Không quân Mỹ gần như làm chủ hoàn toàn bầu trời trong giai đoạn của Chiến tranh Việt Nam, sức mạnh trên cũng là chỗ dựa cho bộ binh Mỹ bên dưới mặt đất. Nguồn ảnh: Life.Một trong những loại máy bay được Mỹ sử dụng nhiều nhất trong các chiến dịch không kích chiến thuật trên bầu trời Việt Nam là tiêm kích bom F-4 Phantom II. Điều đặc biệt đó là chỉ phiên bản F-4E của Không quân Hải quân Mỹ được trang bị pháo, các phiên bản khác của Không quân và Lục quân Mỹ hoàn toàn không có pháo hay súng mà chỉ có tên lửa và pháo phản lực. Nguồn ảnh: Life.Phòng tác chiến không quân của Không quân Hải quân Mỹ hoạt động liên tục 24/7 cung cấp hỏa lực chi viện cho quân đội Mỹ dưới mặt đất. Nguồn ảnh: Life.Máy bay vận tải C-47 với những khẩu súng máy 6 nòng mang biệt danh "Hỏa Long" được quân đội Mỹ sử dụng để tấn công vào các đoàn xe vận tải của Quân Giải phóng trên đường Trường Sơn. Nguồn ảnh: Life.Các máy bay A-1 Skyraiders tung hỏa châu rọi sáng trận địa để phối hợp cùng bộ binh Mỹ tác chiến trong đêm. Bên phải là hình ảnh phi công Mỹ trên khoang lái khi tác chiến. Nguồn ảnh: Life.A-1 Skyraider là loại máy bay cường kích cánh quạt có độ chính xác rất cao, chuyên thực hiện các phi vụ tấn công mặt đất yểm trợ bộ binh Mỹ. Ảnh: Một máy bay A-1 Skyraider đang vọt lên sau khi bổ nhào tấn công bằng bom napalm. Nguồn ảnh: Life.F-4 Phantom II của Không quân Mỹ chiến đấu tại miền Nam Việt Nam. Đây cũng là loại máy bay bị bắn hạ nhiều nhất trên chiến trường Việt Nam với hơn 400 chiếc bị tiêu diệt. Nguồn ảnh: Life.Bom napalm chuyên được sử dụng để dọn trống các vùng cây cối và đốt phá làng mạc. Phía Mỹ kết hợp việc dồn dân vào ấp chiến lược và đốt phá nhà cửa, làng mạc nhằm thu hẹp phạm vi hoạt động của du kích và Quân Giải phóng. Nguồn ảnh: Life.Một điều khá trớ trêu đó là chỉ vài tuần sau khi bị đốt phá, cây cối trong khu vực bị rải bom napalm lại mọc lên rất nhanh và tươi tốt hơn cả lúc đầu. Nguồn ảnh: Life.Các máy bay F-102 của Không quân Mỹ làm nhiệm vụ tuần thám trên không vào năm 1966. Thời điểm này, Không quân Mỹ gần như làm chủ hoàn toàn bầu trời của miền Nam Việt Nam. Nguồn ảnh: Life.Phi cơ F-100 sử dụng hỏa tiễn tấn công mục tiêu dưới mặt đất trong một chuyến bay yểm trợ được thực hiện vào năm 1966. Nguồn ảnh: Life.F-4 Con Ma của Không quân Mỹ tại sân bay Phan Rang, ảnh chụp năm 1966. Nguồn ảnh: Life. Mời độc giả xem Video: Cận cảnh Không quân Mỹ thực hiện các phi vụ tấn công ở miền Nam Việt Nam năm 1965.
Không quân Mỹ gần như làm chủ hoàn toàn bầu trời trong giai đoạn của Chiến tranh Việt Nam, sức mạnh trên cũng là chỗ dựa cho bộ binh Mỹ bên dưới mặt đất. Nguồn ảnh: Life.
Một trong những loại máy bay được Mỹ sử dụng nhiều nhất trong các chiến dịch không kích chiến thuật trên bầu trời Việt Nam là tiêm kích bom F-4 Phantom II. Điều đặc biệt đó là chỉ phiên bản F-4E của Không quân Hải quân Mỹ được trang bị pháo, các phiên bản khác của Không quân và Lục quân Mỹ hoàn toàn không có pháo hay súng mà chỉ có tên lửa và pháo phản lực. Nguồn ảnh: Life.
Phòng tác chiến không quân của Không quân Hải quân Mỹ hoạt động liên tục 24/7 cung cấp hỏa lực chi viện cho quân đội Mỹ dưới mặt đất. Nguồn ảnh: Life.
Máy bay vận tải C-47 với những khẩu súng máy 6 nòng mang biệt danh "Hỏa Long" được quân đội Mỹ sử dụng để tấn công vào các đoàn xe vận tải của Quân Giải phóng trên đường Trường Sơn. Nguồn ảnh: Life.
Các máy bay A-1 Skyraiders tung hỏa châu rọi sáng trận địa để phối hợp cùng bộ binh Mỹ tác chiến trong đêm. Bên phải là hình ảnh phi công Mỹ trên khoang lái khi tác chiến. Nguồn ảnh: Life.
A-1 Skyraider là loại máy bay cường kích cánh quạt có độ chính xác rất cao, chuyên thực hiện các phi vụ tấn công mặt đất yểm trợ bộ binh Mỹ. Ảnh: Một máy bay A-1 Skyraider đang vọt lên sau khi bổ nhào tấn công bằng bom napalm. Nguồn ảnh: Life.
F-4 Phantom II của Không quân Mỹ chiến đấu tại miền Nam Việt Nam. Đây cũng là loại máy bay bị bắn hạ nhiều nhất trên chiến trường Việt Nam với hơn 400 chiếc bị tiêu diệt. Nguồn ảnh: Life.
Bom napalm chuyên được sử dụng để dọn trống các vùng cây cối và đốt phá làng mạc. Phía Mỹ kết hợp việc dồn dân vào ấp chiến lược và đốt phá nhà cửa, làng mạc nhằm thu hẹp phạm vi hoạt động của du kích và Quân Giải phóng. Nguồn ảnh: Life.
Một điều khá trớ trêu đó là chỉ vài tuần sau khi bị đốt phá, cây cối trong khu vực bị rải bom napalm lại mọc lên rất nhanh và tươi tốt hơn cả lúc đầu. Nguồn ảnh: Life.
Các máy bay F-102 của Không quân Mỹ làm nhiệm vụ tuần thám trên không vào năm 1966. Thời điểm này, Không quân Mỹ gần như làm chủ hoàn toàn bầu trời của miền Nam Việt Nam. Nguồn ảnh: Life.
Phi cơ F-100 sử dụng hỏa tiễn tấn công mục tiêu dưới mặt đất trong một chuyến bay yểm trợ được thực hiện vào năm 1966. Nguồn ảnh: Life.
F-4 Con Ma của Không quân Mỹ tại sân bay Phan Rang, ảnh chụp năm 1966. Nguồn ảnh: Life.
Mời độc giả xem Video: Cận cảnh Không quân Mỹ thực hiện các phi vụ tấn công ở miền Nam Việt Nam năm 1965.