Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nhận sự hỗ trợ quý báu và vô cùng to lớn từ Liên Xô, Trung Quốc và một số nước XHCN anh em. Đặc biệt, để hỗ trợ Không quân Nhân dân Việt Nam đối phó với cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ, Liên Xô đã cung cấp cho chúng ta hàng trăm lượt máy bay chiến đấu hiện đại nhất thới bấy giờ. Ảnh tư liệuVề phía Trung Quốc, họ cũng tham gia giúp chúng ta xây dựng lực lượng KQND Việt Nam ngay từ những ngày đầu thành lập với việc huấn luyện phi công, thợ kỹ thuật sử dụng máy bay. Với việc viện trợ máy bay thì phải tới cuộc cuộc chiến tranh chống Mỹ, họ bắt đầu cung cấp cho ta một số loại tiêm kích do họ tự sản xuất. Ảnh tư liệuLoại máy bay “made in China” đầu tiên được chuyển giao cho KQND Việt Nam là tiêm kích J-6 được Trung Quốc sản xuất trên cơ sở MiG-19 của Liên Xô. Với số máy bay này, ta thành lập Trung đoàn không quân 925 và sử dụng J-6 bắn hạ 9 máy bay Mỹ trong giai đoạn 1969-1972. Ảnh tư liệuTheo Istvan Toperczer – người Hungari, tác giả một số cuốn sách về KQND Việt Nam trong chống Mỹ thì tháng 4/1974, Trung Quốc chuyển giao cho Việt Nam 4 máy bay tiêm kích – huấn luyện JJ-5. Toàn bộ số máy bay này được biên chế cho Trung đoàn 925 để phục vụ công tác huấn luyện phi công. Nguồn ảnh: FB Vũ khí và Lịch sử VNHoạt động của máy bay JJ-5 trong KQND Việt Nam nhìn chung là không có gì nổi bật. Chúng có thể đã ngừng hoạt động cùng số máy bay J-6 vào cuối những năm 1970 hoặc giai đoạn 1980. Ảnh: JJ-5 trong Không quân Trung Quốc. Nguồn ảnh: Airliners.netJJ-5 là phiên bản huấn luyện hai chỗ ngồi được Tổng Công ty Thành Đô thiết kế sản xuất trên cơ sở tiêm kích một chỗ ngồi J-5 của Tổng Công ty Thẩm Dương. JJ-5 và J-5 sử dụng chung khung thân với nhau nhưng lấy phanh gió từ J-5A và bố trí buồng lái hai ghế ngồi từ mẫu JJ-2 (sao chép MiG-15UTI). Nguồn ảnh: Airliners.netĐáng chú ý, J-5 hóa ra là sản phẩm máy bay tiêm kích một chỗ ngồi được Trung Quốc sản xuất trên cơ sở tham khảo tiêm kích MiG-17 huyền thoại của Không quân Liên Xô. Nguyên mẫu J-5 ban đầu có tên là Type 56 cất cánh lần đầu ngày 19/7/1956. Nguồn ảnh: Airliners.netTuy nhiên, do những biến động quan hệ ngoại giao giữa Bắc Kinh - Moscow mà mãi tới năm 1964, Thẩm Dương mới đưa vào sản xuất hàng loạt phiên bản J-5 hoàn thiện với số lượng 767 chiếc được đặt hàng. Cũng khoảng thời gian này, Thẩm Dương sản xuất gần như song song phiên bản J-5A trang bị radar tương tự MiG-17PF với số lượng 300 chiếc. Nguồn ảnh: baiduNhững chiếc tiêm kích J-5 sau đó nhanh chóng đóng vai trò “xương sống” trong Không quân Trung Quốc suốt thời gian rất dài. Thậm chí, các máy bay J-5 chỉ ra khỏi biên chế vào năm 1992. Có nguồn tin cho rằng, không loại trừ khả năng Trung Quốc hiện vẫn duy trì dòng máy bay này nhưng chuyển đổi thành phiên bản không người lái mang bom để tấn công tự sát. Nguồn ảnh: baiduJ-5 hay JJ-5 đều được trang bị động cơ turbojet Wopen WP-5 cho phép đạt tốc độ bay tối đa 1.145km/h (J-5A) hoặc 1.048km/h (JJ-5), tầm bay 1.000-1.700km tùy phiên bản với lượng dầu mang theo. Hỏa lực của J-5 gồm một pháo 37mm và hai pháo 23mm, bản JJ-5 có một pháo 23mm. Nguồn ảnh: baiduMời độc giả xem video máy bay tiêm kích J-10 của Trung Quốc trình diễn động tác bay Pugachev Cobra. Nguồn: CGTN
