Kể từ chuyến bay thử nghiệm đầu tiên với nguyên mẫu X-35 vào năm 2000, cho đến nay F-35 Lightning II – chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 mới nhất của Mỹ đã gần bước qua tuổi 18, thế nhưng để chào đón sự kiện này F-35 lại để lại kỷ niệm khá buồn khi lần đầu tiên chiến đấu cơ tàng hình này “gãy cánh” trong một buổi bay huấn luyện tại bang Nam Carolina, Mỹ hôm 28/9 vừa qua.Trong suốt 17 năm hoạt động, Dù dính vô số tai tiếng về hàng tá lỗi ngớ ngẩn cùng cái giá trên trời, thế nhưng máy bay tiêm kích F-35 của Mỹ vẫn đắt khách, hàng loạt quốc gia đang xếp hàng mua nườm nượp. Và tính tới thời điểm hiện tại đã có ít nhất 10 quốc gia đã và đang đưa các biến thể của F-35 vào trong biên chế trong không quân của mình.Tại mỗi quốc gia, F-35 phục vụ với những biến thể khác nhau trong đó phổ biến nhất vẫn là F-35A biến thể dành cho Không quân, tuy nhiên vẫn có một số nước sử dụng các biến thể F-35B dành cho Thủy quân Lục chiến và F-35C dành cho lực lượng Hải quân. Và tùy theo từng biến thể mức gia của F-35 dao động từ 90 triệu USD đến 115 triệu USD.Một trong những quốc gia đầu tiên sở hữu tiêm kích tàng hình F-35, với biến thể F-35A từ Mỹ chính là Không quân Hoàng gia Australian với ít nhất 6 chiếc đã được chuyển giao trong tổng số 66 chiếc được đặt mua.Dù tiếp nhận những chiếc F-35 đầu tiên khá muộn thế nhưng Israel lại đang là quốc gia sở hữu F-35 nhiều nhất chỉ sau Mỹ với 12 chiếc trong tổng số 50 chiếc đã đặt mua. Bản thân F-35 của Israel cũng là biến thể đặt riêng có tên gọi là F-35I.Quốc gia châu Âu đầu tiên sở hữu F-35 là Italy phục vụ trong biên chế của cả Không quân lẫn Hải quân với biên chế 9 chiếc đang hoạt động. Tổng số F-35 Italy đặt mua lên đến 60 chiếc với hai biến thể F-35A và F-35B.Lực lượng không quân tiếp theo sở hữu F-35A đến từ châu Á là Nhật Bản với kế hoạch đặt 10 chiếc từ Mỹ và tự sản xuất 38 chiếc trong nước. Hiện tại đã có 1 chiếc được chuyển giaoMột quốc gia châu Á khác mua F-35 của Mỹ là Hàn Quốc với số lượng đặt mua lên đến 40 chiếc và đã có 1 chiếc được chuyển giao.Không quân Hà Lan cũng đang có ít nhất 2 chiếc F-35A đang được thử nghiệm ở Mỹ và có kế hoạch bàn giao trong năm 2019, với số lượng đặt mua là 27 chiếc.Một quốc gia châu Âu khác là Na Uy cũng đang có 7 chiếc F-35A đang hoạt động tại Mỹ và đợi được bàn giao trong tương lai với số lượng đặt mua dự kiến lên tới 45 chiếc.Đồng minh thân cận nhất của Mỹ là nước Anh cũng đang sở hữu 15 chiếc F-35 với biến thể F-35B dành cho Thủy quân Lục chiến, trong đó có 9 chiếc đang hoạt động tại Anh còn số còn lại đang được thử nghiệm ở Mỹ.Còn theo Lầu Năm Góc, 49% trong số 280 chiếc F-35 bàn giao cho quân đội Mỹ gặp lỗi phần cứng và phần mềm, khiến Washington chỉ có 142 tiêm kích thế hệ mới đảm bảo khả năng sẵn sàng chiến đấu. Và Mỹ là quốc gia duy nhất biên chế tất cả các biến thể của F-35Mời độc giả xem video: Thủy quân Lục chiến Mỹ lần đầu triển khai F-35B để tấn công mục tiêu phiến quân Taliban ở Afghanistan. (nguồn USMC)
Kể từ chuyến bay thử nghiệm đầu tiên với nguyên mẫu X-35 vào năm 2000, cho đến nay F-35 Lightning II – chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 mới nhất của Mỹ đã gần bước qua tuổi 18, thế nhưng để chào đón sự kiện này F-35 lại để lại kỷ niệm khá buồn khi lần đầu tiên chiến đấu cơ tàng hình này “gãy cánh” trong một buổi bay huấn luyện tại bang Nam Carolina, Mỹ hôm 28/9 vừa qua.
