Truyền thông phương Tây vừa đồng loạt đăng tải thông tin cho biết, nhiều khả năng chuyến bay số hiệu 752 của Hãng hàng không Ukraine đã bị bắn rơi bởi tổ hợp tên lửa Tor của Iran hôm 8/1. Ảnh: Hiện trường máy bay Boeing 737 chở 170 người gặp nạn ở ngoại ô Iran hôm nay. Nguồn: Twitter/ Yosef Yisrael.Đây là hệ thống tên lửa được ra đời từ thời Liên Xô, tới nay vẫn được sử dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới và thậm chí các tổ hợp Tor phiên bản mới còn tỏ ra cực kỳ hiện đại và nguy hiểm trong tác chiến hiện đại. Nguồn ảnh: Pinterest.Tổ hợp tên lửa Tor được Liên Xô sản xuất từ giữa thập niên 80 của thế kỷ trước và lần đầu tiên được đưa vào biên chế sử dụng từ năm 1986 trong biên chế quân đội Liên Xô. Nguồn ảnh: Pinterest.Đây là tổ hợp tên lửa đất đối không tầm ngắn, được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu bay ở độ cao thấp đến trung bình. Điều này khiến cho giả thiết chuyến bay 752 bị bắn hạ bởi Tor là khá có lý khi mà chuyến bay mới chỉ cất cánh được vài phút. Nguồn ảnh: Pinterest.Thông thường, các máy bay thương mại sẽ bay ở độ cao 30.000 feet hay 10.000 mét. Khi lên tới độ cao này, chắc chắn tổ hợp tên lửa Tor sẽ không thể bắn hạ được chuyến bay. Nguồn ảnh: Pinterest.Trên lý thuyết, tổ hợp tên lửa Tor được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu như máy bay chiến đấu ở độ cao thấp, trực thăng hoặc tên lửa hành trình ở pha cuối. Nguồn ảnh: Pinterest.Mỗi tổ hợp tên lửa đối không tầm ngắn Tor có trọng lượng tổng cộng 34 tấn, dài 7,5 mét và có chiều rộng 3,3 mét. Tổ hợp tên lửa này được tối ưu hóa hoàn toàn nên kíp chiến đấu chỉ cần ba người. Nguồn ảnh: Pinterest.Vũ khí chính của tổ hợp tên lửa Tor nguyên bản là những quả tên lửa 9M330 hoặc 9M331. Tuy nhiên ở những phiên bản hiện đại hơn, Tor có khả năng tương thích với đạn tên lửa 9K332 cho phép tiêu diệt mục tiêu ở độ cao lên tới 8 km và kíp chiến đấu giảm xuống còn 2 người. Nguồn ảnh: Pinterest.Tùy từng phiên bản mà giá của tổ hợp tên lửa Tor có thể lên tới hơn 30 triệu USD cho mỗi tổ hợp. Hiện nay, trên thế giới cũng đang có tới gần 20 quốc gia sử dụng Tor trong biên chế - trong đó có Iran. Nguồn ảnh: Pinterest.Mặc dù vậy, vẫn rất khó có thể xác định được rằng liệu chuyến bay 752 có phải đã bị bắn hạ bởi tổ hợp tên lửa Tor hay không. Thậm chí, Iran còn mời các chuyên gia nước ngoài tới nước này để tìm hiểu nguyên nhân tai nạn của chuyến bay - một động thái khá "cởi mở" của Iran khiến nhiều người tin rằng chuyến bay của Ukraine rơi chỉ là do tai nạn. Nguồn ảnh: Gify.Mời độc giả xem Video: Tổ hợp tên lửa đáng sợ bậc nhất của Quân đội Nga.
Truyền thông phương Tây vừa đồng loạt đăng tải thông tin cho biết, nhiều khả năng chuyến bay số hiệu 752 của Hãng hàng không Ukraine đã bị bắn rơi bởi tổ hợp tên lửa Tor của Iran hôm 8/1. Ảnh: Hiện trường máy bay Boeing 737 chở 170 người gặp nạn ở ngoại ô Iran hôm nay. Nguồn: Twitter/ Yosef Yisrael.
Đây là hệ thống tên lửa được ra đời từ thời Liên Xô, tới nay vẫn được sử dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới và thậm chí các tổ hợp Tor phiên bản mới còn tỏ ra cực kỳ hiện đại và nguy hiểm trong tác chiến hiện đại. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tổ hợp tên lửa Tor được Liên Xô sản xuất từ giữa thập niên 80 của thế kỷ trước và lần đầu tiên được đưa vào biên chế sử dụng từ năm 1986 trong biên chế quân đội Liên Xô. Nguồn ảnh: Pinterest.
Đây là tổ hợp tên lửa đất đối không tầm ngắn, được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu bay ở độ cao thấp đến trung bình. Điều này khiến cho giả thiết chuyến bay 752 bị bắn hạ bởi Tor là khá có lý khi mà chuyến bay mới chỉ cất cánh được vài phút. Nguồn ảnh: Pinterest.
Thông thường, các máy bay thương mại sẽ bay ở độ cao 30.000 feet hay 10.000 mét. Khi lên tới độ cao này, chắc chắn tổ hợp tên lửa Tor sẽ không thể bắn hạ được chuyến bay. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trên lý thuyết, tổ hợp tên lửa Tor được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu như máy bay chiến đấu ở độ cao thấp, trực thăng hoặc tên lửa hành trình ở pha cuối. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mỗi tổ hợp tên lửa đối không tầm ngắn Tor có trọng lượng tổng cộng 34 tấn, dài 7,5 mét và có chiều rộng 3,3 mét. Tổ hợp tên lửa này được tối ưu hóa hoàn toàn nên kíp chiến đấu chỉ cần ba người. Nguồn ảnh: Pinterest.
Vũ khí chính của tổ hợp tên lửa Tor nguyên bản là những quả tên lửa 9M330 hoặc 9M331. Tuy nhiên ở những phiên bản hiện đại hơn, Tor có khả năng tương thích với đạn tên lửa 9K332 cho phép tiêu diệt mục tiêu ở độ cao lên tới 8 km và kíp chiến đấu giảm xuống còn 2 người. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tùy từng phiên bản mà giá của tổ hợp tên lửa Tor có thể lên tới hơn 30 triệu USD cho mỗi tổ hợp. Hiện nay, trên thế giới cũng đang có tới gần 20 quốc gia sử dụng Tor trong biên chế - trong đó có Iran. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mặc dù vậy, vẫn rất khó có thể xác định được rằng liệu chuyến bay 752 có phải đã bị bắn hạ bởi tổ hợp tên lửa Tor hay không. Thậm chí, Iran còn mời các chuyên gia nước ngoài tới nước này để tìm hiểu nguyên nhân tai nạn của chuyến bay - một động thái khá "cởi mở" của Iran khiến nhiều người tin rằng chuyến bay của Ukraine rơi chỉ là do tai nạn. Nguồn ảnh: Gify.
Mời độc giả xem Video: Tổ hợp tên lửa đáng sợ bậc nhất của Quân đội Nga.