Đầu tiên và cũng là gần đây nhất chính là vụ rơi máy bay mang số hiệu MH17 của Hãng hàng không Malaysia khi bay trên bầu trời Ukraine. Nguồn ảnh: BI.Vụ việc xảy ra vào năm 2014 khi mà Ukraine đang có xung đột căng thẳng. Chuyến bay MH17 khởi hành từ Amsterdam và dự định sẽ tới Kuala Lumpua vào ngày 17/7/2014. Nguồn ảnh: BI.Khi bay qua không phận Ukraine, chuyến bay MH17 đã bị bắn hạ bởi tổ hợp tên lửa phòng không Buk do Nga sản xuất. Thủ phạm gây ra vụ thảm họa này sau đó được xác định là nhóm ly khai thân Nga ở Ukraine. Nguồn ảnh: BI.Mặc dù vậy, Nga phủ nhận mọi cáo buộc liên quan tới việc chuyến bay MH17 bị bắn hạ. Toàn bộ 283 hành khách và phi hành đoàn trên chuyến bay thiệt mạng trong vụ việc. Nguồn ảnh: BI.Tháng 7/1988, chuyến bay thương mại số hiệu 665 của hãng hàng không Iran cũng bị bắn hạ khi đang bay qua Vịnh Ba Tư. Nguồn ảnh: BI.Thủ phạm của vụ việc được cho là tổ hợp tên lửa phòng không đất đối không được phóng đi từ tàu USS Vincennes của Hải quân Mỹ. Toàn bộ 290 hành khách trên máy bay thiệt mạng. Nguồn ảnh: BI.Trong thời điểm diễn ra vụ việc chuyến bay 665 của Iran bị bắn hạ, căng thẳng ở khu vực vùng Vịnh giữa Mỹ và Iran đang lên tới đỉnh điểm, thậm chí hải quân hai nước còn thường xuyên xung đột bằng vũ khí nóng trên biển. Nguồn ảnh: BI.Iran cáo buộc Mỹ chưa hề thông báo trước khi khai hỏa, trong khi đó phía Mỹ khẳng định đã liên lạc bộ đàm tới 11 lần nhưng không nhận được câu trả lời. Do chuyến bay 665 rơi giữa biển, tới nay hộp đen của nó vẫn chưa được tìm thấy nên hai bên vẫn chưa chịu "nhận sai" về phía mình. Nguồn ảnh: BI.Năm 1983, một máy bay chở khách của hãng hàng không quốc gia Hàn Quốc mang số hiệu 007 cũng đã bị bắn hạ bởi chiến đấu cơ Liên Xô khi vô tình xâm phạm vào không phận của quốc gia này. Nguồn ảnh: BI.Vào ngày 1/9/1983, chuyến bay số hiệu 007 của Hàn Quốc khởi hành từ New York tới Seoul đã bay lệch đường sau khi hạ cánh tiếp nhiên liệu ở Alaska, Mỹ. Pha lệch đường tai hại của phi hành đoàn đã đưa toàn bộ 269 người trên máy bay "vào chỗ chết". Nguồn ảnh: BI.Đây cũng là thời điểm căng thẳng cuối Chiến tranh Lạnh leo thang từng ngày. Hung thủ gây ra cái chết của hơn 250 người trên máy bay được cho là chiến đấu cơ Su-15 của Nga. Nguồn ảnh: BI.Vài năm trước đây, phi công điều khiển chiến đấu cơ Su-15 "tội đồ" đã trả lời phỏng vấn CNN và cho biết, trước khi bắn hạ chuyến bay của Hàn Quốc, anh ta đã thử liên lạc nhiều lần nhưng không thành công và chỉ thi hành mệnh lệnh được giao. Nguồn ảnh: BI.Mời độc giả xem Video: Chuyến bay MH17 của hãng hàng không quốc gia Malaysia Airlines bị bắn hạ trên không phận Ukraine.
