Các chuyên gia quân sự đã đưa ra những so sánh giữa chiến đấu cơ thế hệ cũ là tiêm kích F-15 Eagle của Mỹ với Sukhoi Su-35 - “chiến đấu cơ thế hệ thứ tư tốt nhất” của Nga. Bài viết tập trung vào những điểm mạnh, điểm yếu và cách thức tiến hành nhiệm vụ của 2 loại chiến đấu cơ này.Thứ nhất là khả năng cảm biến và tàng hình. Tiêm kích Su-35 của Nga được thiết kế với hệ thống radar mảng pha quét điện tử thụ động Irbis-E cực mạnh có phạm vi hoạt động lên tới 400 km, đồng thời hệ thống này có thể giúp máy bay tấn công các mục tiêu trên mặt đất hiệu quả.Tuy nhiên, F-15 được trang bị hệ thống radar mảng pha quét điện tử chủ động APG-63 V3, được đánh giá là khó bị gây nhiễu hơn, độ phân giải cao hơn và khó bị theo dõi hơn, thể hiện sự vượt trội hơn so với hệ thống radar Irbis-E của Nga.Tiêm kích chiến đấu Su-35 tỏ ra có lợi thế hơn khi được trang bị hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại (IRST), cho phép nó xác định vị trí chung của máy bay khác trong bán kính 50 km. Điều này khá hữu ích trong việc phát hiện máy bay tàng hình ở cự ly ngắn.F-15 thì không có IRST, nhưng chiếc máy bay này đang được bổ sung thêm bộ phận gọi là Talon HATE giúp cung cấp thiết bị tương tự IRST cho F-15 giúp liên kết dữ liệu với các cảm biến bề mặt và trên không khác.Theo nhiều chuyên gia quân sự, bộ phận này cho phép F-15 kết nối mạng với chiến đấu cơ tàng hình F-22 Raptor vốn sử dụng liên kết dữ liệu không phải tiêu chuẩn. Nhờ hệ thống này, F-22 có thể bay phía trước, xác định mục tiêu kẻ địch và gửi dữ liệu tới F-15 ở phía sau để khai hỏa.Về khả năng tàng hình thì F-15 không có, trong khi Su-35 tàng hình được nhưng vẫn có thể bị radar hiện đại phát hiện và vẫn có thể bị tên lửa tầm xa nhắm mục tiêu.Thứ hai là khả năng chiến đấu ngoài tầm nhìn. Các tên lửa không đối không mới nhất hiện nay có thể được phóng tới các mục tiêu cách xa hơn 200 km. Giới quân sự Mỹ tin rằng chiến đấu ngoài tầm nhìn (BVR) sẽ chiếm ưu thế trong chiến tranh trên không vào thế kỷ XXI khi tên lửa được bắn ở khoảng cách xa.Ngược lại, các chuyên gia Nga bày tỏ sự nghi ngờ về BVR và cho rằng các biện pháp đối phó điện tử, khả năng cơ động né tránh sẽ làm giảm xác suất trúng đích đối với chiến đấu cơ cơ động xuống dưới tỉ lệ bắn trúng dự kiến từ 50-70%. Mặc dù vậy, các máy bay Nga vẫn được thiết kế để tham gia chiến tranh BVR.Ngược lại, các chuyên gia Nga bày tỏ sự nghi ngờ về BVR và cho rằng các biện pháp đối phó điện tử, khả năng cơ động né tránh sẽ làm giảm xác suất trúng đích đối với chiến đấu cơ cơ động xuống dưới tỉ lệ bắn trúng dự kiến từ 50-70%. Mặc dù vậy, các máy bay Nga vẫn được thiết kế để tham gia chiến tranh BVR.Tập đoàn Boeing đang đề nghị nâng cấp F-15 với các giá treo giúp tăng gấp đôi số "điểm cứng" của F-15 lên 16. Điều này sẽ cho phép F-15 được triển khai phía sau để bắn vào các mục tiêu do đội tiên phong F-22 đánh dấu. Tuy nhiên, vào thời điểm hiện tại, kế hoạch này vẫn chưa khả thi.Hiện F-15 được trang bị tên lửa không đối không tầm xa, dẫn đường bằng radar AIM-120D (tầm bắn 160 km) còn Su-35 mang tên lửa K-77M có tầm bắn lên đến 200 km. Các tên lửa này về cơ bản thuộc cùng một lớp nhưng có thể thấy tên lửa Nga đang chiếm ưu thế về mặt phạm vi hoạt động.Ngoài ra, Su-35 còn có một lợi thế khác là sở hữu hệ thống gây nhiễu radar L175M Khibiny. Trong khi radar AESA của Mỹ được cho là có khả năng chống nhiễu thì radar trong tên lửa AIM-120 không thể làm điều này.Tên lửa không đối không mặc dù hiện đại nhưng vẫn có tỉ lệ bị vô hiệu hóa cao trước các máy bay được bảo vệ bởi hệ thống L175M Khibiny. Còn F-15 hiện chỉ được tích hợp hệ thống đối phó tác chiến điện tử chiến thuật từ những năm 1970, dự kiến đến tận năm 2040 mới được nâng cấp lên hệ thống mới (còn nữa). Nguồn ảnh: Foxt.
