Sau chiến tranh thế giới thứ 2, thế giới lại chia thành hai cực sâu sắc, một bên do Mỹ dẫn đầu, bên còn lại do Liên Xô dẫn dắt, hai khối này tạo thành những liên minh quân sự và luôn gầm ghè nhau, những vũ khí mới với nhiều tính năng được trình làng với mục đích áp đảo đối phương.Không phải Mỹ, cũng không phải Liên Xô là nước đi đầu trong việc phát triển máy bay phản lực. Chính Đức mới là quốc gia định hình và chế tạo chiếc máy bay phản lực Messerschmitt Me 262 đầu tiên.Sự xuất hiện của máy bay chiến đấu phản lực ngay lập tức tạo ra đối trọng trong cuộc chơi trên không. So với máy bay cánh quạt, máy bay phản lực có tốc độ bay lớn, độ leo cao tuyệt vời, và đây là yếu tố sống còn trong không chiến thời kỳ từ cuối thế chiến thứ hai.Từ những gì mà Mỹ và Liên Xô thu được của Đức, họ đã bắt tay vào chế tạo những chiếc máy bay sử dụng động cơ phản lực của mình, trong số này phải kể đến hai đại diện nổi trội là MiG-15 của Liên Xô và F-86 của Mỹ.Cả hai máy bay đã có cuộc đọ sức ngay trên bầu trời Triều Tiên. Tuy thế so với MiG-15, tiêm kích F-86 vẫn được đánh giá cao hơn, tỷ lệ không chiến trước đối phương cũng tốt hơn.Có rất nhiều kết quả được đưa ra về tỷ lệ thắng thua giữa hai loại máy bay này, tuy nhiên các báo cáo đều có điểm chung là F-86 giành thắng lợi trước tiêm kích MiG-15.Tiêm kích F-86 được đánh giá là đối thủ xứng tầm, bởi nó có khả năng bổ nhào tốt hơn so với MiG-15 nhưng lại yếu thế hơn ở động tác vọt lên cao cũng như khả năng tăng tốc.F-86 có nòng pháo ổn định hơn, nhưng hỏa lực lại kém hơn MiG-15, và bộ khung chắc chắn cũng khiến MiG-15 khó bị bắn hạ.Các trận không chiến nổi tiếng nhất giữa MiG-15 và F-86 diễn ra ở khu vực "Mig Alley" ở miền bắc Triều Tiên. Tại đây, các tiêm kích này thường đọ sức tay đôi trong các trận chiến một mất một còn, đánh dấu sự ra đời của hình thức không chiến đầu tiên giữa các máy bay phản lực trên thế giới.Các sử gia Mỹ tính toán rằng có tất cả 224 tiêm kích F-86 Sabre và 566 tiêm kích MiG-15 bị tiêu diệt trong các cuộc không chiến dữ dội trên chiến trường Triều Tiên, nghĩa là một chiếc F-86 có thể hạ được 5,6 chiếc MiG-15 (tỷ lệ 1:5,6). Tuy nhiên, các cựu phi công Liên Xô cho rằng tỷ lệ này chỉ là 1:1,4.North American F-86 Sabre là một máy bay chiến đấu có tốc độ cận âm được chế tạo cho Không quân Mỹ. Chiếc F-86 được phát triển trong sau Thế Chiến II. Đây là một trong những máy bay tiêm kích phản lực được các nước phương Tây sản xuất với số lượng nhiều nhất trong thời kỳ Chiến tranh lạnh.Thậm chí những chiếc tiêm kích F-86 còn được chuyển giao công nghệ để sản xuất ngoài biên giới nước Mỹ. Ước tính số lượng F-86 mọi phiên bản được chế tạo lên tới gần 10.000 chiếc.Có rất nhiều phiên bản F-86 được sản xuất với trang bị động cơ cũng như vũ khí khác nhau.Những phiên bản F-86 đời đầu chỉ được trang bị 6 súng máy cỡ nòng 12,7mm, tuy nhiên những phiên bản sau này trang bị pháo 20mm, thậm chí một số phiên bản còn được trang bị tên lửa tầm nhiệt để tiêu diệt đối phương.Máy bay chiến đấu F-86 Sabre được trang bị một động cơ phản lực có lực đẩy lên tới 24.kN giúp máy bay có thể đạt vận tốc 1.106km/h, tầm bay lên tới 2.454km, tốc độ leo cao 45,7m/s, và trần bay 15.100m.Hệ thống điện tử của tiêm kích lúc này vẫn chưa phát triển mạnh, chủ yếu là các loại đồng hồ cơ chỉ thông số. Trong hình là cận cảnh buồng lái của tiêm kích đánh chặn F-86 Sabre.Phải tới phiên bản F-86D hệ thống điện tử mới bắt đầu được phát triển mạnh, ngoại hình của chiếc tiêm kích này cũng thay đổi với việc cửa hút khí được đặt dưới mũi máy bay.Đây là chiến đấu cơ hoạt động trong mọi thời tiết đầu tiên được lắp đặt radar tìm kiếm trong dòng F-86 của Mỹ.