Vào cuối tháng 5/2020, trang Avia-pro cho biết, Ai Cập đã ký hợp đồng với Nga để mua lô tiêm kích đa năng Su-35 lớn nhất từng được xuất khẩu, khi số lượng lên đến 26 chiếc, giá trị ước tính 3 tỷ USD.Thương vụ trên đưa quốc gia Bắc Phi này trở thành nước có phi đội Su-35 nhiều thứ hai trên thế giới, chỉ sau Nga và vượt qua Trung Quốc (không quân Trung Quốc có 24 chiếc Su-35SK).Dự kiến chiếc Su-35 đầu tiên của Ai Cập sẽ được giao ngay trong năm nay, tiến độ thực hiện hợp đồng được Nga lên kế hoạch cho đến năm 2023, nhưng có thể thay đổi tùy thuộc vào khả năng thanh toán của khách hàng.Cần lưu ý thêm một trong những lý do khiến Ai Cập quyết định đặt mua Su-35 là do Mỹ từ chối bán tiêm kích tàng hình F-35 cho Cairo, nhưng không loại trừ khả năng họ đã ký kết hợp đồng với Nga trước đó.Báo chí Nga nhận định, với vị trí của Ai Cập, rõ ràng tiêm kích Su-35 rất được không quân nước này quan tâm, chiến thắng của Su-35 trước F-35 chắc chắn sẽ trở thành lý do để ký thêm nhiều hợp đồng với các quốc gia khác."Trong bối cảnh tái vũ trang của Israel, Ai Cập nhận thức đầy đủ rằng họ cần các máy bay chiến đấu đáng tin cậy có khả năng trấn áp cả F-16 và F-35 của đối phương", chuyên gia quân sự Nga nhận định trên trang Avia-pro.Nhưng theo một số nguồn tin từ Israel, các tiêm kích Su-35 mà Ai Cập vừa đặt mua đã bị Tel Aviv chế giễu rằng đó là nỗ lực trong tuyệt vọng, không thể giúp Cairo xoay chuyển tình thế.Một kênh truyền hình của Israel cho rằng chính phủ Ai Cập đã phạm phải sai lầm lớn khi mua máy bay chiến đấu Nga.Su-35 bị nhận xét là thậm chí không được trang bị công nghệ tàng hình khi diện tích phản xạ radar vốn rất lớn, khiến chúng hoàn toàn thất thế trước đối phương.Bên cạnh đó, Su-35 vẫn chỉ được trang bị radar mảng pha quét thụ động (PESA) lạc hậu hơn cả một thế hệ so với loại quét chủ động (AESA) tích hợp trên tiêm kích thế hệ 5.Chính vì vậy trong tình huống đối đầu trực diện, tiêm kích tàng hình F-35I Adir sẽ có khả năng "thấy trước và bắn trước" Su-35, theo bình luận của chuyên gia Israel trên trang Zen Channel Armory Club.Nhưng ở chiều ngược lại, phía Nga cho rằng tuyên bố như vậy là khá bất ngờ, khi các phi công quân sự Israel đã nhiều lần chạm trán Su-35 cất cánh từ căn cứ không quân Hmeimim để đánh chặn máy bay chiến đấu của họ."Có lẽ các phi công của không quân Israel đã quên đề cập đến thực tế rằng chiếc 'máy bay chiến đấu vô dụng' mà họ đang chỉ trích lợi hại như thế nào"."Phi công Israel sợ Su-35 của Nga với vai trò như một khắc tinh của F-35I, và những tuyên bố nói trên của giới truyền thông Israel không gì khác hơn là một sự khiêu khích", chuyên gia quân sự Nga khẳng định.Phía trung lập thì cho rằng cả hai bên Nga và Israel đều đang cố gắng đề cao vũ khí do mình sản xuất và hạ thấp đối phương, thực tế loại tiêm kích này ưu việt hơn chỉ có thể được khẳng định khi chúng đối đầu trực tiếp ngoài thực địa.
