Trong chiến tranh thế giới thứ hai, lực lượng lính dù là một phần không thể thiếu trong các chiến dịch lớn của phe Đồng Minh. Lối chiến thuật của lực lượng này cũng rất đặc trưng, ít thấy lặp lại trong các cuộc xung đột lớn sau này. Nguồn ảnh: Youtube.Cụ thể, lực lượng lính dù trong chiến tranh thế giới thứ hai mà nổi tiếng nhất là của Anh và Mỹ có lối chiến thuật khá giống nhau và rất đặc trưng đó là "nở hoa trong lòng địch". Tuy nhiên, kiểu nở hoa này không hề nhẹ nhàng như cái tên gọi của nó mà sẽ là hàng vạn quân "nở tung tóe" trong lòng địch. Nguồn ảnh: Airborne.Cụ thể, lực lượng lính dù sẽ được đưa trên các máy bay vận tải tới bãi đáp hạ cánh cùng toàn bộ trang thiết bị, vật dụng và quân tư trang cá nhân của mình, nhiệm vụ của lực lượng này là bình định, chiếm đóng, phong tỏa một vài mục tiêu đã cho trước quanh khu vực bãi đổ, thành lập căn cứ tiền phương tạm thời, tạo hành lang an toàn cho các máy bay tiếp viện và chờ lực lượng mặt đất phá được vòng vây địch đến hội quân với lực lượng lính dù. Nguồn ảnh: Imgur.Nói một cách ngắn gọn, lực lượng lính dù sẽ bị ném vào sau vòng tuyến đối phương, tứ bề thọ địch, tiếp tế thiếu thốn hoặc có hoặc không. Cho dù họ có hoàn thành được nhiệm vụ hay không thì số phận của họ cũng không nằm trong tay họ vì do nằm sau phòng tuyến địch hàng chục, thậm chí hàng trăm kilomet nên nếu các lực lượng bạn không phá được vòng vây để hội quân thì lực lượng lính du sẽ "chết chắc" trong lòng địch. Nguồn ảnh: History.Chính vì có lối đánh cực kỳ liều lĩnh và mạo hiểm như vậy, các thành viên trong lực lượng lính dù đều được tuyển chọn từ những cá nhân ưu tú, thể lực tốt, có bản lĩnh vững vàng và đặc biệt là sức khỏe phải hơn người. Nguồn ảnh: Better.Do nhảy vào lòng địch và có thể trong nhiều ngày họ sẽ không nhận được tiếp tế nên lực lượng này sẽ phải mang theo toàn bộ quân tư trang của họ khi nhảy dù, từ các loại phông, bạt để dựng trạm chỉ huy dã chiến cho đên dụng cụ y tế, thuốc men để dựng trạm quân y dã chiến và quan trọng nhất là các loại vũ khí hạng nặng để có đủ "đồ nghề" đối phó với đối phương trong trường hợp xấu nhất là bị bao vây cô lập bên trong. Nguồn ảnh: Youtube.Theo các cựu binh lính dù của Anh kể lại, khi được thả xuống đất Pháp một ngày trước cuộc đổ bộ D-Day, những người lính này có nhiệm vụ chốt giữ một vài cây cầu để ngăn cản lực lượng thiết giáp của Đức tràn ra bãi biển vào sáng hôm sau-khi cuộc đổ bộ của lực lượng Lục quân Mỹ diễn ra. Nhiệm vụ nghe có vẻ rất đơn giản nhưng nhiều đơn vị lính Anh đã chiến đấu suốt 12 tiếng đồng hồ, thiệt hại nặng nề về quân số trước khi được lực lượng mặt đất tới giải vây. Nguồn ảnh: Newyork.Bản thân những người lính Anh và Mỹ không có tư tưởng chiến đấu đến chết, triết lý của họ là muốn cống hiến được cho quê hương đất nước thì đầu tiên là phải sống được đã, người chết không giúp gì được cho cuộc chiến cả. Tuy nhiên những người lính Anh hôm đó đã chiến đấu kiên cường, chiến đấu đến hơi thở cuối cùng không phải vì họ có lòng quyết tử mà vì đơn giản là họ... không còn nơi nào để chạy cả, bốn bề họ đều bị bao vây. Nguồn ảnh: Pinterest.Tuy nhiên, sau trận chiến ở Bỉ với việc lực lượng lính dù bị bao vây, chịu thiệt hại nặng do lực lượng mặt đất không thể phá vây tới giải cứu theo đúng hiệp đồng tác chiến được nên chiến thuật biển người từ trên không đổ xuống đã không còn được áp dụng nữa vào sau này. Nguồn ảnh: Ochen.Tới sau chiến tranh thế giới thứ hai, triết lý về sử dụng lính dù của Mỹ cũng có nhiều thay đổi, theo đó, lực lượng lính dù không nhất thiết là phải... sử dụng dù để vào cuộc nữa. lính dù có thể di chuyển và đổ quân bằng trực thăng, thậm chí là hành quân bình định bằng đường bộ. Nguồn ảnh: WWII.
