Được Pháp xây dựng trong những năm 30 của thế kỷ trước, sân bay Đà Nẵng ban đầu được sử dụng như một cầu hàng không nối liền tuyến vận tải trên không giữa Trung Kỳ với Bắc Kỳ và Nam Kỳ trong giai đoạn thực dân Pháp vẫn đang đô hộ nước ta. Nguồn ảnh: USAF.Đến Chiến tranh Thế giới thứ 2, sân bay Đà Nẵng lần đầu tiên đổi chủ khi phát xít Nhật chiếm nó từ tay người Pháp và mãi đến khi Pháp quay trở lại Đông Dương họ mới tiếp quản lại sân bay Đà Nẵng. Trong giai đoạn này Pháp mới bắt đầu chuyển đổi mục đích sử dụng sân bay Đà Nẵng dành cho các hoạt động quân sự. Nguồn ảnh: Pinterest.Sau khi hiệp định Geneve được ký kết vào năm 1954, sân bay này được tiếp quản bởi các lực lượng quân đội ngụy Sài Gòn. Tuy nhiên quy mô của sân bay Đà Nẵng khi đó không thực sự quá lớn và chỉ có thể hoạt động một cách hạn chế. Nguồn ảnh: History.Và phải đến khi người Mỹ chính thức tham chiến tại Việt Nam, sân bay Đà Nẵng mới chính thức được "lột xác" khi nhanh chóng biến thành một cụm cảng hàng không quân sự chiến lược của Không quân Mỹ tại miền Nam Việt Nam, với hệ thống đường băng dài nhất miền nam khi đó cho phép triển khai nhiều loại máy bay quân sự khác nhau kể cả pháo đài bay B-52. Nguồn ảnh: Pinterest.Dù xuất phát điểm là một sân bây dân sự nhưng sân bay Đà Nẵng lại được biết đến nhiều nhất vẫn là thông qua các hoạt động quân sự của nó trong Chiến tranh Việt Nam, khi đây được ví như là hang hổ của Không quân Mỹ tại miền nam, kết hợp với đó là hệ thống căn cứ, kho tàng quân sự khổng lồ của Mỹ được đặt xung quanh Đà Nẵng. Nguồn ảnh: USAF.Hàng loạt các nhà chứa máy bay (bên phải) và dãy nhà ở cho binh lính (bên trái) trong căn cứ không quân Đà Nẵng năm 1971. Nguồn ảnh: Pinterest.Trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, căn cứ không quân Đà Nẵng được sử dụng cùng lúc bởi ba lực lượng đó là quân đội ngụy Sài Gòn, Không quân Mỹ và Không quân Thủy quân Lục chiến Mỹ. Nguồn ảnh: Ona.Các máy bay từ sân bay này đã cất cánh và tham gia rất nhiều phi vụ tấn công, rải thảm ném bom miền Bắc Việt Nam, Lào và Campuchia. Nguồn ảnh: Pinterest.căn cứ không quân Đà Nẵng cũng là mục tiêu cực kỳ đắt giá, luôn được Quân giải phóng "ưu tiên" tấn công trước để cắt đứt khả năng yểm trợ đường không của đối phương trên chiến trường Việt Nam. Nguồn ảnh: Pinterest.Đây cũng là sân bay có công "tiễn" nhiều lính Mỹ về nước nhất sau khi hiệp định Paris được ký kết vào năm 1973. Nguồn ảnh: 366th.Sau khi quân đội Mỹ rút đi, quân đội ngụy Sài Gòn không đủ nguồn lực để sử dụng hết công suất sân bay này, nhiều công trình trong sân bay bắt đầu bị bỏ hoang từ đây. Nguồn ảnh: Pinterest.Ngày nay, sân bay Đà Nẵng vẫn còn các nhà chứa máy bay quân sự nhưng quy mô đã ít hơn nhiều so với trong thời kỳ chiến tranh, nhiều khi nhà chứa đã được tháo dỡ nhằm nhường chỗ cho các công trình hàng không dân sự phục vụ đời sống dân sinh. Nguồn ảnh: Global.
