Dù là chiếc đầu tiên thuộc thế hệ máy bay chiến đấu thứ 5, nhưng cho tới nay F-22 Raptor vẫn được đánh giá là loại chiến đấu cơ mạnh nhất thế giới xét trên tổng hòa các tiêu chí, chúng vượt Su-57 Nga và J-20 Trung Quốc, thậm chí vượt trội cả dòng F-35 sản xuất sau này.Xét về năng lực tàng hình, tiêm kích F-22 Raptor gây ấn tượng mạnh với độ phản hồi tín hiệu radar cực thấp khi chỉ vào khoảng 0,0001 mét. Trong khi đó, Su-57 có mặt cắt phản xạ tín hiệu radar lớn hơn rất nhiều, lên đến 0,5 mét ở bán cầu trước, và 0,1 mét ở các mặt còn lại.Có được tính năng này là do thân vỏ máy bay được cấu tạo từ 39% titan, 24% composite, đây đều là những vật liệu ít hoặc không phản hồi tín hiệu radar.Ngoài ra lớp sơn đặc biệt trên máy bay chiến đấu F-22 Raptor cũng cho phép triệt tiêu phần lớn tín hiệu phản hồi radar.Cuối cùng việc F-22 chỉ dùng động cơ F-119 với hướng phụt 2D thay vì 3D. Động cơ lực đẩy vector 2D tuy không linh hoạt, cơ động như 3D, nhưng bù lại chúng sẽ giúp tàng hình tốt hơn.Động cơ F-119 trên F-22 Raptor chỉ có thể điều chỉnh hướng phụt lên và xuống, thay vì có thể đổi về nhiều hướng như AL-41F1 trên Su-57.Miệng động cơ F-119 cũng được thiết kế với các mặt cắt vát răng cưa giúp triệt tiêu độ bộc lộ radar.Tuy chỉ trang bị động cơ có hướng phụt 2D, nhưng nhờ thiết kế khí động học siêu việt nên F-22 Raptor vẫn có độ cơ động cực tốt, không thua kém nhiều so với tiêm kích Su-57.Gần như mọi động tác siêu cơ động chiến đấu cơ Nga đã thực hiện thì F-22 Raptor đều làm được.Ngay cả động tác siêu cơ động Cobra "rắn hổ mang" cũng được F-22 Raptot thể hiện khá tốt.Động tác lật cánh, đảo mình, để hạ độ cao tránh tên lửa cũng được F-22 Raptor thực hiện khá nhuần nhuyễn.Động cơ F-119 được phát triển riêng cho dòng F-22 Raptor với lực đẩy tối đa lên tới 156 kN, cao hơn mức 147 kN ở động cơ AL-41F1 đang được trang bị trên lô Su-57 hiện tại.F-119 có thể giúp F-22 Raptor bay hành trình với tốc độ siêu âm mà không cần phải đốt tăng lực lần hai. Đây là điều mà các máy bay Nga ngay cả Su-57 cũng chưa làm được.So với các loại động cơ trước đây, F119 cung cấp công suất đẩy cao hơn 25% nhưng lại sử dụng số lượng linh kiện ít hơn 40%, vì thế tỷ lệ lỗi và quy trình bảo dưỡng cho động cơ này sẽ rất dễ dàng.Thậm chí có nhà phân tích cho rằng, nếu động cơ của một chiếc chiến đấu cơ F-22 Raptor bị hỏng hóc và chiếc tiêm kích này phải hạ cánh khẩn cấp ở đường quốc lộ nào đó, thì chỉ việc kéo nó tới một cây xăng hay ghé tạm vào một gara sửa xe là có thể tìm thấy dụng cụ tháo lắp động cơ.Mỹ đang duy trì phi đội 187 chiếc F-22 Raptor, trị giá mỗi chiếc vào khoảng 300 triệu USD. Mỹ đã dừng sản xuất loại máy bay này vào năm 2011. Hiện nay không ít nghĩ sĩ nước này kêu gọi tái sản xuất loại chiến đấu cơ này để nâng cao sức mạnh không quân.
