SU-152 là một loại pháo tự hành hạng nặng do Liên Xô thiết kế từ trong cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 cho nhiệm vụ xử lý các công sự đặc biệt kiên cố của phát xít Đức. Tuy nhiên, điều khiến nó nổi tiếng và được coi là một trong những khẩu pháo đáng sợ nhất thế giới chính là khả năng chống tăng gây sốc. Nguồn ảnh: Wikipedia Pháo tự hành SU-152 do nhà máy Chelyabinskiy Kirovskiy (ChKZ) sản xuất hàng loạt cho lực lượng vũ trang Hồng quân Liên Xô vào đầu năm 1943 với số lượng ước tính 700 khẩu. Nguồn ảnh: WikipediaNhư đã đề cập, dù được thiết kế cho nhiệm vụ áp chế bộ binh, tiêu diệt các hỏa điểm, các công sự, nhưng SU-152 lại nổi tiếng với vai trò chống tăng. Điều này được thể hiện ngay từ trận vòng cung Kursk nổi tiếng vào năm 1943. Ở đó, SU-152 đã khiến cho phát xít Đức "chết đứng, chết sốc" trước uy lực vô cùng khủng khiếp của mỗi phát bắn. Nguồn ảnh: English RussiaTrong ảnh, một chiếc xe tăng hạng trung Panther bị một phát bắn của SU-152 xuyên thủng giáp trước. Có thể thấy, lỗ đạn lớn khủng khiếp, cả chiếc xe có vẻ như nổ tung, bốc cháy dữ dội. Nguồn ảnh: English RussiaMặc dù đạn nổ phá (HE) của SU-152 có khả năng xuyên giáp rất thấp, tuy nhiên sức nổ mỗi viên đạn 152mm lớn đến nỗi đủ sức phá hủy mọi loại xe tăng thời bấy giờ. Nguồn ảnh: English RussiaTrong ảnh, có thể thấy tháp pháo chiếc Tiger hoặc là Panther trúng chi chít đạn cỡ 85mm hoặc 76mm – không xuyên, nhưng hãy nhìn vào phần được đánh dấu bằng phân phía dưới – đó là kết quả của một phát bắn SU-152 từ cự ly 1.200m đã khiến các tấm thép bị vỡ nát. Nguồn ảnh: English RussiaTrong ảnh, pháo chống tăng tự hành Jpanther của Đức hứng chịu phát bắn SU-152 vào hông dẫn tới vỡ thép. Nguồn ảnh: English RussiaĐến ngay cả pháo tự hành chống tăng hạng nặng Elefant hiện đại và mạnh nhất của Đức khi đó với lớp giáp siêu dày chống được mọi loại pháo chống tăng thời bấy giờ cũng không thể chịu nổi một phát bắn của SU-152. Ghi nhận trong trận vòng cung Kurk, 7 chiếc Elefant đã bị SU-152 tiêu diệt. Nguồn ảnh: English RussiaCác phân tích sau này cho rằng, dù không có sức xuyên sâu, thế nhưng đạn nổ phá vẫn có thể tiêu diệt được xe tăng bởi sức sát thương của đạn HE phụ thuộc vào lực phá nhiều hơn là lực xuyên, tức là khi đạn HE chạm mục tiêu sẽ tạo ra một chấn động mạnh khiến các chi tiết bên trong của mục tiêu bị hư hại và kíp lái ngồi bên trong cũng sẽ bị giết chết bởi sức chấn động kinh hồn đó. Ngoài ra, chất lượng giáp tăng cuối CTTG 2 giảm nhiều do thiếu thốn tài nguyên dẫn tới trường hợp vỡ thép. Nguồn ảnh: English RussiaThứ làm nên sức mạnh ghê gớm vô cùng của pháo tự hành SU-152 là khẩu đại bác ML-20S 152mm - phiên bản của đại bác kéo xe ML-20 152mm ra đời năm 1937. Khẩu pháo này bắn đi những viên đạn cỡ 152mm có thể nặng tới 40-45kg. Nguồn ảnh: WikipediaPháo đạt tầm bắn xa nhất đến 17,2km với đạn nổ phá (HE) OF-540 hoặc chỉ 3.000m với đạn chuyên dụng chống tăng BP-540. Tuy nhiên, trong chiến tranh, kíp lái ưa dùng đạn HE hơn là đạn xuyên AP. Nguồn ảnh: WikipediaTuy có tầm bắn lớn, sức công phá vô đối, dẫu vậy SU-152 không phải là không có nhược điểm. SU-152 chỉ mang được số đạn khá ít - 20 viên vì kích cỡ đạn rất lớn, độ chính xác không cao, nạp đạn chậm (2-3 viên/phút) làm giảm hiệu quả tác chiến. Nguồn ảnh: WikipediaVỏ giáp của SU-152 khá tốt với giáp quanh nòng pháo dày 60mm nghiêng 70 độ (tương đương 175mm thép thẳng đứng), có thể kháng chịu được pháo 88mm trên Tiger I cách 500m. Tuy nhiên, ngoài chỗ phần giáp quanh nòng pháo chính thì phần còn lại mặt trước khá mỏng khiến nó dễ bị phá hủy bởi pháo 88mm. Ngoài ra, phần hông tháp cũng như đuôi là rất mỏng. Nguồn ảnh: WikipediaPháo tự hành xung kích SU-152 nặng khoảng 45,5 tấn, dài 8,95m, rộng 3,25m, kíp lái 5 người. Pháo được trang bị một động cơ diesel 12 xy lanh V-2K công suất 600 mã lực cho tốc độ tối đa 43km/h, dự trữ hành trình 330km. Nguồn ảnh: Wikipedia
