Súng ngắn K-54 Việt Nam được sản xuất dựa trên mẫu Type 1954 do Trung Quốc sản xuất. Tên gọi K-54 xuất phát từ việc dịch chữ "Type 1954" thành "Kiểu 1954" và gọi tắt thành K-54. Nguồn ảnh: Wiki.Khẩu Type 1954 của Trung Quốc lại vốn dĩ được nhái lại từ khẩu TT-33 của Liên Xô được nước này trang bị trong quân đội từ năm 1930. Vậy nên, có thể cọi TT-33 chính là cha đẻ của khẩu K-54 của Việt Nam. Ảnh: Một sĩ quan chỉ huy Hồng Quân đang sử dụng súng TT-33 trong một đợt xung phong. Nguồn ảnh: Wiki.Được thiết kế từ năm 1930, khẩu TT-33 của Liên Xô là một trong những khẩu súng lục được sản xuất nhiều nhất lịch sử nước này với số lượng chế tạo lên tới 1 triệu 700 nghìn khẩu. Ảnh: Hai phiên bản TT-33 khác nhau cùng được Liên Xô sản xuất, khẩu bên trái sản xuất trước năm 1943, khẩu bên phải sản xuất sau năm 1943. Nguồn ảnh: Wiki.Gần như tất cả các nước thuộc Liên Xô cũ trước đây đều tự sản xuất mẫu TT-33 nội địa cho mình và gán cho chúng nhiều tên gọi khác nhau. Ảnh: Một khẩu K-54 khi hết đạn. Nguồn ảnh: Wiki.Súng sử dụng cỡ đạn 7,62x25mm, có cơ cấu hoạt động nạp đạn bằng độ giật, khóa nòng lùi và bắn từng viên. Tầm bắn hiệu quả của TT-33 vào khoảng 50 mét, rất thích hợp với những pha tác chiến tầm gần, cận chiến tầm gần. Sơ tốc đầu đạn của khẩu TT-33 này vào khoảng 420 mét/giây. Ảnh: Một khẩu TT-33 do Liên Xô sản xuất với các viên đạn 7,62 x 25mm do Cộng hòa Séc sản xuất. Nguồn ảnh: Wiki.Giống với nhiều khẩu súng huyền thoại khác của Liên Xô, TT-33 đã từng có góp mặt trong rất nhiều cuộc chiến khác nhau từ chiến tranh thế giới thứ hai, chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Việt Nam, nội chiến Trung Quốc, nội chiến Lào, nội chiến Campuchia, chiến tranh Afghanistan,... Ảnh: Một khẩu súng ngắn K-54 khi được tháo rời hoàn toàn, các chi tiết cấu thành khá đơn giản. Nguồn ảnh: Wiki.Ngoài ra, do có số lượng sản xuất cực kỳ lớn, khẩu TT-33 hiện nay cũng đang là một trong những loại vũ khí được lưu hành với số lượng cực kỳ nhiều trên thị trường chợ đen. Con số 1 triệu 700 nghìn khẩu thực chất chỉ là số lượng các khẩu TT-33 và các phiên bản "chính chủ" do Liên Xô sản xuất. Các phiên bản khác do các nước thuộc Liên Xô cũ sản xuất tới nay vẫn không thể thống kê hết được. Ảnh: Phiên bản Type 1954 do Trung Quốc sản xuất năm 1966. Nguồn ảnh: Wiki.Hộp tiếp đạn của TT-33 có 8 viên đạn, súng sử dụng hệ thống tâm ngắm điểm ruồi. Do đã được ra đời từ cách đây hơn 80 năm nên khẩu súng lục này có cấu tạo hết sức cơ bản, không có khớp nối gắn thêm thiết bị phụ trợ, không có khả năng lắp giảm thanh, không có hệ thống đệm giảm giật,... Ảnh: Phiên bản TT-33 do Cộng hòa Nhân dân Ba Lan sản xuất. Nguồn ảnh: Wiki.Điểm "ăn tiền" nhất của TT-33 và tất cả mọi phiên bản của nó đó là nó có độ tin cậy rất cao, hoạt động được trong môi trường khắc nghiệt, dễ sản xuất, ít hỏng vặt và nhỏ gọn. Ảnh: Phiên bản Zastava M57 do Nam Tư sản xuất. Nguồn ảnh: Wiki.Một khẩu TT-33 do Pakistan tự sản xuất. Nguồn ảnh: Wiki.Từ khẩu K-54 lấy nguyên mẫu từ Type 1954 của Trung Quốc, Việt Nam đã chế tạo ra khẩu K14 với băng đạn lớn hơn, lên tới 13 viên và độ chính xác cao hơn. Nguồn ảnh: QĐND.