Các chuyên gia quân sự đã đưa ra những so sánh giữa chiến đấu cơ thế hệ cũ là tiêm kích F-15 Eagle của Mỹ với Sukhoi Su-35 - “chiến đấu cơ thế hệ thứ tư tốt nhất” của Nga. Bài viết tập trung vào những điểm mạnh, điểm yếu và cách thức tiến hành nhiệm vụ của 2 loại chiến đấu cơ này.
Thứ nhất là khả năng cảm biến và tàng hình. Tiêm kích Su-35 của Nga được thiết kế với hệ thống radar mảng pha quét điện tử thụ động Irbis-E cực mạnh có phạm vi hoạt động lên tới 400 km, đồng thời hệ thống này có thể giúp máy bay tấn công các mục tiêu trên mặt đất hiệu quả.
Tuy nhiên, F-15 được trang bị hệ thống radar mảng pha quét điện tử chủ động APG-63 V3, được đánh giá là khó bị gây nhiễu hơn, độ phân giải cao hơn và khó bị theo dõi hơn, thể hiện sự vượt trội hơn so với hệ thống radar Irbis-E của Nga.
Tiêm kích chiến đấu Su-35 tỏ ra có lợi thế hơn khi được trang bị hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại (IRST), cho phép nó xác định vị trí chung của máy bay khác trong bán kính 50 km. Điều này khá hữu ích trong việc phát hiện máy bay tàng hình ở cự ly ngắn.
F-15 thì không có IRST, nhưng chiếc máy bay này đang được bổ sung thêm bộ phận gọi là Talon HATE giúp cung cấp thiết bị tương tự IRST cho F-15 giúp liên kết dữ liệu với các cảm biến bề mặt và trên không khác.
Theo nhiều chuyên gia quân sự, bộ phận này cho phép F-15 kết nối mạng với chiến đấu cơ tàng hình F-22 Raptor vốn sử dụng liên kết dữ liệu không phải tiêu chuẩn. Nhờ hệ thống này, F-22 có thể bay phía trước, xác định mục tiêu kẻ địch và gửi dữ liệu tới F-15 ở phía sau để khai hỏa.
Về khả năng tàng hình thì F-15 không có, trong khi Su-35 tàng hình được nhưng vẫn có thể bị radar hiện đại phát hiện và vẫn có thể bị tên lửa tầm xa nhắm mục tiêu.
Thứ hai là khả năng chiến đấu ngoài tầm nhìn. Các tên lửa không đối không mới nhất hiện nay có thể được phóng tới các mục tiêu cách xa hơn 200 km. Giới quân sự Mỹ tin rằng chiến đấu ngoài tầm nhìn (BVR) sẽ chiếm ưu thế trong chiến tranh trên không vào thế kỷ XXI khi tên lửa được bắn ở khoảng cách xa.
Ngược lại, các chuyên gia Nga bày tỏ sự nghi ngờ về BVR và cho rằng các biện pháp đối phó điện tử, khả năng cơ động né tránh sẽ làm giảm xác suất trúng đích đối với chiến đấu cơ cơ động xuống dưới tỉ lệ bắn trúng dự kiến từ 50-70%. Mặc dù vậy, các máy bay Nga vẫn được thiết kế để tham gia chiến tranh BVR.
Ngược lại, các chuyên gia Nga bày tỏ sự nghi ngờ về BVR và cho rằng các biện pháp đối phó điện tử, khả năng cơ động né tránh sẽ làm giảm xác suất trúng đích đối với chiến đấu cơ cơ động xuống dưới tỉ lệ bắn trúng dự kiến từ 50-70%. Mặc dù vậy, các máy bay Nga vẫn được thiết kế để tham gia chiến tranh BVR.
Tập đoàn Boeing đang đề nghị nâng cấp F-15 với các giá treo giúp tăng gấp đôi số "điểm cứng" của F-15 lên 16. Điều này sẽ cho phép F-15 được triển khai phía sau để bắn vào các mục tiêu do đội tiên phong F-22 đánh dấu. Tuy nhiên, vào thời điểm hiện tại, kế hoạch này vẫn chưa khả thi.
Hiện F-15 được trang bị tên lửa không đối không tầm xa, dẫn đường bằng radar AIM-120D (tầm bắn 160 km) còn Su-35 mang tên lửa K-77M có tầm bắn lên đến 200 km. Các tên lửa này về cơ bản thuộc cùng một lớp nhưng có thể thấy tên lửa Nga đang chiếm ưu thế về mặt phạm vi hoạt động.
Ngoài ra, Su-35 còn có một lợi thế khác là sở hữu hệ thống gây nhiễu radar L175M Khibiny. Trong khi radar AESA của Mỹ được cho là có khả năng chống nhiễu thì radar trong tên lửa AIM-120 không thể làm điều này.
Tên lửa không đối không mặc dù hiện đại nhưng vẫn có tỉ lệ bị vô hiệu hóa cao trước các máy bay được bảo vệ bởi hệ thống L175M Khibiny. Còn F-15 hiện chỉ được tích hợp hệ thống đối phó tác chiến điện tử chiến thuật từ những năm 1970, dự kiến đến tận năm 2040 mới được nâng cấp lên hệ thống mới (còn nữa). Nguồn ảnh: Foxt.