Trong suốt 17 năm hoạt động, Dù dính vô số tai tiếng về hàng tá lỗi ngớ ngẩn cùng cái giá trên trời, thế nhưng máy bay tiêm kích F-35 của Mỹ vẫn đắt khách, hàng loạt quốc gia đang xếp hàng mua nườm nượp. Và tính tới thời điểm hiện tại đã có ít nhất 10 quốc gia đã và đang đưa các biến thể của F-35 vào trong biên chế trong không quân của mình.
Tại mỗi quốc gia, F-35 phục vụ với những biến thể khác nhau trong đó phổ biến nhất vẫn là F-35A biến thể dành cho Không quân, tuy nhiên vẫn có một số nước sử dụng các biến thể F-35B dành cho Thủy quân Lục chiến và F-35C dành cho lực lượng Hải quân. Và tùy theo từng biến thể mức gia của F-35 dao động từ 90 triệu USD đến 115 triệu USD.
Một trong những quốc gia đầu tiên sở hữu tiêm kích tàng hình F-35, với biến thể F-35A từ Mỹ chính là Không quân Hoàng gia Australian với ít nhất 6 chiếc đã được chuyển giao trong tổng số 66 chiếc được đặt mua.
Dù tiếp nhận những chiếc F-35 đầu tiên khá muộn thế nhưng Israel lại đang là quốc gia sở hữu F-35 nhiều nhất chỉ sau Mỹ với 12 chiếc trong tổng số 50 chiếc đã đặt mua. Bản thân F-35 của Israel cũng là biến thể đặt riêng có tên gọi là F-35I.
Quốc gia châu Âu đầu tiên sở hữu F-35 là Italy phục vụ trong biên chế của cả Không quân lẫn Hải quân với biên chế 9 chiếc đang hoạt động. Tổng số F-35 Italy đặt mua lên đến 60 chiếc với hai biến thể F-35A và F-35B.
Lực lượng không quân tiếp theo sở hữu F-35A đến từ châu Á là Nhật Bản với kế hoạch đặt 10 chiếc từ Mỹ và tự sản xuất 38 chiếc trong nước. Hiện tại đã có 1 chiếc được chuyển giao
Một quốc gia châu Á khác mua F-35 của Mỹ là Hàn Quốc với số lượng đặt mua lên đến 40 chiếc và đã có 1 chiếc được chuyển giao.
Không quân Hà Lan cũng đang có ít nhất 2 chiếc F-35A đang được thử nghiệm ở Mỹ và có kế hoạch bàn giao trong năm 2019, với số lượng đặt mua là 27 chiếc.
Một quốc gia châu Âu khác là Na Uy cũng đang có 7 chiếc F-35A đang hoạt động tại Mỹ và đợi được bàn giao trong tương lai với số lượng đặt mua dự kiến lên tới 45 chiếc.
Đồng minh thân cận nhất của Mỹ là nước Anh cũng đang sở hữu 15 chiếc F-35 với biến thể F-35B dành cho Thủy quân Lục chiến, trong đó có 9 chiếc đang hoạt động tại Anh còn số còn lại đang được thử nghiệm ở Mỹ.
Còn theo Lầu Năm Góc, 49% trong số 280 chiếc F-35 bàn giao cho quân đội Mỹ gặp lỗi phần cứng và phần mềm, khiến Washington chỉ có 142 tiêm kích thế hệ mới đảm bảo khả năng sẵn sàng chiến đấu. Và Mỹ là quốc gia duy nhất biên chế tất cả các biến thể của F-35
Mời độc giả xem video: Thủy quân Lục chiến Mỹ lần đầu triển khai F-35B để tấn công mục tiêu phiến quân Taliban ở Afghanistan. (nguồn USMC)