SU-152 là một loại pháo tự hành hạng nặng do Liên Xô thiết kế từ trong cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 cho nhiệm vụ xử lý các công sự đặc biệt kiên cố của phát xít Đức. Tuy nhiên, điều khiến nó nổi tiếng và được coi là một trong những khẩu pháo đáng sợ nhất thế giới chính là khả năng chống tăng gây sốc. Nguồn ảnh: Wikipedia
Pháo tự hành SU-152 do nhà máy Chelyabinskiy Kirovskiy (ChKZ) sản xuất hàng loạt cho lực lượng vũ trang Hồng quân Liên Xô vào đầu năm 1943 với số lượng ước tính 700 khẩu. Nguồn ảnh: Wikipedia
Như đã đề cập, dù được thiết kế cho nhiệm vụ áp chế bộ binh, tiêu diệt các hỏa điểm, các công sự, nhưng SU-152 lại nổi tiếng với vai trò chống tăng. Điều này được thể hiện ngay từ trận vòng cung Kursk nổi tiếng vào năm 1943. Ở đó, SU-152 đã khiến cho phát xít Đức "chết đứng, chết sốc" trước uy lực vô cùng khủng khiếp của mỗi phát bắn. Nguồn ảnh: English Russia
Trong ảnh, một chiếc xe tăng hạng trung Panther bị một phát bắn của SU-152 xuyên thủng giáp trước. Có thể thấy, lỗ đạn lớn khủng khiếp, cả chiếc xe có vẻ như nổ tung, bốc cháy dữ dội. Nguồn ảnh: English Russia
Mặc dù đạn nổ phá (HE) của SU-152 có khả năng xuyên giáp rất thấp, tuy nhiên sức nổ mỗi viên đạn 152mm lớn đến nỗi đủ sức phá hủy mọi loại xe tăng thời bấy giờ. Nguồn ảnh: English Russia
Trong ảnh, có thể thấy tháp pháo chiếc Tiger hoặc là Panther trúng chi chít đạn cỡ 85mm hoặc 76mm – không xuyên, nhưng hãy nhìn vào phần được đánh dấu bằng phân phía dưới – đó là kết quả của một phát bắn SU-152 từ cự ly 1.200m đã khiến các tấm thép bị vỡ nát. Nguồn ảnh: English Russia
Trong ảnh, pháo chống tăng tự hành Jpanther của Đức hứng chịu phát bắn SU-152 vào hông dẫn tới vỡ thép. Nguồn ảnh: English Russia
Đến ngay cả pháo tự hành chống tăng hạng nặng Elefant hiện đại và mạnh nhất của Đức khi đó với lớp giáp siêu dày chống được mọi loại pháo chống tăng thời bấy giờ cũng không thể chịu nổi một phát bắn của SU-152. Ghi nhận trong trận vòng cung Kurk, 7 chiếc Elefant đã bị SU-152 tiêu diệt. Nguồn ảnh: English Russia
Các phân tích sau này cho rằng, dù không có sức xuyên sâu, thế nhưng đạn nổ phá vẫn có thể tiêu diệt được xe tăng bởi sức sát thương của đạn HE phụ thuộc vào lực phá nhiều hơn là lực xuyên, tức là khi đạn HE chạm mục tiêu sẽ tạo ra một chấn động mạnh khiến các chi tiết bên trong của mục tiêu bị hư hại và kíp lái ngồi bên trong cũng sẽ bị giết chết bởi sức chấn động kinh hồn đó. Ngoài ra, chất lượng giáp tăng cuối CTTG 2 giảm nhiều do thiếu thốn tài nguyên dẫn tới trường hợp vỡ thép. Nguồn ảnh: English Russia
Thứ làm nên sức mạnh ghê gớm vô cùng của pháo tự hành SU-152 là khẩu đại bác ML-20S 152mm - phiên bản của đại bác kéo xe ML-20 152mm ra đời năm 1937. Khẩu pháo này bắn đi những viên đạn cỡ 152mm có thể nặng tới 40-45kg. Nguồn ảnh: Wikipedia
Pháo đạt tầm bắn xa nhất đến 17,2km với đạn nổ phá (HE) OF-540 hoặc chỉ 3.000m với đạn chuyên dụng chống tăng BP-540. Tuy nhiên, trong chiến tranh, kíp lái ưa dùng đạn HE hơn là đạn xuyên AP. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tuy có tầm bắn lớn, sức công phá vô đối, dẫu vậy SU-152 không phải là không có nhược điểm. SU-152 chỉ mang được số đạn khá ít - 20 viên vì kích cỡ đạn rất lớn, độ chính xác không cao, nạp đạn chậm (2-3 viên/phút) làm giảm hiệu quả tác chiến. Nguồn ảnh: Wikipedia
Vỏ giáp của SU-152 khá tốt với giáp quanh nòng pháo dày 60mm nghiêng 70 độ (tương đương 175mm thép thẳng đứng), có thể kháng chịu được pháo 88mm trên Tiger I cách 500m. Tuy nhiên, ngoài chỗ phần giáp quanh nòng pháo chính thì phần còn lại mặt trước khá mỏng khiến nó dễ bị phá hủy bởi pháo 88mm. Ngoài ra, phần hông tháp cũng như đuôi là rất mỏng. Nguồn ảnh: Wikipedia
Pháo tự hành xung kích SU-152 nặng khoảng 45,5 tấn, dài 8,95m, rộng 3,25m, kíp lái 5 người. Pháo được trang bị một động cơ diesel 12 xy lanh V-2K công suất 600 mã lực cho tốc độ tối đa 43km/h, dự trữ hành trình 330km. Nguồn ảnh: Wikipedia