Thảm họa xảy ra gần như cùng ngày, khi Iran phóng tên lửa vào các căn cứ quân sự của Mỹ ở Iraq. Tuyên bố từ Văn phòng Tổng thống Iran cho biết chuyến bay 752 của các hãng hàng không Ukraine đã bị bắn hạ do bị nghi ngờ là một "vật thể bay thù địch" đang tiếp cận một trung tâm chỉ huy "nhạy cảm" của Lực lượng Vệ binh Hồi giáo Iran (IRGC).Tổng thống Iran Hassan Rouhani gửi lời chia buồn tới gia đình của những người thiệt mạng trong vụ tai nạn máy bay trên chuyến bay 752 và hứa rằng, không thể tha thứ cho những người đã sai lầm trong việc bắn hạ máy bay dân dụng của Hãng hàng không Ukraine.Trên mạng xã hội Twitter sau đó đã xuất hiện một bức ảnh, nghi là mảnh vỡ của tên lửa phòng không 9M330, được phóng từ hệ thống phòng không Tor-M1, do Nga sản xuất. Bức ảnh này được cho là chụp ở Paranda, ngoại ô Tehran, nơi máy bay bị rơi.Giới quân sự đặt câu hỏi, tại sao Iran lại có hệ thống phòng không nổi tiếng này, trong khi họ liên tục bị bao vây cấm vận trong nhiều năm nay, nhất là về vũ khí. Trước hết về nguồn gốc của hệ thống phòng không Tor: Đây là hệ thống tên lửa đất đối không tự hành tầm ngắn, do Liên Xô (sau này là Nga) phát triển, đưa vào biên chế từ năm 1986; có thể hoạt động được trong mọi điều kiện thời tiết, khả năng kháng nhiễu cao.Tên lửa Tor có thể tiêu diệt các mục tiêu bay từ độ cao thấp đến trung bình, như máy bay, trực thăng, tên lửa hành trình, vũ khí điều khiển chính xác, máy bay không người lái, thậm chí là tên lửa đường đạn và đã được hiện đại hóa nhiều lần.Phiên bản Tor của Iran là phiên bản hiện đại hóa có tên Tor-M1, có thể trinh sát, phát hiện và tiêu diệt mục tiêu một cách độc lập. Hệ thống Tor-M1 có sức cơ động cao, có nhiệm vụ bảo vệ các mục tiêu quan trọng của Iran. Radar của hệ thống Tor-M1 có khả năng phát hiện tối đa 48 mục tiêu ở khoảng cách 25 km; hệ thống sử dụng tên lửa 9M330 hoặc 9M331, với động cơ nhiên liệu rắn một tầng, được đặt trong ống phóng của tổ hợp.Tên lửa 9M330 có thể tiêu diệt mục tiêu bay trong cự ly 12 km, chiều cao 6.000 m; những thông số này sẽ bị giảm bớt, nếu mục tiêu bay nhanh hơn 700 m/s. Trong vụ chiếc máy bay chở khách Boeing bị rơi, máy bay đang ở độ cao 3.800 mét và tốc độ khoảng 141 m/s; đây là điều kiện lý tưởng để hệ thống Tor-M1 bắn hạ.Hệ thống phòng không Tor là loại vũ khí được phép xuất khẩu và hiện có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới; Trung Quốc là khách hàng đầu tiên của loại tên lửa này; khách hàng còn có cả Hy Lạp, một thành viên NATO, cũng trang bị các hệ thống phòng không này.Nhưng với Iran lại là vấn đề khác; năm 2004, Iran đã đề nghị Nga để giúp đỡ trong việc tăng cường các hệ thống phòng không của họ; các lệnh trừng phạt quốc tế áp đặt đối với Iran, nhưng chỉ cấm bán vũ khí tiến công cho Iran chứ không ngăn cản Tehran mua vũ khí phòng thủ.Khi đó Matxcơva đã đề nghị Tehran mua một số hệ thống phòng không tiên tiến S-300 và cùng với đó là các hệ thống phòng không Tor để bảo vệ S-300; hợp đồng mua S-300 được ký kết với giá 1,5 tỷ USD và 29 hệ thống Tor-M1 với giá 700 triệu USD.Tuy nhiên do vướng vào chương trình hạt nhân, nên Iran chỉ nhận được số vũ khí trên vào năm 2016 với sự quyết tâm bán vũ khí của Nga và việc ngăn cản quyết liệt của Mỹ. Tình báo Mỹ cũng nghi ngờ, Iran trước đó cũng đã sở hữu các hệ thống phòng không Tor có nguồn gốc từ Ukraine.Từ năm 1999-2003, nguồn cung vũ khí từ Ukraine chiếm một phần đáng kể trong việc nhập khẩu vũ khí của Iran, vì khi đó Ukraine được thừa hưởng nhiều vũ khí sau khi Liên Xô tan rã và họ đã xuất khẩu cho tất cả các quốc gia có nhu cầu, mà không phân biệt bất kỳ thể chế chính trị nào.Tận dụng cơ hội này, Iran đã mua nhiều vũ khí cũng như công nghệ sản xuất các loại vũ khí này từ Ukraine với giá rẻ; nhiều chuyên gia quân sự của Ukraine từ thời Liên Xô cũng đến Iran làm việc và giúp cho Iran có nền công nghiệp quốc phòng tương đối phát triển như hiện nay.Video Sức mạnh hệ thống tên lửa phòng không tự hành Tor-M1 - Nguồn: VietNamMilitaryPower@Youtube
Thảm họa xảy ra gần như cùng ngày, khi Iran phóng tên lửa vào các căn cứ quân sự của Mỹ ở Iraq. Tuyên bố từ Văn phòng Tổng thống Iran cho biết chuyến bay 752 của các hãng hàng không Ukraine đã bị bắn hạ do bị nghi ngờ là một "vật thể bay thù địch" đang tiếp cận một trung tâm chỉ huy "nhạy cảm" của Lực lượng Vệ binh Hồi giáo Iran (IRGC).
