Và mẫu cường kích cánh quạt đó chính là A-1 Skyrider với biến thể A-1E dòng chiến đấu cơ cánh quạt duy nhất được Không quân Mỹ sử dụng trên chiến trường Việt Nam kể từ khi họ tham chiến trên không từ đầu những năm 1960. Nguồn ảnh: Flickr.Ra đời trước khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc chỉ vài tháng, cường kích A-1 Skyrider của Mỹ vẫn kịp tham chiến trong Chiến tranh Thế giới thứ hai và sau đó là Chiến tranh Triều Tiên trước khi đến Chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Flickr.Trong Chiến tranh Việt Nam, Mỹ chủ yếu sử dụng cường kích A-1E vào nhiệm vụ do thám, tuần tiễu. Đây là phiên bản có hai ghế ngồi cạnh nhau và không được thiết kế để thực hiện nhiệm vụ bổ nhào. Nguồn ảnh: Flickr.Cụ thể, khác với nhiều phiên bản A-1 khác, A-1E không được thiết kế kèm phanh bổ nhào. Điều này đồng nghĩa với việc, A-1E sẽ không thực hiện được các nhiệm vụ bổ nhào hoặc thực hiện rất kém do nó phải cắt bom ở độ cao lớn hơn so với các loại phi cơ có phanh bổ nhào khác. Nguồn ảnh: Flickr.Loại phi cơ này có chiều dài 11,84 mét, sải cánh 15,25 mét, cao 4,78 mét và có diện tích mặt cánh vào khoảng 37,19 mét vuông. Được trang bị 1 động cơ có công suất 2700 mã lực, trọng lượng cất cánh tối đa của A-1E vào khoảng 11.340 kg. Nguồn ảnh: Flickr.Ngoài nhiệm vụ tuần thám, các máy bay cường kích A-1E được Mỹ sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam còn làm nhiệm vụ chỉ điểm, sử dụng pháo khói phản lực để đánh dấu vị trí, sau đó điều chỉnh hướng cho các máy bay bổ nhào phản lực tấn công. Nguồn ảnh: Flickr.Một chiếc A-1E Skyraider với bình xăng phụ tham chiến ở chiến trường miền Nam Việt Nam. Nguồn ảnh: Flickr.Tốc độ bay lớn nhất của A-1E vào khoảng 520 km/h, tốc độ bay đường trường là 475 km/h và có tầm bay tốid da lên tới 2115 km. Trần bay của loại phi cơ cường kích này vào khoảng 8500 mét, đủ để tránh được các loại hỏa lực phòng không hạng nhẹ của Quân Giải phóng. Nguồn ảnh: Flickr.Phiên bản A-1E được trang bị vũ khí bao gồm 4 pháo 20 mm chia đều hai bên cánh. Ngoài ra, chiếc phi cơ này cũng có thể mang theo tối đa 3,6 tấn vũ khí dưới 15 giá treo. Các loại vũ khí phổ biến của A-1E khi sử dụng ở Việt Nam bao gồm mìn, bom cỡ nhỏ, pháo phản lực, pháo khói phản lực hay giá súng rời. Nguồn ảnh: Flickr.Tổng cộng, suốt kể từ khi ra đời tới năm 1960, đã có hơn 3100 chiếc được sản xuất. Trong đó, phía Mỹ ghi nhận khoảng 200 chiếc A-1 Skyrider đã từng bị rơi tại Chiến trường Việt Nam do nhiều lý do, bao gồm cả lý do kỹ thuật. Nguồn ảnh: Flickr.Tới nay, A-1 Skyrider đã được cho nghỉ hưu hoàn toàn, hiện không còn một quốc gia nào trên thế giới sử dụng loại phi cơ này. Ảnh: Một bức không ảnh được chụp từ phi cơ A-1E trong Chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Flickr.Một chiếc Douglas A-1 Skyraider của Không quân Hải quân Mỹ với toàn tải vũ khí ở hai bên cánh, ta có thể thấy cánh chính của nó có thể gấp lại được để hoạt động trên tàu sân bay. Nguồn ảnh: deviantart.com. Mời độc giả xem Video: Cường kích cơ A-1E ném bom không kích trong Chiến tranh Việt Nam.
