Kỷ niệm 75 năm ngày chiến thắng chủ nghĩa phát xít, Tạp chí Bình luận Quân sự của Nga đã có bài viết, giới thiệu những điều chưa biết về chiếc T-34 huyền thoại. Nhà thiết kế chính của xe tăng T-34 là Mikhail Ilyich Koshkin đã thực sự cống hiến đời mình cho đứa con tinh thần của ông. Koshkin và các đồng sự của ông đã gửi 2 mẫu T-34 tham gia cuộc thi lựa chọn mẫu xe tăng mới cho Quân đội Liên Xô, do đích thân nhà lãnh đạo cao nhất của đất nước là Stalin trực tiếp xét duyệt.Quãng đường di chuyển từ Kharkov (một thành phố của Ukraine), đến thủ đô Moscow lên tới 750 km và vì lý do bí mật, 2 mẫu T-34 trên được ngụy trang thành máy kéo, nhưng không được đi trên các con đường quốc lộ, mà đi theo những đường tắt và chỉ đi vào ban đêm, do Koshkin trực tiếp chỉ huy.Trên đường di chuyển, Koshkin bị cảm lạnh và làm suy yếu sức khỏe của ông; sau khi đến được Moscow cùng với hai mẫu T-34, ông bị viêm phổi. Các bác sĩ đã phải cắt bỏ một lá phổi của Koshkin và gửi ông đi an dưỡng tại một viện điều dưỡng gần Kharkov, đây cũng là nơi ông qua đời vào ngày 26/9/1940, Mikhail Koshkin lúc đó chỉ mới 41 tuổi. Ảnh: Mikhail Ilyich Koshkin, nhà thiết kế xe tăng tài ba nhưng đoản mệnhLà loại xe tăng được sản xuất nhiều nhất thế giới, mặc dù được ký quyết định sản xuất hàng loạt vào ngày 31/3/1940, khi chiến tranh thế giới thứ 2 đã bùng nổ; nhưng trong cả năm 1940, chỉ có 115 chiếc T-34 được sản xuất, do các nhà máy chưa thích ứng với công nghệ mới sản xuất loại xe tăng tiên tiến này. Tốc độ sản xuất T-34 chỉ được tăng tốc, khi Đức xâm lược Liên Xô vào tháng 6/1941.Hiện nay chúng ta thường được biết có 2 mẫu pháo được lắp trên T-34, đó là pháo 76,2 mm và 85mm; nhưng trên thực tế có 4 mẫu pháo được sử dụng trên loại xe tăng này và đều là pháo chính chứ không phải là phiên bản thử nghiệm; trong đó có một mẫu pháo 57mm, 2 mẫu pháo 76,2 mm và một mẫu pháo 85 mm.Theo thiết kế ban đầu, xe tăng T-34 Liên Xô được trang bị pháo 76,2 mm. Mẫu pháo 76,2 đầu tiên là mẫu L-11, lắp trên những chiếc T-34 sản xuất loạt đầu tiên vào đầu năm 1940. L-11 được phát triển dựa trên kinh nghiệm chiến đấu ở Tây Ban Nha, chiều dài nòng pháo bằng 30,5 cỡ nòng; nếu sử dụng đạn xuyên giáp BR-350A, có thể xuyên thép tối đa là 66 mm ở khoảng cách 100 mét. Có 45 chiếc T-34 đầu tiên lắp loại pháo này.Mẫu pháo 76,2 mm thứ hai là mẫu F-34, có nòng dài bằng 41 cỡ nòng, tính năng vượt trội hơn đáng kể so với pháo L-11. Đạn xuyên giáp tiêu chuẩn BR-350A của pháo F-34, có khả năng xuyên giáp từ 82-89 mm ở khoảng cách 100 mét. Một mẫu đạn xuyên giáp hoàn hảo hơn là BR-345P ở cùng khoảng cách, có khả năng xuyên giáp lên tới 102 mm.Mẫu pháo chính thứ 3 của tăng T-34 đó là pháo 85 mm, được lắp đặt từ đầu năm 1944 và cũng thấy nhiều trên các xe tăng T-34 còn tồn tại đến ngày nay. Nhưng mẫu pháo ít người biết đến là mẫu pháo chống tăng 57 mm ZIS-4, rất có uy lực; nhưng không hiểu vì lý do gì, chỉ có 14 chiếc T-34 được trang bị pháo ZIS-4 57 mm và được biên chế cho lữ đoàn xe tăng 21.Nhiều người lầm tưởng T-34 là một mẫu thiết kế hoàn chỉnh, nhưng thực ra T-34 cũng tồn tại nhiều lỗi, giống như bất kỳ thiết bị quân sự nào khác. Trong số các lỗi chính của T-34, đó chính là khả năng quan sát từ trong xe rất hạn chế, tiếng ồn động cơ quá lớn (có thể nghe thấy tiếng động cơ xe từ khoảng cách 450 m); đây còn chưa tính đến việc trục trặc kỹ thuật, mà xe mới chế tạo bao giờ cũng gặp phải. Ảnh: Chiếc T-34 số 2, tiến hành thử nghiệm tại nhà máy, khi đang vượt qua khu rừng.