Vào cuối tháng 5/2020, trang Avia-pro cho biết, Ai Cập đã ký hợp đồng với Nga để mua lô tiêm kích đa năng Su-35 lớn nhất từng được xuất khẩu, khi số lượng lên đến 26 chiếc, giá trị ước tính 3 tỷ USD.
Thương vụ trên đưa quốc gia Bắc Phi này trở thành nước có phi đội Su-35 nhiều thứ hai trên thế giới, chỉ sau Nga và vượt qua Trung Quốc (không quân Trung Quốc có 24 chiếc Su-35SK).
Dự kiến chiếc Su-35 đầu tiên của Ai Cập sẽ được giao ngay trong năm nay, tiến độ thực hiện hợp đồng được Nga lên kế hoạch cho đến năm 2023, nhưng có thể thay đổi tùy thuộc vào khả năng thanh toán của khách hàng.
Cần lưu ý thêm một trong những lý do khiến Ai Cập quyết định đặt mua Su-35 là do Mỹ từ chối bán tiêm kích tàng hình F-35 cho Cairo, nhưng không loại trừ khả năng họ đã ký kết hợp đồng với Nga trước đó.
Báo chí Nga nhận định, với vị trí của Ai Cập, rõ ràng tiêm kích Su-35 rất được không quân nước này quan tâm, chiến thắng của Su-35 trước F-35 chắc chắn sẽ trở thành lý do để ký thêm nhiều hợp đồng với các quốc gia khác.
"Trong bối cảnh tái vũ trang của Israel, Ai Cập nhận thức đầy đủ rằng họ cần các máy bay chiến đấu đáng tin cậy có khả năng trấn áp cả F-16 và F-35 của đối phương", chuyên gia quân sự Nga nhận định trên trang Avia-pro.
Nhưng theo một số nguồn tin từ Israel, các tiêm kích Su-35 mà Ai Cập vừa đặt mua đã bị Tel Aviv chế giễu rằng đó là nỗ lực trong tuyệt vọng, không thể giúp Cairo xoay chuyển tình thế.
Một kênh truyền hình của Israel cho rằng chính phủ Ai Cập đã phạm phải sai lầm lớn khi mua máy bay chiến đấu Nga.
Su-35 bị nhận xét là thậm chí không được trang bị công nghệ tàng hình khi diện tích phản xạ radar vốn rất lớn, khiến chúng hoàn toàn thất thế trước đối phương.
Bên cạnh đó, Su-35 vẫn chỉ được trang bị radar mảng pha quét thụ động (PESA) lạc hậu hơn cả một thế hệ so với loại quét chủ động (AESA) tích hợp trên tiêm kích thế hệ 5.
Chính vì vậy trong tình huống đối đầu trực diện, tiêm kích tàng hình F-35I Adir sẽ có khả năng "thấy trước và bắn trước" Su-35, theo bình luận của chuyên gia Israel trên trang Zen Channel Armory Club.
Nhưng ở chiều ngược lại, phía Nga cho rằng tuyên bố như vậy là khá bất ngờ, khi các phi công quân sự Israel đã nhiều lần chạm trán Su-35 cất cánh từ căn cứ không quân Hmeimim để đánh chặn máy bay chiến đấu của họ.
"Có lẽ các phi công của không quân Israel đã quên đề cập đến thực tế rằng chiếc 'máy bay chiến đấu vô dụng' mà họ đang chỉ trích lợi hại như thế nào".
"Phi công Israel sợ Su-35 của Nga với vai trò như một khắc tinh của F-35I, và những tuyên bố nói trên của giới truyền thông Israel không gì khác hơn là một sự khiêu khích", chuyên gia quân sự Nga khẳng định.
Phía trung lập thì cho rằng cả hai bên Nga và Israel đều đang cố gắng đề cao vũ khí do mình sản xuất và hạ thấp đối phương, thực tế loại tiêm kích này ưu việt hơn chỉ có thể được khẳng định khi chúng đối đầu trực tiếp ngoài thực địa.