Trong chiến tranh thế giới thứ hai, lực lượng lính dù là một phần không thể thiếu trong các chiến dịch lớn của phe Đồng Minh. Lối chiến thuật của lực lượng này cũng rất đặc trưng, ít thấy lặp lại trong các cuộc xung đột lớn sau này. Nguồn ảnh: Youtube.
Cụ thể, lực lượng lính dù trong chiến tranh thế giới thứ hai mà nổi tiếng nhất là của Anh và Mỹ có lối chiến thuật khá giống nhau và rất đặc trưng đó là "nở hoa trong lòng địch". Tuy nhiên, kiểu nở hoa này không hề nhẹ nhàng như cái tên gọi của nó mà sẽ là hàng vạn quân "nở tung tóe" trong lòng địch. Nguồn ảnh: Airborne.
Cụ thể, lực lượng lính dù sẽ được đưa trên các máy bay vận tải tới bãi đáp hạ cánh cùng toàn bộ trang thiết bị, vật dụng và quân tư trang cá nhân của mình, nhiệm vụ của lực lượng này là bình định, chiếm đóng, phong tỏa một vài mục tiêu đã cho trước quanh khu vực bãi đổ, thành lập căn cứ tiền phương tạm thời, tạo hành lang an toàn cho các máy bay tiếp viện và chờ lực lượng mặt đất phá được vòng vây địch đến hội quân với lực lượng lính dù. Nguồn ảnh: Imgur.
Nói một cách ngắn gọn, lực lượng lính dù sẽ bị ném vào sau vòng tuyến đối phương, tứ bề thọ địch, tiếp tế thiếu thốn hoặc có hoặc không. Cho dù họ có hoàn thành được nhiệm vụ hay không thì số phận của họ cũng không nằm trong tay họ vì do nằm sau phòng tuyến địch hàng chục, thậm chí hàng trăm kilomet nên nếu các lực lượng bạn không phá được vòng vây để hội quân thì lực lượng lính du sẽ "chết chắc" trong lòng địch. Nguồn ảnh: History.
Chính vì có lối đánh cực kỳ liều lĩnh và mạo hiểm như vậy, các thành viên trong lực lượng lính dù đều được tuyển chọn từ những cá nhân ưu tú, thể lực tốt, có bản lĩnh vững vàng và đặc biệt là sức khỏe phải hơn người. Nguồn ảnh: Better.
Do nhảy vào lòng địch và có thể trong nhiều ngày họ sẽ không nhận được tiếp tế nên lực lượng này sẽ phải mang theo toàn bộ quân tư trang của họ khi nhảy dù, từ các loại phông, bạt để dựng trạm chỉ huy dã chiến cho đên dụng cụ y tế, thuốc men để dựng trạm quân y dã chiến và quan trọng nhất là các loại vũ khí hạng nặng để có đủ "đồ nghề" đối phó với đối phương trong trường hợp xấu nhất là bị bao vây cô lập bên trong. Nguồn ảnh: Youtube.
Theo các cựu binh lính dù của Anh kể lại, khi được thả xuống đất Pháp một ngày trước cuộc đổ bộ D-Day, những người lính này có nhiệm vụ chốt giữ một vài cây cầu để ngăn cản lực lượng thiết giáp của Đức tràn ra bãi biển vào sáng hôm sau-khi cuộc đổ bộ của lực lượng Lục quân Mỹ diễn ra. Nhiệm vụ nghe có vẻ rất đơn giản nhưng nhiều đơn vị lính Anh đã chiến đấu suốt 12 tiếng đồng hồ, thiệt hại nặng nề về quân số trước khi được lực lượng mặt đất tới giải vây. Nguồn ảnh: Newyork.
Bản thân những người lính Anh và Mỹ không có tư tưởng chiến đấu đến chết, triết lý của họ là muốn cống hiến được cho quê hương đất nước thì đầu tiên là phải sống được đã, người chết không giúp gì được cho cuộc chiến cả. Tuy nhiên những người lính Anh hôm đó đã chiến đấu kiên cường, chiến đấu đến hơi thở cuối cùng không phải vì họ có lòng quyết tử mà vì đơn giản là họ... không còn nơi nào để chạy cả, bốn bề họ đều bị bao vây. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tuy nhiên, sau trận chiến ở Bỉ với việc lực lượng lính dù bị bao vây, chịu thiệt hại nặng do lực lượng mặt đất không thể phá vây tới giải cứu theo đúng hiệp đồng tác chiến được nên chiến thuật biển người từ trên không đổ xuống đã không còn được áp dụng nữa vào sau này. Nguồn ảnh: Ochen.
Tới sau chiến tranh thế giới thứ hai, triết lý về sử dụng lính dù của Mỹ cũng có nhiều thay đổi, theo đó, lực lượng lính dù không nhất thiết là phải... sử dụng dù để vào cuộc nữa. lính dù có thể di chuyển và đổ quân bằng trực thăng, thậm chí là hành quân bình định bằng đường bộ. Nguồn ảnh: WWII.