Ngày 25/9, chương trình tàu sân bay đắt nhất của Anh đã được cột mốc quan trọng, khi tiêm kích tàng hình F-35B lần đầu hạ cánh trên boong hàng không mẫu hạm HMS Queen Elizabeth.Anh là đối tác chính trong chương trình tiêm kích tiến công kết hợp JSF F-35. Chiếc F-35 đầu tiên của Anh được sản xuất 6 năm trước và tàu sân bay HMS Queen Elizabeth bắt đầu hoạt động từ năm 2017. Nhưng đến nay F-35B mới lần đầu được thử nghiệm trên hàng không mẫu hạm của Anh.Sự kiện được chào đón như một một cột mốc quan trọng trong chương trình tàu sân bay của Anh, cũng như tham vọng hồi sinh sức mạnh của Hải quân Hoàng gia.Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson nói: "Tàu chiến lớn nhất của Anh đã gia nhập lực lượng sở hữu máy bay chiến đấu tiên tiến nhất hành tinh. Điều này đánh dấu sự hồi sinh sức mạnh của chúng tôi. Đó cũng là một tuyên bố về quyết tâm của Anh trong việc thúc đẩy hòa bình và ngăn chặn chiến tranh".Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth có thể mang theo 24 tiêm kích F-35B cùng thủy thủ đoàn 1.400 người. Khi đi vào hoạt động đầy đủ, F-35B sẽ là trụ cột trong sức mạnh tấn công trên biển của Hải quân Hoàng gia.F-35B hạ cánh thẳng đứng trên boong tàu sân bay HMS Queen Elizabeth. Andrew Betton, chỉ huy nhóm tác chiến tàu sân bay Anh nói: "Đợt hạ cánh đầu tiên của F-35B trên tàu sân bay là một bước tiến to lớn trong việc tái lập khả năng tấn công của hàng không mẫu hạm Anh".Sau khi hạ cánh, 2 chiếc F-35B tiếp tục thử nghiệm cất cánh từ đường băng kiểu "nhảy cầu" trên tàu sân bay Anh. Quá trình thử nghiệm F-35B trên tàu sân bay HMS Queen Elizabeth sẽ kéo dài khoảng 2 tháng.F-35B được thiết kế với khả năng cất hạ cánh thẳng đứng như trực thăng, hoặc chạy đà với đường băng rất ngắn. Tiêm kích F-35B trong biên chế Thủy quân lục chiến Mỹ vừa thực hiện nhiệm vụ chiến đấu đầu tiên tại Afghanistan.Chương trình F-35 đang bị chỉ trích vì chậm tiến độ và các vấn đề kỹ thuật. Tại Anh, chương trình đóng mới 2 tàu sân bay lớp Queen Elizabeth vấp phải nhiều phản đối từ phe đối lập, những người chế nhạo Hải quân Hoàng gia Anh chế tạo tàu sân bay mà không có máy bay.
Ngày 25/9, chương trình tàu sân bay đắt nhất của Anh đã được cột mốc quan trọng, khi tiêm kích tàng hình F-35B lần đầu hạ cánh trên boong hàng không mẫu hạm HMS Queen Elizabeth.
Anh là đối tác chính trong chương trình tiêm kích tiến công kết hợp JSF F-35. Chiếc F-35 đầu tiên của Anh được sản xuất 6 năm trước và tàu sân bay HMS Queen Elizabeth bắt đầu hoạt động từ năm 2017. Nhưng đến nay F-35B mới lần đầu được thử nghiệm trên hàng không mẫu hạm của Anh.
Sự kiện được chào đón như một một cột mốc quan trọng trong chương trình tàu sân bay của Anh, cũng như tham vọng hồi sinh sức mạnh của Hải quân Hoàng gia.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson nói: "Tàu chiến lớn nhất của Anh đã gia nhập lực lượng sở hữu máy bay chiến đấu tiên tiến nhất hành tinh. Điều này đánh dấu sự hồi sinh sức mạnh của chúng tôi. Đó cũng là một tuyên bố về quyết tâm của Anh trong việc thúc đẩy hòa bình và ngăn chặn chiến tranh".
Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth có thể mang theo 24 tiêm kích F-35B cùng thủy thủ đoàn 1.400 người. Khi đi vào hoạt động đầy đủ, F-35B sẽ là trụ cột trong sức mạnh tấn công trên biển của Hải quân Hoàng gia.
F-35B hạ cánh thẳng đứng trên boong tàu sân bay HMS Queen Elizabeth. Andrew Betton, chỉ huy nhóm tác chiến tàu sân bay Anh nói: "Đợt hạ cánh đầu tiên của F-35B trên tàu sân bay là một bước tiến to lớn trong việc tái lập khả năng tấn công của hàng không mẫu hạm Anh".
Sau khi hạ cánh, 2 chiếc F-35B tiếp tục thử nghiệm cất cánh từ đường băng kiểu "nhảy cầu" trên tàu sân bay Anh. Quá trình thử nghiệm F-35B trên tàu sân bay HMS Queen Elizabeth sẽ kéo dài khoảng 2 tháng.
F-35B được thiết kế với khả năng cất hạ cánh thẳng đứng như trực thăng, hoặc chạy đà với đường băng rất ngắn. Tiêm kích F-35B trong biên chế Thủy quân lục chiến Mỹ vừa thực hiện nhiệm vụ chiến đấu đầu tiên tại Afghanistan.
Chương trình F-35 đang bị chỉ trích vì chậm tiến độ và các vấn đề kỹ thuật. Tại Anh, chương trình đóng mới 2 tàu sân bay lớp Queen Elizabeth vấp phải nhiều phản đối từ phe đối lập, những người chế nhạo Hải quân Hoàng gia Anh chế tạo tàu sân bay mà không có máy bay.