraider bay biểu diễn ở Mỹ. (nguồn Wings)