Ấn Độ gần đây đã triển khai nhiều loại vũ khí tiên tiến của nhất của họ, như máy bay chiến đấu Rafale nhập của Pháp, trực thăng vũ trang Apache của Mỹ, pháo tự hành K-9 của Hàn Quốc… tới biên giới Trung-Ấn, để tăng cường khả năng phòng thủ.Một số vũ khí hiện đại do Ấn Độ sản xuất cũng đã được triển khai ở khu vực biên giới, đó là tên lửa hành trình tiến công mặt đất có tốc độ siêu thanh BrahMos. Đây cũng là lời "cảnh báo không khoan hồng" cho Trung Quốc, nếu dám vượt qua đường kiểm soát thực tế (LAC), như Trung Quốc đã từng làm năm 1960.Truyền thông Ấn Độ gần đây tiết lộ rằng, sau 20 năm phát triển, phiên bản tên lửa hành trình BrahMos mới nhất, được phát triển đặc biệt cho địa hình đồi núi cao ở biên giới Trung Quốc - Ấn Độ, đã được trang bị cho trung đoàn tên lửa BrahMos thứ tư của Ấn Độ, và được triển khai ở bang Arunachal Pradesh.Trang web Swarajyamag của Ấn Độ ngày 12/6 cho biết, cách đây đúng 20 năm, vào ngày 12/6/2001, tên lửa hành trình BrahMos do Nga và Ấn Độ hợp tác phát triển, lần đầu tiên đã thử nghiệm thành công, đánh dấu kỷ nguyên mới về phát triển vũ khí của Ấn Độ.Vào thời kỳ đầu phát triển tên lửa BrahMos, chương trình chủ yếu được phát triển thông qua hợp tác dưới hình thức liên doanh, Ấn Độ cung cấp tài chính cho dự án và đảm nhiệm phần mềm điều khiển, công nghệ tên lửa do Nga đảm nhiệm.Nền tảng để phát triển tên lửa BrahMos là tên lửa hành trình tầm ngắn P-800 Oniks (Yakhont), để phù hợp với hiệp định kiểm soát công nghệ tên lửa, mà Nga đã ký. Động cơ đẩy được sản xuất từ Nga, trong khi hệ thống dẫn đường được phát triển bởi BrahMos Corp.BrahMos là loại tên lửa có tốc độ siêu thanh, có thể mang được nhiều loại đầu đạn (kể cả đầu đạn hạt nhân), khả năng chống tác chiến điện tử của đối phương tốt và rất khó bị đánh chặn.Năm 2007, khi Quân đội Ấn Độ bắt đầu trang bị hai trung đoàn tên lửa BrahMos đầu tiên, tuy hiệu suất của chúng khá không ổn định, đặc biệt là độ chính xác của đầu dẫn đường bằng radar chủ động băng tần X. Tuy nhiên những lỗi này đã nhanh chóng được khắc phục.Điều đáng chú ý là quân đội Ấn Độ đã không ngừng cải tiến loại tên lửa này; trong lý lịch thử nghiệm của loại tên lửa này trong những năm gần đây, không chỉ tỷ lệ phóng tên lửa thành công được cải thiện đáng kể, mà các phiên bản dành cho hải quân và không quân cũng được hoàn thiện.Từ tháng 9 đến tháng 12/2020, Ấn Độ đã tiến hành ít nhất 7 vụ phóng thử các phiên bản khác nhau của tên lửa BrahMos, tất cả đều thành công. BrahMos cũng được giới quân sự đánh giá về tính minh bạch trong các lần thử nghiệm. Từ năm 2010, Quân đội Ấn Độ đã đề xuất sử dụng tên lửa BrahMos để tấn công các mục tiêu ẩn sau những khe núi, để phù hợp với địa hình đặc biệt của địa hình cao nguyên ở biên giới Trung-Ấn. Nếu thành công, đây sẽ là vũ khí lợi hại để tiến công đối phương. Vì lý do này, phiên bản BrahMos Block III đã thay cơ cấu lái và phần mềm dẫn đường, để nó có thể tiêu diệt những mục tiêu ở dưới thung lũng sâu, được che chắn