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nhận sự hỗ trợ quý báu và vô cùng to lớn từ Liên Xô, Trung Quốc và một số nước XHCN anh em. Đặc biệt, để hỗ trợ Không quân Nhân dân Việt Nam đối phó với cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ, Liên Xô đã cung cấp cho chúng ta hàng trăm lượt máy bay chiến đấu hiện đại nhất thới bấy giờ. Ảnh tư liệu
Về phía Trung Quốc, họ cũng tham gia giúp chúng ta xây dựng lực lượng KQND Việt Nam ngay từ những ngày đầu thành lập với việc huấn luyện phi công, thợ kỹ thuật sử dụng máy bay. Với việc viện trợ máy bay thì phải tới cuộc cuộc chiến tranh chống Mỹ, họ bắt đầu cung cấp cho ta một số loại tiêm kích do họ tự sản xuất. Ảnh tư liệu
Loại máy bay “made in China” đầu tiên được chuyển giao cho KQND Việt Nam là tiêm kích J-6 được Trung Quốc sản xuất trên cơ sở MiG-19 của Liên Xô. Với số máy bay này, ta thành lập Trung đoàn không quân 925 và sử dụng J-6 bắn hạ 9 máy bay Mỹ trong giai đoạn 1969-1972. Ảnh tư liệu
Theo Istvan Toperczer – người Hungari, tác giả một số cuốn sách về KQND Việt Nam trong chống Mỹ thì tháng 4/1974, Trung Quốc chuyển giao cho Việt Nam 4 máy bay tiêm kích – huấn luyện JJ-5. Toàn bộ số máy bay này được biên chế cho Trung đoàn 925 để phục vụ công tác huấn luyện phi công. Nguồn ảnh: FB Vũ khí và Lịch sử VN
Hoạt động của máy bay JJ-5 trong KQND Việt Nam nhìn chung là không có gì nổi bật. Chúng có thể đã ngừng hoạt động cùng số máy bay J-6 vào cuối những năm 1970 hoặc giai đoạn 1980. Ảnh: JJ-5 trong Không quân Trung Quốc. Nguồn ảnh: Airliners.net
JJ-5 là phiên bản huấn luyện hai chỗ ngồi được Tổng Công ty Thành Đô thiết kế sản xuất trên cơ sở tiêm kích một chỗ ngồi J-5 của Tổng Công ty Thẩm Dương. JJ-5 và J-5 sử dụng chung khung thân với nhau nhưng lấy phanh gió từ J-5A và bố trí buồng lái hai ghế ngồi từ mẫu JJ-2 (sao chép MiG-15UTI). Nguồn ảnh: Airliners.net
Đáng chú ý, J-5 hóa ra là sản phẩm máy bay tiêm kích một chỗ ngồi được Trung Quốc sản xuất trên cơ sở tham khảo tiêm kích MiG-17 huyền thoại của Không quân Liên Xô. Nguyên mẫu J-5 ban đầu có tên là Type 56 cất cánh lần đầu ngày 19/7/1956. Nguồn ảnh: Airliners.net
Tuy nhiên, do những biến động quan hệ ngoại giao giữa Bắc Kinh - Moscow mà mãi tới năm 1964, Thẩm Dương mới đưa vào sản xuất hàng loạt phiên bản J-5 hoàn thiện với số lượng 767 chiếc được đặt hàng. Cũng khoảng thời gian này, Thẩm Dương sản xuất gần như song song phiên bản J-5A trang bị radar tương tự MiG-17PF với số lượng 300 chiếc. Nguồn ảnh: baidu
Những chiếc tiêm kích J-5 sau đó nhanh chóng đóng vai trò “xương sống” trong Không quân Trung Quốc suốt thời gian rất dài. Thậm chí, các máy bay J-5 chỉ ra khỏi biên chế vào năm 1992. Có nguồn tin cho rằng, không loại trừ khả năng Trung Quốc hiện vẫn duy trì dòng máy bay này nhưng chuyển đổi thành phiên bản không người lái mang bom để tấn công tự sát. Nguồn ảnh: baidu
J-5 hay JJ-5 đều được trang bị động cơ turbojet Wopen WP-5 cho phép đạt tốc độ bay tối đa 1.145km/h (J-5A) hoặc 1.048km/h (JJ-5), tầm bay 1.000-1.700km tùy phiên bản với lượng dầu mang theo. Hỏa lực của J-5 gồm một pháo 37mm và hai pháo 23mm, bản JJ-5 có một pháo 23mm. Nguồn ảnh: baidu
Mời độc giả xem video máy bay tiêm kích J-10 của Trung Quốc trình diễn động tác bay Pugachev Cobra. Nguồn: CGTN