Tổng thống Iran Hassan Rouhani gửi lời chia buồn tới gia đình của những người thiệt mạng trong vụ tai nạn máy bay trên chuyến bay 752 và hứa rằng, không thể tha thứ cho những người đã sai lầm trong việc bắn hạ máy bay dân dụng của Hãng hàng không Ukraine.
Trên mạng xã hội Twitter sau đó đã xuất hiện một bức ảnh, nghi là mảnh vỡ của tên lửa phòng không 9M330, được phóng từ hệ thống phòng không Tor-M1, do Nga sản xuất. Bức ảnh này được cho là chụp ở Paranda, ngoại ô Tehran, nơi máy bay bị rơi.
Giới quân sự đặt câu hỏi, tại sao Iran lại có hệ thống phòng không nổi tiếng này, trong khi họ liên tục bị bao vây cấm vận trong nhiều năm nay, nhất là về vũ khí. Trước hết về nguồn gốc của hệ thống phòng không Tor: Đây là hệ thống tên lửa đất đối không tự hành tầm ngắn, do Liên Xô (sau này là Nga) phát triển, đưa vào biên chế từ năm 1986; có thể hoạt động được trong mọi điều kiện thời tiết, khả năng kháng nhiễu cao.
Tên lửa Tor có thể tiêu diệt các mục tiêu bay từ độ cao thấp đến trung bình, như máy bay, trực thăng, tên lửa hành trình, vũ khí điều khiển chính xác, máy bay không người lái, thậm chí là tên lửa đường đạn và đã được hiện đại hóa nhiều lần.
Phiên bản Tor của Iran là phiên bản hiện đại hóa có tên Tor-M1, có thể trinh sát, phát hiện và tiêu diệt mục tiêu một cách độc lập. Hệ thống Tor-M1 có sức cơ động cao, có nhiệm vụ bảo vệ các mục tiêu quan trọng của Iran. Radar của hệ thống Tor-M1 có khả năng phát hiện tối đa 48 mục tiêu ở khoảng cách 25 km; hệ thống sử dụng tên lửa 9M330 hoặc 9M331, với động cơ nhiên liệu rắn một tầng, được đặt trong ống phóng của tổ hợp.
Tên lửa 9M330 có thể tiêu diệt mục tiêu bay trong cự ly 12 km, chiều cao 6.000 m; những thông số này sẽ bị giảm bớt, nếu mục tiêu bay nhanh hơn 700 m/s. Trong vụ chiếc máy bay chở khách Boeing bị rơi, máy bay đang ở độ cao 3.800 mét và tốc độ khoảng 141 m/s; đây là điều kiện lý tưởng để hệ thống Tor-M1 bắn hạ.
Hệ thống phòng không Tor là loại vũ khí được phép xuất khẩu và hiện có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới; Trung Quốc là khách hàng đầu tiên của loại tên lửa này; khách hàng còn có cả Hy Lạp, một thành viên NATO, cũng trang bị các hệ thống phòng không này.
Nhưng với Iran lại là vấn đề khác; năm 2004, Iran đã đề nghị Nga để giúp đỡ trong việc tăng cường các hệ thống phòng không của họ; các lệnh trừng phạt quốc tế áp đặt đối với Iran, nhưng chỉ cấm bán vũ khí tiến công cho Iran chứ không ngăn cản Tehran mua vũ khí phòng thủ.
Khi đó Matxcơva đã đề nghị Tehran mua một số hệ thống phòng không tiên tiến S-300 và cùng với đó là các hệ thống phòng không Tor để bảo vệ S-300; hợp đồng mua S-300 được ký kết với giá 1,5 tỷ USD và 29 hệ thống Tor-M1 với giá 700 triệu USD.
Tuy nhiên do vướng vào chương trình hạt nhân, nên Iran chỉ nhận được số vũ khí trên vào năm 2016 với sự quyết tâm bán vũ khí của Nga và việc ngăn cản quyết liệt của Mỹ. Tình báo Mỹ cũng nghi ngờ, Iran trước đó cũng đã sở hữu các hệ thống phòng không Tor có nguồn gốc từ Ukraine.
Từ năm 1999-2003, nguồn cung vũ khí từ Ukraine chiếm một phần đáng kể trong việc nhập khẩu vũ khí của Iran, vì khi đó Ukraine được thừa hưởng nhiều vũ khí sau khi Liên Xô tan rã và họ đã xuất khẩu cho tất cả các quốc gia có nhu cầu, mà không phân biệt bất kỳ thể chế chính trị nào.
Tận dụng cơ hội này, Iran đã mua nhiều vũ khí cũng như công nghệ sản xuất các loại vũ khí này từ Ukraine với giá rẻ; nhiều chuyên gia quân sự của Ukraine từ thời Liên Xô cũng đến Iran làm việc và giúp cho Iran có nền công nghiệp quốc phòng tương đối phát triển như hiện nay.
Video Sức mạnh hệ thống tên lửa phòng không tự hành Tor-M1 - Nguồn: VietNamMilitaryPower@Youtube