Được Pháp xây dựng trong những năm 30 của thế kỷ trước, sân bay Đà Nẵng ban đầu được sử dụng như một cầu hàng không nối liền tuyến vận tải trên không giữa Trung Kỳ với Bắc Kỳ và Nam Kỳ trong giai đoạn thực dân Pháp vẫn đang đô hộ nước ta. Nguồn ảnh: USAF.
Đến Chiến tranh Thế giới thứ 2, sân bay Đà Nẵng lần đầu tiên đổi chủ khi phát xít Nhật chiếm nó từ tay người Pháp và mãi đến khi Pháp quay trở lại Đông Dương họ mới tiếp quản lại sân bay Đà Nẵng. Trong giai đoạn này Pháp mới bắt đầu chuyển đổi mục đích sử dụng sân bay Đà Nẵng dành cho các hoạt động quân sự. Nguồn ảnh: Pinterest.
Sau khi hiệp định Geneve được ký kết vào năm 1954, sân bay này được tiếp quản bởi các lực lượng quân đội ngụy Sài Gòn. Tuy nhiên quy mô của sân bay Đà Nẵng khi đó không thực sự quá lớn và chỉ có thể hoạt động một cách hạn chế. Nguồn ảnh: History.
Và phải đến khi người Mỹ chính thức tham chiến tại Việt Nam, sân bay Đà Nẵng mới chính thức được "lột xác" khi nhanh chóng biến thành một cụm cảng hàng không quân sự chiến lược của Không quân Mỹ tại miền Nam Việt Nam, với hệ thống đường băng dài nhất miền nam khi đó cho phép triển khai nhiều loại máy bay quân sự khác nhau kể cả pháo đài bay B-52. Nguồn ảnh: Pinterest.
Dù xuất phát điểm là một sân bây dân sự nhưng sân bay Đà Nẵng lại được biết đến nhiều nhất vẫn là thông qua các hoạt động quân sự của nó trong Chiến tranh Việt Nam, khi đây được ví như là hang hổ của Không quân Mỹ tại miền nam, kết hợp với đó là hệ thống căn cứ, kho tàng quân sự khổng lồ của Mỹ được đặt xung quanh Đà Nẵng. Nguồn ảnh: USAF.
Hàng loạt các nhà chứa máy bay (bên phải) và dãy nhà ở cho binh lính (bên trái) trong căn cứ không quân Đà Nẵng năm 1971. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, căn cứ không quân Đà Nẵng được sử dụng cùng lúc bởi ba lực lượng đó là quân đội ngụy Sài Gòn, Không quân Mỹ và Không quân Thủy quân Lục chiến Mỹ. Nguồn ảnh: Ona.
Các máy bay từ sân bay này đã cất cánh và tham gia rất nhiều phi vụ tấn công, rải thảm ném bom miền Bắc Việt Nam, Lào và Campuchia. Nguồn ảnh: Pinterest.
căn cứ không quân Đà Nẵng cũng là mục tiêu cực kỳ đắt giá, luôn được Quân giải phóng "ưu tiên" tấn công trước để cắt đứt khả năng yểm trợ đường không của đối phương trên chiến trường Việt Nam. Nguồn ảnh: Pinterest.
Đây cũng là sân bay có công "tiễn" nhiều lính Mỹ về nước nhất sau khi hiệp định Paris được ký kết vào năm 1973. Nguồn ảnh: 366th.
Sau khi quân đội Mỹ rút đi, quân đội ngụy Sài Gòn không đủ nguồn lực để sử dụng hết công suất sân bay này, nhiều công trình trong sân bay bắt đầu bị bỏ hoang từ đây. Nguồn ảnh: Pinterest.
Ngày nay, sân bay Đà Nẵng vẫn còn các nhà chứa máy bay quân sự nhưng quy mô đã ít hơn nhiều so với trong thời kỳ chiến tranh, nhiều khi nhà chứa đã được tháo dỡ nhằm nhường chỗ cho các công trình hàng không dân sự phục vụ đời sống dân sinh. Nguồn ảnh: Global.