Và mẫu cường kích cánh quạt đó chính là A-1 Skyrider với biến thể A-1E dòng chiến đấu cơ cánh quạt duy nhất được Không quân Mỹ sử dụng trên chiến trường Việt Nam kể từ khi họ tham chiến trên không từ đầu những năm 1960. Nguồn ảnh: Flickr.
Ra đời trước khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc chỉ vài tháng, cường kích A-1 Skyrider của Mỹ vẫn kịp tham chiến trong Chiến tranh Thế giới thứ hai và sau đó là Chiến tranh Triều Tiên trước khi đến Chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Flickr.
Trong Chiến tranh Việt Nam, Mỹ chủ yếu sử dụng cường kích A-1E vào nhiệm vụ do thám, tuần tiễu. Đây là phiên bản có hai ghế ngồi cạnh nhau và không được thiết kế để thực hiện nhiệm vụ bổ nhào. Nguồn ảnh: Flickr.
Cụ thể, khác với nhiều phiên bản A-1 khác, A-1E không được thiết kế kèm phanh bổ nhào. Điều này đồng nghĩa với việc, A-1E sẽ không thực hiện được các nhiệm vụ bổ nhào hoặc thực hiện rất kém do nó phải cắt bom ở độ cao lớn hơn so với các loại phi cơ có phanh bổ nhào khác. Nguồn ảnh: Flickr.
Loại phi cơ này có chiều dài 11,84 mét, sải cánh 15,25 mét, cao 4,78 mét và có diện tích mặt cánh vào khoảng 37,19 mét vuông. Được trang bị 1 động cơ có công suất 2700 mã lực, trọng lượng cất cánh tối đa của A-1E vào khoảng 11.340 kg. Nguồn ảnh: Flickr.
Ngoài nhiệm vụ tuần thám, các máy bay cường kích A-1E được Mỹ sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam còn làm nhiệm vụ chỉ điểm, sử dụng pháo khói phản lực để đánh dấu vị trí, sau đó điều chỉnh hướng cho các máy bay bổ nhào phản lực tấn công. Nguồn ảnh: Flickr.
Một chiếc A-1E Skyraider với bình xăng phụ tham chiến ở chiến trường miền Nam Việt Nam. Nguồn ảnh: Flickr.
Tốc độ bay lớn nhất của A-1E vào khoảng 520 km/h, tốc độ bay đường trường là 475 km/h và có tầm bay tốid da lên tới 2115 km. Trần bay của loại phi cơ cường kích này vào khoảng 8500 mét, đủ để tránh được các loại hỏa lực phòng không hạng nhẹ của Quân Giải phóng. Nguồn ảnh: Flickr.
Phiên bản A-1E được trang bị vũ khí bao gồm 4 pháo 20 mm chia đều hai bên cánh. Ngoài ra, chiếc phi cơ này cũng có thể mang theo tối đa 3,6 tấn vũ khí dưới 15 giá treo. Các loại vũ khí phổ biến của A-1E khi sử dụng ở Việt Nam bao gồm mìn, bom cỡ nhỏ, pháo phản lực, pháo khói phản lực hay giá súng rời. Nguồn ảnh: Flickr.
Tổng cộng, suốt kể từ khi ra đời tới năm 1960, đã có hơn 3100 chiếc được sản xuất. Trong đó, phía Mỹ ghi nhận khoảng 200 chiếc A-1 Skyrider đã từng bị rơi tại Chiến trường Việt Nam do nhiều lý do, bao gồm cả lý do kỹ thuật. Nguồn ảnh: Flickr.
Tới nay, A-1 Skyrider đã được cho nghỉ hưu hoàn toàn, hiện không còn một quốc gia nào trên thế giới sử dụng loại phi cơ này. Ảnh: Một bức không ảnh được chụp từ phi cơ A-1E trong Chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Flickr.
Một chiếc Douglas A-1 Skyraider của Không quân Hải quân Mỹ với toàn tải vũ khí ở hai bên cánh, ta có thể thấy cánh chính của nó có thể gấp lại được để hoạt động trên tàu sân bay. Nguồn ảnh: deviantart.com.
Mời độc giả xem Video: Cường kích cơ A-1E ném bom không kích trong Chiến tranh Việt Nam.