Điểm nổi bật nhất của F-86D là radar tìm kiếm mục tiêu AN/APG-36, được lắp trên mũi.Động cơ của máy bay chiến đấu F-86D khác với chiếc F-86A đầu tiên của dòng F-86, đó là động cơ phản lực J47-GE-17 với bộ đốt sau và hệ thống phân phối nhiên liệu điều khiển bằng máy tính.Khi phi công đẩy cần lái, máy tính siêu nhỏ của hệ thống này quyết định lượng nhiên liệu cung cấp tùy theo lượng khí nạp, điều kiện hoạt động của động cơ và bộ đốt sau, để tránh lãng phí không cần thiết.F-86D cũng là loại máy bay đầu tiên không trang bị pháo hàng không mà sử dụng tên lửa hàng không làm vũ khí. Tuy nhiên việc loại bỏ pháo khiến cho tiêm kích nguy hiểm trong không chiến quần vòng, điều này khiến Mỹ tổn hại nghiêm trọng trong Chiến tranh Việt Nam. Sau đó họ tiếp tục quy chuẩn pháo hàng không phải có cho chiến đấu cơ.Phiên bản F-86F được sử dụng động cơ mới là J47-GE-27, cho lực đẩy lớn hơn, giúp cải thiện hơn hiệu suất của tiêm kích Sabre. Hệ thống điều khiển bay bằng thủy lực mới được cải tiến, cho phép phi công điều khiển máy bay nhẹ nhàng và chính xác trong chuyến bay siêu âm.Phiên bản F-86K là máy bay đánh chặn trong mọi thời tiết. F-86K từ bỏ trang bị tên lửa của máy bay chiến đấu F-86D và thay bằng pháo hàng không 20mm, sau này được trang bị thêm tên lửa không đối không tầm nhiệt.F-86 do một phi công điều khiển, máy bay có chiều dài 11,4m, sải cánh 11,3m, chiều cao 4,5m. Trọng lượng rỗng là 5.046kg, trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 8.234kg.Với nhiều chiến công vang dội, thậm chí nó còn bắn rơi cả MiG-21 trong cuộc xung đột Ấn Độ - Pakistan.F-86 Sabre xứng đáng là lưỡi kiếm sắc bén của Phương Tây trong những năm đầu chiến tranh lạnh cho đến khi những máy bay chiến đấu vượt trội của Liên Xô ra đời.
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, thế giới lại chia thành hai cực sâu sắc, một bên do Mỹ dẫn đầu, bên còn lại do Liên Xô dẫn dắt, hai khối này tạo thành những liên minh quân sự và luôn gầm ghè nhau, những vũ khí mới với nhiều tính năng được trình làng với mục đích áp đảo đối phương.
Không phải Mỹ, cũng không phải Liên Xô là nước đi đầu trong việc phát triển máy bay phản lực. Chính Đức mới là quốc gia định hình và chế tạo chiếc máy bay phản lực Messerschmitt Me 262 đầu tiên.
Sự xuất hiện của máy bay chiến đấu phản lực ngay lập tức tạo ra đối trọng trong cuộc chơi trên không. So với máy bay cánh quạt, máy bay phản lực có tốc độ bay lớn, độ leo cao tuyệt vời, và đây là yếu tố sống còn trong không chiến thời kỳ từ cuối thế chiến thứ hai.
Từ những gì mà Mỹ và Liên Xô thu được của Đức, họ đã bắt tay vào chế tạo những chiếc máy bay sử dụng động cơ phản lực của mình, trong số này phải kể đến hai đại diện nổi trội là MiG-15 của Liên Xô và F-86 của Mỹ.
Cả hai máy bay đã có cuộc đọ sức ngay trên bầu trời Triều Tiên. Tuy thế so với MiG-15, tiêm kích F-86 vẫn được đánh giá cao hơn, tỷ lệ không chiến trước đối phương cũng tốt hơn.
Có rất nhiều kết quả được đưa ra về tỷ lệ thắng thua giữa hai loại máy bay này, tuy nhiên các báo cáo đều có điểm chung là F-86 giành thắng lợi trước tiêm kích MiG-15.
Tiêm kích F-86 được đánh giá là đối thủ xứng tầm, bởi nó có khả năng bổ nhào tốt hơn so với MiG-15 nhưng lại yếu thế hơn ở động tác vọt lên cao cũng như khả năng tăng tốc.
F-86 có nòng pháo ổn định hơn, nhưng hỏa lực lại kém hơn MiG-15, và bộ khung chắc chắn cũng khiến MiG-15 khó bị bắn hạ.
Các trận không chiến nổi tiếng nhất giữa MiG-15 và F-86 diễn ra ở khu vực "Mig Alley" ở miền bắc Triều Tiên. Tại đây, các tiêm kích này thường đọ sức tay đôi trong các trận chiến một mất một còn, đánh dấu sự ra đời của hình thức không chiến đầu tiên giữa các máy bay phản lực trên thế giới.
