Theo Sina, Randy Ball là một trong những phi công kỳ cựu người Mỹ với kinh nghiệm hơn 30 năm lái máy bay. Ông học cách lái một chiếc máy bay từ chính người cha của mình vào năm 13 tuổi và đến năm 18 tuổi đã có thể một mình điều khiển một chiếc phi cơ. Với hàng chục năm trong nghề và từng điều khiển hơn 40 dòng máy bay các loại, nhưng chưa có chiếc máy bay nào khiến Randy hài lòng như tiêm kích MiG-17F.Về nguồn gốc của MiG-17, nó được phát triển từ chiến đấu cơ phản lực MiG-15 - đối thủ chính của những chiếc F-86 của Mỹ trong Chiến tranh Triều Tiên. Tiêm kích đánh chặn MiG-17 với thiết kế tương tự như MiG-15 nhưng được thay đổi một chút ở phân cánh chính xuôi xuống phía sau một góc 45° độ gần thân chính.Bên cạnh Liên Xô, có khá nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng MiG-17 hay biến thể nội địa hóa J-5 của Trung Quốc. Vì vậy việc Randy Ball sở hữu tới hai chiếc MiG-17F là điều không có gì quá khó khăn. Và nguồn cung cấp linh kiện cho dòng máy bay này từ Đông Âu vẫn còn khá dồi dào nhất là từ Ba Lan.Dù Liên Xô chế tạo nên MiG-17 nhưng quốc gia biến nó trở thành huyền thoại lại là Việt Nam. Từ những năm 1960 Việt Nam đã âm thầm đào tạo thế hệ phi công lái máy bay chiến đầu tiên của mình với trang bị chính là những chiếc MiG-17 và J-5 để có thể đối đầu với Không quân Mỹ trên bầu trời miền bắc.Có một thực tế là MiG-17 hay J-5 của Việt Nam đều lạc hậu hơn rất nhiều so với các dòng chiến đấu cơ phản lực của Mỹ khi đó. Khi mà hệ thống vũ khí chính của MiG-17 chỉ là pháo tự động còn phía Mỹ là tên lửa không đối không. Nhưng bằng chí ý và tinh thần quả cảm của mình các phi công MiG-17 Việt Nam đã đánh bại các chiến đấu cơ tối tân của Mỹ như F-4, F-8 hay cho đến cả F-105.Tuy nhiên với sự phát triển của công nghệ hàng không quân sự trong Chiến tranh Lạnh vai trò của MiG-17 ngày càng mờ nhạt trên chiến trường và dần được thay thế bằng các loại chiến đấu cơ khác hiện đại hơn ngay cả ở Việt Nam. Từ những năm 1980 nó gần như biến mất trong các cuộc xung đột lớn trên thế giới sau hơn 30 năm hoạt động.Có một số nguồn tin cho rằng Không quân Mỹ cũng đang duy trì hạn chế một phi đội MiG-17 dùng cho hoạt động huấn luyện phi công tại căn cứ không quân Edwards, và không chỉ có mình MiG-17 mà cả còn cả MiG-15.Nhưng ngày nay MiG-17 lại trở thành niềm đam mê của không ít phi công trên thế giới trong đó có Randy Ball.Trong ảnh là một động tác nhào lộn trên không của Randy Ball với chiếc MiG-17F của mình.Hiện tại Randy Ball cùng chiếc MiG-17F của mình đã thực hiện hàng trăm buổi biểu diễn trên không trên khắp nước Mỹ cùng hàng ngàn giờ bay.Màu sơn ánh kim của MiG-17 luôn tạo nên sự cuốn hút đối với bất kỳ khán giả nào từng xem nó buổi diễn trên không.Phi công kỳ cựu người Mỹ Randy Ball bên cạnh một trong những chiếc MiG-17F của mình.
Theo Sina, Randy Ball là một trong những phi công kỳ cựu người Mỹ với kinh nghiệm hơn 30 năm lái máy bay. Ông học cách lái một chiếc máy bay từ chính người cha của mình vào năm 13 tuổi và đến năm 18 tuổi đã có thể một mình điều khiển một chiếc phi cơ. Với hàng chục năm trong nghề và từng điều khiển hơn 40 dòng máy bay các loại, nhưng chưa có chiếc máy bay nào khiến Randy hài lòng như tiêm kích MiG-17F.
Về nguồn gốc của MiG-17, nó được phát triển từ chiến đấu cơ phản lực MiG-15 - đối thủ chính của những chiếc F-86 của Mỹ trong Chiến tranh Triều Tiên. Tiêm kích đánh chặn MiG-17 với thiết kế tương tự như MiG-15 nhưng được thay đổi một chút ở phân cánh chính xuôi xuống phía sau một góc 45° độ gần thân chính.
Bên cạnh Liên Xô, có khá nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng MiG-17 hay biến thể nội địa hóa J-5 của Trung Quốc. Vì vậy việc Randy Ball sở hữu tới hai chiếc MiG-17F là điều không có gì quá khó khăn. Và nguồn cung cấp linh kiện cho dòng máy bay này từ Đông Âu vẫn còn khá dồi dào nhất là từ Ba Lan.
Dù Liên Xô chế tạo nên MiG-17 nhưng quốc gia biến nó trở thành huyền thoại lại là Việt Nam. Từ những năm 1960 Việt Nam đã âm thầm đào tạo thế hệ phi công lái máy bay chiến đầu tiên của mình với trang bị chính là những chiếc MiG-17 và J-5 để có thể đối đầu với Không quân Mỹ trên bầu trời miền bắc.
Có một thực tế là MiG-17 hay J-5 của Việt Nam đều lạc hậu hơn rất nhiều so với các dòng chiến đấu cơ phản lực của Mỹ khi đó. Khi mà hệ thống vũ khí chính của MiG-17 chỉ là pháo tự động còn phía Mỹ là tên lửa không đối không. Nhưng bằng chí ý và tinh thần quả cảm của mình các phi công MiG-17 Việt Nam đã đánh bại các chiến đấu cơ tối tân của Mỹ như F-4, F-8 hay cho đến cả F-105.
Tuy nhiên với sự phát triển của công nghệ hàng không quân sự trong Chiến tranh Lạnh vai trò của MiG-17 ngày càng mờ nhạt trên chiến trường và dần được thay thế bằng các loại chiến đấu cơ khác hiện đại hơn ngay cả ở Việt Nam. Từ những năm 1980 nó gần như biến mất trong các cuộc xung đột lớn trên thế giới sau hơn 30 năm hoạt động.
Có một số nguồn tin cho rằng Không quân Mỹ cũng đang duy trì hạn chế một phi đội MiG-17 dùng cho hoạt động huấn luyện phi công tại căn cứ không quân Edwards, và không chỉ có mình MiG-17 mà cả còn cả MiG-15.
Nhưng ngày nay MiG-17 lại trở thành niềm đam mê của không ít phi công trên thế giới trong đó có Randy Ball.
Trong ảnh là một động tác nhào lộn trên không của Randy Ball với chiếc MiG-17F của mình.
Hiện tại Randy Ball cùng chiếc MiG-17F của mình đã thực hiện hàng trăm buổi biểu diễn trên không trên khắp nước Mỹ cùng hàng ngàn giờ bay.
Màu sơn ánh kim của MiG-17 luôn tạo nên sự cuốn hút đối với bất kỳ khán giả nào từng xem nó buổi diễn trên không.
Phi công kỳ cựu người Mỹ Randy Ball bên cạnh một trong những chiếc MiG-17F của mình.