Đến thời điểm hiện nay, nhiều sử gia quân sự vẫn cho rằng, thiết kế của T-34 thực sự ảnh hưởng nhiều đến việc chế tạo xe tăng của Đức; quan điểm này không hoàn toàn đúng, T-34 có ảnh hưởng lớn nhất đối với các thiết kế của Đức chính là về hình dáng của xe và tháp pháo. Ảnh: Xe tăng Pz III của Đức, sản xuất trước thế chiến 2.Ngoài ra, học hỏi từ các nhà thiết kế Liên Xô, các nhà thiết kế Đức đã chuyển sang chế tạo ra những chiếc xe tăng có trọng lượng 30 tấn (và thậm chí là nặng hơn); và người Đức hoàn toàn không chế tạo một bản sao nào của T-34. Ảnh: Xe tăng Tiger của phát xít Đức.Một điều thú vị ít được biết đên nữa là T-34 loại xe tăng được sản xuất nhiều nhất trong lịch sử. Từ năm 1940 đến năm 1950, ngành công nghiệp quốc phòng của Liên Xô đã sản xuất được 61 nghìn chiếc T-34 với các phiên bản.Với việc sản xuất được cấp phép ở Tiệp Khắc và Ba Lan trong những năm 1950, đã tăng số lượng T-34 lên tới 65,9 nghìn chiếc; đây là một kỷ lục thế giới tuyệt đối. Chưa bao giờ trên thế giới có một loại xe tăng được chế tạo với số lượng lớn như vậy. Tại Liên Xô, việc sản xuất mẫu T-34-85 chỉ ngừng, sau khi bắt đầu sản xuất hàng loạt xe tăng T-54.T-34 cũng là loại xe tăng hạng trung, giúp tăng tỷ lệ loại xe tăng này trong biên chế Quân đội Liên Xô lên mức gần như tuyệt đối; nếu năm 1941 số T-34 chiếm 40% tổng số xe tăng của Liên Xô, thì đến năm 1943, xe tăng T-34, chiếm 79% tổng số xe tăng trong quân đội Liên Xô; năm 1944, tỷ lệ này đã tăng lên 86%; và sau này, xe tăng hạng trung chiếm chủ yếu trong lực lượng xe tăng đông đảo của Liên Xô. Video Xe tăng T-34 huyền thoại Liên Xô lại hành tiến - Nguồn: Sputnik
Kỷ niệm 75 năm ngày chiến thắng chủ nghĩa phát xít, Tạp chí Bình luận Quân sự của Nga đã có bài viết, giới thiệu những điều chưa biết về chiếc T-34 huyền thoại. Nhà thiết kế chính của xe tăng T-34 là Mikhail Ilyich Koshkin đã thực sự cống hiến đời mình cho đứa con tinh thần của ông. Koshkin và các đồng sự của ông đã gửi 2 mẫu T-34 tham gia cuộc thi lựa chọn mẫu xe tăng mới cho Quân đội Liên Xô, do đích thân nhà lãnh đạo cao nhất của đất nước là Stalin trực tiếp xét duyệt.
Quãng đường di chuyển từ Kharkov (một thành phố của Ukraine), đến thủ đô Moscow lên tới 750 km và vì lý do bí mật, 2 mẫu T-34 trên được ngụy trang thành máy kéo, nhưng không được đi trên các con đường quốc lộ, mà đi theo những đường tắt và chỉ đi vào ban đêm, do Koshkin trực tiếp chỉ huy.
Trên đường di chuyển, Koshkin bị cảm lạnh và làm suy yếu sức khỏe của ông; sau khi đến được Moscow cùng với hai mẫu T-34, ông bị viêm phổi. Các bác sĩ đã phải cắt bỏ một lá phổi của Koshkin và gửi ông đi an dưỡng tại một viện điều dưỡng gần Kharkov, đây cũng là nơi ông qua đời vào ngày 26/9/1940, Mikhail Koshkin lúc đó chỉ mới 41 tuổi. Ảnh: Mikhail Ilyich Koshkin, nhà thiết kế xe tăng tài ba nhưng đoản mệnh
Là loại xe tăng được sản xuất nhiều nhất thế giới, mặc dù được ký quyết định sản xuất hàng loạt vào ngày 31/3/1940, khi chiến tranh thế giới thứ 2 đã bùng nổ; nhưng trong cả năm 1940, chỉ có 115 chiếc T-34 được sản xuất, do các nhà máy chưa thích ứng với công nghệ mới sản xuất loại xe tăng tiên tiến này. Tốc độ sản xuất T-34 chỉ được tăng tốc, khi Đức xâm lược Liên Xô vào tháng 6/1941.
Hiện nay chúng ta thường được biết có 2 mẫu pháo được lắp trên T-34, đó là pháo 76,2 mm và 85mm; nhưng trên thực tế có 4 mẫu pháo được sử dụng trên loại xe tăng này và đều là pháo chính chứ không phải là phiên bản thử nghiệm; trong đó có một mẫu pháo 57mm, 2 mẫu pháo 76,2 mm và một mẫu pháo 85 mm.