Dù là chiếc đầu tiên thuộc thế hệ máy bay chiến đấu thứ 5, nhưng cho tới nay F-22 Raptor vẫn được đánh giá là loại chiến đấu cơ mạnh nhất thế giới xét trên tổng hòa các tiêu chí, chúng vượt Su-57 Nga và J-20 Trung Quốc, thậm chí vượt trội cả dòng F-35 sản xuất sau này.
Xét về năng lực tàng hình, tiêm kích F-22 Raptor gây ấn tượng mạnh với độ phản hồi tín hiệu radar cực thấp khi chỉ vào khoảng 0,0001 mét. Trong khi đó, Su-57 có mặt cắt phản xạ tín hiệu radar lớn hơn rất nhiều, lên đến 0,5 mét ở bán cầu trước, và 0,1 mét ở các mặt còn lại.
Có được tính năng này là do thân vỏ máy bay được cấu tạo từ 39% titan, 24% composite, đây đều là những vật liệu ít hoặc không phản hồi tín hiệu radar.
Ngoài ra lớp sơn đặc biệt trên máy bay chiến đấu F-22 Raptor cũng cho phép triệt tiêu phần lớn tín hiệu phản hồi radar.
Cuối cùng việc F-22 chỉ dùng động cơ F-119 với hướng phụt 2D thay vì 3D. Động cơ lực đẩy vector 2D tuy không linh hoạt, cơ động như 3D, nhưng bù lại chúng sẽ giúp tàng hình tốt hơn.
Động cơ F-119 trên F-22 Raptor chỉ có thể điều chỉnh hướng phụt lên và xuống, thay vì có thể đổi về nhiều hướng như AL-41F1 trên Su-57.
Miệng động cơ F-119 cũng được thiết kế với các mặt cắt vát răng cưa giúp triệt tiêu độ bộc lộ radar.
Tuy chỉ trang bị động cơ có hướng phụt 2D, nhưng nhờ thiết kế khí động học siêu việt nên F-22 Raptor vẫn có độ cơ động cực tốt, không thua kém nhiều so với tiêm kích Su-57.
Gần như mọi động tác siêu cơ động chiến đấu cơ Nga đã thực hiện thì F-22 Raptor đều làm được.
Ngay cả động tác siêu cơ động Cobra "rắn hổ mang" cũng được F-22 Raptot thể hiện khá tốt.
Động tác lật cánh, đảo mình, để hạ độ cao tránh tên lửa cũng được F-22 Raptor thực hiện khá nhuần nhuyễn.
Động cơ F-119 được phát triển riêng cho dòng F-22 Raptor với lực đẩy tối đa lên tới 156 kN, cao hơn mức 147 kN ở động cơ AL-41F1 đang được trang bị trên lô Su-57 hiện tại.
F-119 có thể giúp F-22 Raptor bay hành trình với tốc độ siêu âm mà không cần phải đốt tăng lực lần hai. Đây là điều mà các máy bay Nga ngay cả Su-57 cũng chưa làm được.
So với các loại động cơ trước đây, F119 cung cấp công suất đẩy cao hơn 25% nhưng lại sử dụng số lượng linh kiện ít hơn 40%, vì thế tỷ lệ lỗi và quy trình bảo dưỡng cho động cơ này sẽ rất dễ dàng.
Thậm chí có nhà phân tích cho rằng, nếu động cơ của một chiếc chiến đấu cơ F-22 Raptor bị hỏng hóc và chiếc tiêm kích này phải hạ cánh khẩn cấp ở đường quốc lộ nào đó, thì chỉ việc kéo nó tới một cây xăng hay ghé tạm vào một gara sửa xe là có thể tìm thấy dụng cụ tháo lắp động cơ.
Mỹ đang duy trì phi đội 187 chiếc F-22 Raptor, trị giá mỗi chiếc vào khoảng 300 triệu USD. Mỹ đã dừng sản xuất loại máy bay này vào năm 2011. Hiện nay không ít nghĩ sĩ nước này kêu gọi tái sản xuất loại chiến đấu cơ này để nâng cao sức mạnh không quân.