Các sử gia Mỹ tính toán rằng có tất cả 224 tiêm kích F-86 Sabre và 566 tiêm kích MiG-15 bị tiêu diệt trong các cuộc không chiến dữ dội trên chiến trường Triều Tiên, nghĩa là một chiếc F-86 có thể hạ được 5,6 chiếc MiG-15 (tỷ lệ 1:5,6). Tuy nhiên, các cựu phi công Liên Xô cho rằng tỷ lệ này chỉ là 1:1,4.
North American F-86 Sabre là một máy bay chiến đấu có tốc độ cận âm được chế tạo cho Không quân Mỹ. Chiếc F-86 được phát triển trong sau Thế Chiến II. Đây là một trong những máy bay tiêm kích phản lực được các nước phương Tây sản xuất với số lượng nhiều nhất trong thời kỳ Chiến tranh lạnh.
Thậm chí những chiếc tiêm kích F-86 còn được chuyển giao công nghệ để sản xuất ngoài biên giới nước Mỹ. Ước tính số lượng F-86 mọi phiên bản được chế tạo lên tới gần 10.000 chiếc.
Có rất nhiều phiên bản F-86 được sản xuất với trang bị động cơ cũng như vũ khí khác nhau.
Những phiên bản F-86 đời đầu chỉ được trang bị 6 súng máy cỡ nòng 12,7mm, tuy nhiên những phiên bản sau này trang bị pháo 20mm, thậm chí một số phiên bản còn được trang bị tên lửa tầm nhiệt để tiêu diệt đối phương.
Máy bay chiến đấu F-86 Sabre được trang bị một động cơ phản lực có lực đẩy lên tới 24.kN giúp máy bay có thể đạt vận tốc 1.106km/h, tầm bay lên tới 2.454km, tốc độ leo cao 45,7m/s, và trần bay 15.100m.
Hệ thống điện tử của tiêm kích lúc này vẫn chưa phát triển mạnh, chủ yếu là các loại đồng hồ cơ chỉ thông số. Trong hình là cận cảnh buồng lái của tiêm kích đánh chặn F-86 Sabre.
Phải tới phiên bản F-86D hệ thống điện tử mới bắt đầu được phát triển mạnh, ngoại hình của chiếc tiêm kích này cũng thay đổi với việc cửa hút khí được đặt dưới mũi máy bay.
Đây là chiến đấu cơ hoạt động trong mọi thời tiết đầu tiên được lắp đặt radar tìm kiếm trong dòng F-86 của Mỹ.
Điểm nổi bật nhất của F-86D là radar tìm kiếm mục tiêu AN/APG-36, được lắp trên mũi.
Động cơ của máy bay chiến đấu F-86D khác với chiếc F-86A đầu tiên của dòng F-86, đó là động cơ phản lực J47-GE-17 với bộ đốt sau và hệ thống phân phối nhiên liệu điều khiển bằng máy tính.
Khi phi công đẩy cần lái, máy tính siêu nhỏ của hệ thống này quyết định lượng nhiên liệu cung cấp tùy theo lượng khí nạp, điều kiện hoạt động của động cơ và bộ đốt sau, để tránh lãng phí không cần thiết.
F-86D cũng là loại máy bay đầu tiên không trang bị pháo hàng không mà sử dụng tên lửa hàng không làm vũ khí. Tuy nhiên việc loại bỏ pháo khiến cho tiêm kích nguy hiểm trong không chiến quần vòng, điều này khiến Mỹ tổn hại nghiêm trọng trong Chiến tranh Việt Nam. Sau đó họ tiếp tục quy chuẩn pháo hàng không phải có cho chiến đấu cơ.
Phiên bản F-86F được sử dụng động cơ mới là J47-GE-27, cho lực đẩy lớn hơn, giúp cải thiện hơn hiệu suất của tiêm kích Sabre. Hệ thống điều khiển bay bằng thủy lực mới được cải tiến, cho phép phi công điều khiển máy bay nhẹ nhàng và chính xác trong chuyến bay siêu âm.
Phiên bản F-86K là máy bay đánh chặn trong mọi thời tiết. F-86K từ bỏ trang bị tên lửa của máy bay chiến đấu F-86D và thay bằng pháo hàng không 20mm, sau này được trang bị thêm tên lửa không đối không tầm nhiệt.
F-86 do một phi công điều khiển, máy bay có chiều dài 11,4m, sải cánh 11,3m, chiều cao 4,5m. Trọng lượng rỗng là 5.046kg, trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 8.234kg.
Với nhiều chiến công vang dội, thậm chí nó còn bắn rơi cả MiG-21 trong cuộc xung đột Ấn Độ - Pakistan.
F-86 Sabre xứng đáng là lưỡi kiếm sắc bén của Phương Tây trong những năm đầu chiến tranh lạnh cho đến khi những máy bay chiến đấu vượt trội của Liên Xô ra đời.