Đầu tiên và cũng là gần đây nhất chính là vụ rơi máy bay mang số hiệu MH17 của Hãng hàng không Malaysia khi bay trên bầu trời Ukraine. Nguồn ảnh: BI.
Vụ việc xảy ra vào năm 2014 khi mà Ukraine đang có xung đột căng thẳng. Chuyến bay MH17 khởi hành từ Amsterdam và dự định sẽ tới Kuala Lumpua vào ngày 17/7/2014. Nguồn ảnh: BI.
Khi bay qua không phận Ukraine, chuyến bay MH17 đã bị bắn hạ bởi tổ hợp tên lửa phòng không Buk do Nga sản xuất. Thủ phạm gây ra vụ thảm họa này sau đó được xác định là nhóm ly khai thân Nga ở Ukraine. Nguồn ảnh: BI.
Mặc dù vậy, Nga phủ nhận mọi cáo buộc liên quan tới việc chuyến bay MH17 bị bắn hạ. Toàn bộ 283 hành khách và phi hành đoàn trên chuyến bay thiệt mạng trong vụ việc. Nguồn ảnh: BI.
Tháng 7/1988, chuyến bay thương mại số hiệu 665 của hãng hàng không Iran cũng bị bắn hạ khi đang bay qua Vịnh Ba Tư. Nguồn ảnh: BI.
Thủ phạm của vụ việc được cho là tổ hợp tên lửa phòng không đất đối không được phóng đi từ tàu USS Vincennes của Hải quân Mỹ. Toàn bộ 290 hành khách trên máy bay thiệt mạng. Nguồn ảnh: BI.
Trong thời điểm diễn ra vụ việc chuyến bay 665 của Iran bị bắn hạ, căng thẳng ở khu vực vùng Vịnh giữa Mỹ và Iran đang lên tới đỉnh điểm, thậm chí hải quân hai nước còn thường xuyên xung đột bằng vũ khí nóng trên biển. Nguồn ảnh: BI.
Iran cáo buộc Mỹ chưa hề thông báo trước khi khai hỏa, trong khi đó phía Mỹ khẳng định đã liên lạc bộ đàm tới 11 lần nhưng không nhận được câu trả lời. Do chuyến bay 665 rơi giữa biển, tới nay hộp đen của nó vẫn chưa được tìm thấy nên hai bên vẫn chưa chịu "nhận sai" về phía mình. Nguồn ảnh: BI.
Năm 1983, một máy bay chở khách của hãng hàng không quốc gia Hàn Quốc mang số hiệu 007 cũng đã bị bắn hạ bởi chiến đấu cơ Liên Xô khi vô tình xâm phạm vào không phận của quốc gia này. Nguồn ảnh: BI.
Vào ngày 1/9/1983, chuyến bay số hiệu 007 của Hàn Quốc khởi hành từ New York tới Seoul đã bay lệch đường sau khi hạ cánh tiếp nhiên liệu ở Alaska, Mỹ. Pha lệch đường tai hại của phi hành đoàn đã đưa toàn bộ 269 người trên máy bay "vào chỗ chết". Nguồn ảnh: BI.
Đây cũng là thời điểm căng thẳng cuối Chiến tranh Lạnh leo thang từng ngày. Hung thủ gây ra cái chết của hơn 250 người trên máy bay được cho là chiến đấu cơ Su-15 của Nga. Nguồn ảnh: BI.
Vài năm trước đây, phi công điều khiển chiến đấu cơ Su-15 "tội đồ" đã trả lời phỏng vấn CNN và cho biết, trước khi bắn hạ chuyến bay của Hàn Quốc, anh ta đã thử liên lạc nhiều lần nhưng không thành công và chỉ thi hành mệnh lệnh được giao. Nguồn ảnh: BI.
Mời độc giả xem Video: Chuyến bay MH17 của hãng hàng không quốc gia Malaysia Airlines bị bắn hạ trên không phận Ukraine.