bởi quả núi lớn.Năm 2016, phiên bản BrahMos tiến công mục tiêu sau sườn núi, đã thực hiện thành công với sườn núi dốc 65 độ; năm 2019, phiên bản này hoàn thành thử nghiệm, khi tiến công với chiều thẳng đứng, sau khi vượt qua đỉnh núi. Trang web Swarajyamag cho biết, loại tên lửa BrahMos hiện đang triển khai ở Arunachal Pradesh, là loại tên lửa này.Ngoài ra, Ấn Độ đang liên tục cải thiện tầm bắn của tên lửa này. Phiên bản BrahMos-ER (Extended Range), đã được thử nghiệm vào năm 2017 và năm 2019; một mẫu BrahMos-ER cải tiến với tầm bắn 500 km đã sẵn sàng. Một phiên bản BrahMos-ER khác, có tầm bắn đến 800 km đang được phát triển. Đồng thời, Nga-Ấn đã thỏa thuận, tăng khả năng nội địa hóa của tên lửa BrahMos lên đáng kể; trong năm 2018, tỷ lệ nội địa hóa của tên lửa này đã tăng từ 10% trong những năm đầu, lên 65%.Từ những thông tin trên cho thấy, sau 20 năm không ngừng cải tiến, công nghệ của tên lửa BrahMos không ngừng hoàn thiện. Đánh giá về phạm vi tấn công của loại tên lửa này, hiện nó vẫn chưa có một đối thủ xứng tầm. Ngoài các đơn vị tên lửa BrahMos phóng từ mặt đất, được triển khai tại Arunachal Pradesh, BrahMos cũng đã hoàn thiện phiên bản phóng từ máy bay chiến đấu hạng nặng chủ lực của Không quân Ấn Độ là Su-30MKI. Với việc phóng từ máy bay chiến đấu, BrahMos như mọc thêm cánh, Quân đội Ấn Độ có thể dễ dàng và nhanh chóng triển khai BrahMos tới sân bay tiền tuyến giáp biên giới với Trung Quốc, tăng cường hỏa lực chính xác cho lực lượng chiến đấu ở đây. Nguồn ảnh: Pinterest. Cận cảnh máy bay chiến đấu Su-30MKI của Không quân Ấn Độ khai hỏa tên lửa hành trình BrahMos. Nguồn: Hepta7.
Ấn Độ gần đây đã triển khai nhiều loại vũ khí tiên tiến của nhất của họ, như máy bay chiến đấu Rafale nhập của Pháp, trực thăng vũ trang Apache của Mỹ, pháo tự hành K-9 của Hàn Quốc… tới biên giới Trung-Ấn, để tăng cường khả năng phòng thủ.
Một số vũ khí hiện đại do Ấn Độ sản xuất cũng đã được triển khai ở khu vực biên giới, đó là tên lửa hành trình tiến công mặt đất có tốc độ siêu thanh BrahMos. Đây cũng là lời "cảnh báo không khoan hồng" cho Trung Quốc, nếu dám vượt qua đường kiểm soát thực tế (LAC), như Trung Quốc đã từng làm năm 1960.
Truyền thông Ấn Độ gần đây tiết lộ rằng, sau 20 năm phát triển, phiên bản tên lửa hành trình BrahMos mới nhất, được phát triển đặc biệt cho địa hình đồi núi cao ở biên giới Trung Quốc - Ấn Độ, đã được trang bị cho trung đoàn tên lửa BrahMos thứ tư của Ấn Độ, và được triển khai ở bang Arunachal Pradesh.
Trang web Swarajyamag của Ấn Độ ngày 12/6 cho biết, cách đây đúng 20 năm, vào ngày 12/6/2001, tên lửa hành trình BrahMos do Nga và Ấn Độ hợp tác phát triển, lần đầu tiên đã thử nghiệm thành công, đánh dấu kỷ nguyên mới về phát triển vũ khí của Ấn Độ.
Vào thời kỳ đầu phát triển tên lửa BrahMos, chương trình chủ yếu được phát triển thông qua hợp tác dưới hình thức liên doanh, Ấn Độ cung cấp tài chính cho dự án và đảm nhiệm phần mềm điều khiển, công nghệ tên lửa do Nga đảm nhiệm.
