Hai nghệ thuật sơ đẳng nhất trong nghệ thuật pháo binh chính là chiến thuật pháo bầy và pháo dàn. Về chiến thuật pháo bầy, mỗi khẩu đội sẽ được đặt ở nhiều vị trí khác nhau cách nhau từ vài trăm mét đến vài km và cùng khai hỏa vào một mục tiêu. Nguồn ảnh: Pedia.Do khoảng cách bay đến mục tiêu là khác nhau nên mỗi một quả đạn sẽ bay đến mục tiêu với thời gian khác nhau, nếu có đủ số lượng pháo (thường từ 7 khẩu trở nên) thì mục tiêu sẽ bị dội liên tục vì khi viên đạn của khẩu xa nhất chạm mục tiêu cũng là lúc khẩu gần nhất nạp đạn xong và sẵn sàng bắn viên thứ hai. Nguồn ảnh: BI.Việc nã đạn liên tục vào mục tiêu với chiến thuật pháo bầy sẽ khiến đối phương phải hứng đạn pháo liên tục, chiến thuật này cũng có tác dụng đánh vào tâm lý đối phương rất mạnh khi đầu óc lúc nào cũng phải căng ra vì tiếng pháo nổ "ngang tra tấn" ngay cạnh cả tiếng đồng hồ nối tiếp nhau không dứt. Nguồn ảnh: Abyss.Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của chiến thuật pháo bầy đó là các trận địa pháo cần bố trí ở nhiều địa điểm khác nhau khiến việc bảo vệ các khẩu đội pháo này vất vả hơn rất nhiều so với việc bảo vệ nhiều khẩu đội pháo tại cùng một địa điểm. Nguồn ảnh: Times.Nhược điểm tiếp nữa đó là chiến thuật này cần một số lượng lớn đại bác mới có thể thực hiện một cách hoàn hảo được nên chỉ phù hợp ở mức độ sư đoàn hoặc cấp chiến dịch chứ không phù hợp khi đánh nhỏ lẻ với pháo cỡ nhỏ có tầm bắn gần. Nguồn ảnh: Youtube.Pháo dàn là chiến thuật cổ điển nhất từ thời trung đại khi pháo thần công ra đời, chiến thuật rất đơn giản: Tất cả các pháo tập trung một chỗ, nhắm cùng một mục tiêu và khai hỏa cùng lúc. Nguồn ảnh: Youtube.Ưu điểm lớn nhất của chiến thuật pháo dàn đó là lực lượng pháo binh sẽ co cụm lại, dễ bảo vệ, không lo mất liên lạc giữa chừng và khả năng hiệp đồng sẽ cao hơn so với việc mỗi khẩu đội pháo ở một chỗ. Tuy nhiên nhược điểm lớn đó là không "dằn mặt" được mục tiêu. Nguồn ảnh: Youtube.Do tất cả các khẩu pháo sẽ cùng khai hỏa một lúc, chạm mục tiêu cùng lúc nên trong thời gian các pháo thủ thay đạn và trắc thủ lấy lại đường nhắm sẽ có một khoảng thời gian chết để quân địch ở phía mục tiêu lập đội hình sẵn sàng chiến đấu thậm chí là phản pháo lại hoặc chỉ điểm trận địa pháo cho không quân oanh tạc. Thời gian chết của mỗi đợt pháo sẽ từ 10 đến 15 giây tùy tốc độ nạp đạn và lấy đường bắn của các pháo thủ. Nguồn ảnh: Quora.Tùy vào từng trường hợp và hoàn cảnh khác nhau mà pháo binh có thể áp dụng đồng thời cả hai chiến thuật cùng lúc khiến đối phương "không ngóc đầu lên được". Mặc dù trong thời đại tên lửa và không quân phát triển như vũ bão ngày nay nhưng tầm quan trọng của pháo binh vẫn không bao giờ mất và những nghệ thuật, chiến thuật "chơi" pháo binh luôn được cải biên, cải tiến kịp thời để phù hợp với thời cuộc. Nguồn ảnh: Paper.