Súng ngắn K-54 Việt Nam được sản xuất dựa trên mẫu Type 1954 do Trung Quốc sản xuất. Tên gọi K-54 xuất phát từ việc dịch chữ "Type 1954" thành "Kiểu 1954" và gọi tắt thành K-54. Nguồn ảnh: Wiki.
Khẩu Type 1954 của Trung Quốc lại vốn dĩ được nhái lại từ khẩu TT-33 của Liên Xô được nước này trang bị trong quân đội từ năm 1930. Vậy nên, có thể cọi TT-33 chính là cha đẻ của khẩu K-54 của Việt Nam. Ảnh: Một sĩ quan chỉ huy Hồng Quân đang sử dụng súng TT-33 trong một đợt xung phong. Nguồn ảnh: Wiki.
Được thiết kế từ năm 1930, khẩu TT-33 của Liên Xô là một trong những khẩu súng lục được sản xuất nhiều nhất lịch sử nước này với số lượng chế tạo lên tới 1 triệu 700 nghìn khẩu. Ảnh: Hai phiên bản TT-33 khác nhau cùng được Liên Xô sản xuất, khẩu bên trái sản xuất trước năm 1943, khẩu bên phải sản xuất sau năm 1943. Nguồn ảnh: Wiki.
Gần như tất cả các nước thuộc Liên Xô cũ trước đây đều tự sản xuất mẫu TT-33 nội địa cho mình và gán cho chúng nhiều tên gọi khác nhau. Ảnh: Một khẩu K-54 khi hết đạn. Nguồn ảnh: Wiki.
Súng sử dụng cỡ đạn 7,62x25mm, có cơ cấu hoạt động nạp đạn bằng độ giật, khóa nòng lùi và bắn từng viên. Tầm bắn hiệu quả của TT-33 vào khoảng 50 mét, rất thích hợp với những pha tác chiến tầm gần, cận chiến tầm gần. Sơ tốc đầu đạn của khẩu TT-33 này vào khoảng 420 mét/giây. Ảnh: Một khẩu TT-33 do Liên Xô sản xuất với các viên đạn 7,62 x 25mm do Cộng hòa Séc sản xuất. Nguồn ảnh: Wiki.
Giống với nhiều khẩu súng huyền thoại khác của Liên Xô, TT-33 đã từng có góp mặt trong rất nhiều cuộc chiến khác nhau từ chiến tranh thế giới thứ hai, chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Việt Nam, nội chiến Trung Quốc, nội chiến Lào, nội chiến Campuchia, chiến tranh Afghanistan,... Ảnh: Một khẩu súng ngắn K-54 khi được tháo rời hoàn toàn, các chi tiết cấu thành khá đơn giản. Nguồn ảnh: Wiki.
Ngoài ra, do có số lượng sản xuất cực kỳ lớn, khẩu TT-33 hiện nay cũng đang là một trong những loại vũ khí được lưu hành với số lượng cực kỳ nhiều trên thị trường chợ đen. Con số 1 triệu 700 nghìn khẩu thực chất chỉ là số lượng các khẩu TT-33 và các phiên bản "chính chủ" do Liên Xô sản xuất. Các phiên bản khác do các nước thuộc Liên Xô cũ sản xuất tới nay vẫn không thể thống kê hết được. Ảnh: Phiên bản Type 1954 do Trung Quốc sản xuất năm 1966. Nguồn ảnh: Wiki.
Hộp tiếp đạn của TT-33 có 8 viên đạn, súng sử dụng hệ thống tâm ngắm điểm ruồi. Do đã được ra đời từ cách đây hơn 80 năm nên khẩu súng lục này có cấu tạo hết sức cơ bản, không có khớp nối gắn thêm thiết bị phụ trợ, không có khả năng lắp giảm thanh, không có hệ thống đệm giảm giật,... Ảnh: Phiên bản TT-33 do Cộng hòa Nhân dân Ba Lan sản xuất. Nguồn ảnh: Wiki.
Điểm "ăn tiền" nhất của TT-33 và tất cả mọi phiên bản của nó đó là nó có độ tin cậy rất cao, hoạt động được trong môi trường khắc nghiệt, dễ sản xuất, ít hỏng vặt và nhỏ gọn. Ảnh: Phiên bản Zastava M57 do Nam Tư sản xuất. Nguồn ảnh: Wiki.
Một khẩu TT-33 do Pakistan tự sản xuất. Nguồn ảnh: Wiki.
Từ khẩu K-54 lấy nguyên mẫu từ Type 1954 của Trung Quốc, Việt Nam đã chế tạo ra khẩu K14 với băng đạn lớn hơn, lên tới 13 viên và độ chính xác cao hơn. Nguồn ảnh: QĐND.