Theo thiết kế ban đầu, xe tăng T-34 Liên Xô được trang bị pháo 76,2 mm. Mẫu pháo 76,2 đầu tiên là mẫu L-11, lắp trên những chiếc T-34 sản xuất loạt đầu tiên vào đầu năm 1940. L-11 được phát triển dựa trên kinh nghiệm chiến đấu ở Tây Ban Nha, chiều dài nòng pháo bằng 30,5 cỡ nòng; nếu sử dụng đạn xuyên giáp BR-350A, có thể xuyên thép tối đa là 66 mm ở khoảng cách 100 mét. Có 45 chiếc T-34 đầu tiên lắp loại pháo này.
Mẫu pháo 76,2 mm thứ hai là mẫu F-34, có nòng dài bằng 41 cỡ nòng, tính năng vượt trội hơn đáng kể so với pháo L-11. Đạn xuyên giáp tiêu chuẩn BR-350A của pháo F-34, có khả năng xuyên giáp từ 82-89 mm ở khoảng cách 100 mét. Một mẫu đạn xuyên giáp hoàn hảo hơn là BR-345P ở cùng khoảng cách, có khả năng xuyên giáp lên tới 102 mm.
Mẫu pháo chính thứ 3 của tăng T-34 đó là pháo 85 mm, được lắp đặt từ đầu năm 1944 và cũng thấy nhiều trên các xe tăng T-34 còn tồn tại đến ngày nay. Nhưng mẫu pháo ít người biết đến là mẫu pháo chống tăng 57 mm ZIS-4, rất có uy lực; nhưng không hiểu vì lý do gì, chỉ có 14 chiếc T-34 được trang bị pháo ZIS-4 57 mm và được biên chế cho lữ đoàn xe tăng 21.
Nhiều người lầm tưởng T-34 là một mẫu thiết kế hoàn chỉnh, nhưng thực ra T-34 cũng tồn tại nhiều lỗi, giống như bất kỳ thiết bị quân sự nào khác. Trong số các lỗi chính của T-34, đó chính là khả năng quan sát từ trong xe rất hạn chế, tiếng ồn động cơ quá lớn (có thể nghe thấy tiếng động cơ xe từ khoảng cách 450 m); đây còn chưa tính đến việc trục trặc kỹ thuật, mà xe mới chế tạo bao giờ cũng gặp phải. Ảnh: Chiếc T-34 số 2, tiến hành thử nghiệm tại nhà máy, khi đang vượt qua khu rừng.
Đến thời điểm hiện nay, nhiều sử gia quân sự vẫn cho rằng, thiết kế của T-34 thực sự ảnh hưởng nhiều đến việc chế tạo xe tăng của Đức; quan điểm này không hoàn toàn đúng, T-34 có ảnh hưởng lớn nhất đối với các thiết kế của Đức chính là về hình dáng của xe và tháp pháo. Ảnh: Xe tăng Pz III của Đức, sản xuất trước thế chiến 2.
Ngoài ra, học hỏi từ các nhà thiết kế Liên Xô, các nhà thiết kế Đức đã chuyển sang chế tạo ra những chiếc xe tăng có trọng lượng 30 tấn (và thậm chí là nặng hơn); và người Đức hoàn toàn không chế tạo một bản sao nào của T-34. Ảnh: Xe tăng Tiger của phát xít Đức.
Một điều thú vị ít được biết đên nữa là T-34 loại xe tăng được sản xuất nhiều nhất trong lịch sử. Từ năm 1940 đến năm 1950, ngành công nghiệp quốc phòng của Liên Xô đã sản xuất được 61 nghìn chiếc T-34 với các phiên bản.
Với việc sản xuất được cấp phép ở Tiệp Khắc và Ba Lan trong những năm 1950, đã tăng số lượng T-34 lên tới 65,9 nghìn chiếc; đây là một kỷ lục thế giới tuyệt đối. Chưa bao giờ trên thế giới có một loại xe tăng được chế tạo với số lượng lớn như vậy. Tại Liên Xô, việc sản xuất mẫu T-34-85 chỉ ngừng, sau khi bắt đầu sản xuất hàng loạt xe tăng T-54.
T-34 cũng là loại xe tăng hạng trung, giúp tăng tỷ lệ loại xe tăng này trong biên chế Quân đội Liên Xô lên mức gần như tuyệt đối; nếu năm 1941 số T-34 chiếm 40% tổng số xe tăng của Liên Xô, thì đến năm 1943, xe tăng T-34, chiếm 79% tổng số xe tăng trong quân đội Liên Xô; năm 1944, tỷ lệ này đã tăng lên 86%; và sau này, xe tăng hạng trung chiếm chủ yếu trong lực lượng xe tăng đông đảo của Liên Xô.
Video Xe tăng T-34 huyền thoại Liên Xô lại hành tiến - Nguồn: Sputnik