Hai nghệ thuật sơ đẳng nhất trong nghệ thuật pháo binh chính là chiến thuật pháo bầy và pháo dàn. Về chiến thuật pháo bầy, mỗi khẩu đội sẽ được đặt ở nhiều vị trí khác nhau cách nhau từ vài trăm mét đến vài km và cùng khai hỏa vào một mục tiêu. Nguồn ảnh: Pedia.
Do khoảng cách bay đến mục tiêu là khác nhau nên mỗi một quả đạn sẽ bay đến mục tiêu với thời gian khác nhau, nếu có đủ số lượng pháo (thường từ 7 khẩu trở nên) thì mục tiêu sẽ bị dội liên tục vì khi viên đạn của khẩu xa nhất chạm mục tiêu cũng là lúc khẩu gần nhất nạp đạn xong và sẵn sàng bắn viên thứ hai. Nguồn ảnh: BI.
Việc nã đạn liên tục vào mục tiêu với chiến thuật pháo bầy sẽ khiến đối phương phải hứng đạn pháo liên tục, chiến thuật này cũng có tác dụng đánh vào tâm lý đối phương rất mạnh khi đầu óc lúc nào cũng phải căng ra vì tiếng pháo nổ "ngang tra tấn" ngay cạnh cả tiếng đồng hồ nối tiếp nhau không dứt. Nguồn ảnh: Abyss.
Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của chiến thuật pháo bầy đó là các trận địa pháo cần bố trí ở nhiều địa điểm khác nhau khiến việc bảo vệ các khẩu đội pháo này vất vả hơn rất nhiều so với việc bảo vệ nhiều khẩu đội pháo tại cùng một địa điểm. Nguồn ảnh: Times.
Nhược điểm tiếp nữa đó là chiến thuật này cần một số lượng lớn đại bác mới có thể thực hiện một cách hoàn hảo được nên chỉ phù hợp ở mức độ sư đoàn hoặc cấp chiến dịch chứ không phù hợp khi đánh nhỏ lẻ với pháo cỡ nhỏ có tầm bắn gần. Nguồn ảnh: Youtube.
Pháo dàn là chiến thuật cổ điển nhất từ thời trung đại khi pháo thần công ra đời, chiến thuật rất đơn giản: Tất cả các pháo tập trung một chỗ, nhắm cùng một mục tiêu và khai hỏa cùng lúc. Nguồn ảnh: Youtube.
Ưu điểm lớn nhất của chiến thuật pháo dàn đó là lực lượng pháo binh sẽ co cụm lại, dễ bảo vệ, không lo mất liên lạc giữa chừng và khả năng hiệp đồng sẽ cao hơn so với việc mỗi khẩu đội pháo ở một chỗ. Tuy nhiên nhược điểm lớn đó là không "dằn mặt" được mục tiêu. Nguồn ảnh: Youtube.
Do tất cả các khẩu pháo sẽ cùng khai hỏa một lúc, chạm mục tiêu cùng lúc nên trong thời gian các pháo thủ thay đạn và trắc thủ lấy lại đường nhắm sẽ có một khoảng thời gian chết để quân địch ở phía mục tiêu lập đội hình sẵn sàng chiến đấu thậm chí là phản pháo lại hoặc chỉ điểm trận địa pháo cho không quân oanh tạc. Thời gian chết của mỗi đợt pháo sẽ từ 10 đến 15 giây tùy tốc độ nạp đạn và lấy đường bắn của các pháo thủ. Nguồn ảnh: Quora.
Tùy vào từng trường hợp và hoàn cảnh khác nhau mà pháo binh có thể áp dụng đồng thời cả hai chiến thuật cùng lúc khiến đối phương "không ngóc đầu lên được". Mặc dù trong thời đại tên lửa và không quân phát triển như vũ bão ngày nay nhưng tầm quan trọng của pháo binh vẫn không bao giờ mất và những nghệ thuật, chiến thuật "chơi" pháo binh luôn được cải biên, cải tiến kịp thời để phù hợp với thời cuộc. Nguồn ảnh: Paper.