Nền tảng để phát triển tên lửa BrahMos là tên lửa hành trình tầm ngắn P-800 Oniks (Yakhont), để phù hợp với hiệp định kiểm soát công nghệ tên lửa, mà Nga đã ký. Động cơ đẩy được sản xuất từ Nga, trong khi hệ thống dẫn đường được phát triển bởi BrahMos Corp.
BrahMos là loại tên lửa có tốc độ siêu thanh, có thể mang được nhiều loại đầu đạn (kể cả đầu đạn hạt nhân), khả năng chống tác chiến điện tử của đối phương tốt và rất khó bị đánh chặn.
Năm 2007, khi Quân đội Ấn Độ bắt đầu trang bị hai trung đoàn tên lửa BrahMos đầu tiên, tuy hiệu suất của chúng khá không ổn định, đặc biệt là độ chính xác của đầu dẫn đường bằng radar chủ động băng tần X. Tuy nhiên những lỗi này đã nhanh chóng được khắc phục.
Điều đáng chú ý là quân đội Ấn Độ đã không ngừng cải tiến loại tên lửa này; trong lý lịch thử nghiệm của loại tên lửa này trong những năm gần đây, không chỉ tỷ lệ phóng tên lửa thành công được cải thiện đáng kể, mà các phiên bản dành cho hải quân và không quân cũng được hoàn thiện.
Từ tháng 9 đến tháng 12/2020, Ấn Độ đã tiến hành ít nhất 7 vụ phóng thử các phiên bản khác nhau của tên lửa BrahMos, tất cả đều thành công. BrahMos cũng được giới quân sự đánh giá về tính minh bạch trong các lần thử nghiệm.
Từ năm 2010, Quân đội Ấn Độ đã đề xuất sử dụng tên lửa BrahMos để tấn công các mục tiêu ẩn sau những khe núi, để phù hợp với địa hình đặc biệt của địa hình cao nguyên ở biên giới Trung-Ấn. Nếu thành công, đây sẽ là vũ khí lợi hại để tiến công đối phương.
Vì lý do này, phiên bản BrahMos Block III đã thay cơ cấu lái và phần mềm dẫn đường, để nó có thể tiêu diệt những mục tiêu ở dưới thung lũng sâu, được che chắn bởi quả núi lớn.
Năm 2016, phiên bản BrahMos tiến công mục tiêu sau sườn núi, đã thực hiện thành công với sườn núi dốc 65 độ; năm 2019, phiên bản này hoàn thành thử nghiệm, khi tiến công với chiều thẳng đứng, sau khi vượt qua đỉnh núi. Trang web Swarajyamag cho biết, loại tên lửa BrahMos hiện đang triển khai ở Arunachal Pradesh, là loại tên lửa này.
Ngoài ra, Ấn Độ đang liên tục cải thiện tầm bắn của tên lửa này. Phiên bản BrahMos-ER (Extended Range), đã được thử nghiệm vào năm 2017 và năm 2019; một mẫu BrahMos-ER cải tiến với tầm bắn 500 km đã sẵn sàng.
Một phiên bản BrahMos-ER khác, có tầm bắn đến 800 km đang được phát triển. Đồng thời, Nga-Ấn đã thỏa thuận, tăng khả năng nội địa hóa của tên lửa BrahMos lên đáng kể; trong năm 2018, tỷ lệ nội địa hóa của tên lửa này đã tăng từ 10% trong những năm đầu, lên 65%.
Từ những thông tin trên cho thấy, sau 20 năm không ngừng cải tiến, công nghệ của tên lửa BrahMos không ngừng hoàn thiện. Đánh giá về phạm vi tấn công của loại tên lửa này, hiện nó vẫn chưa có một đối thủ xứng tầm.
Ngoài các đơn vị tên lửa BrahMos phóng từ mặt đất, được triển khai tại Arunachal Pradesh, BrahMos cũng đã hoàn thiện phiên bản phóng từ máy bay chiến đấu hạng nặng chủ lực của Không quân Ấn Độ là Su-30MKI.
Với việc phóng từ máy bay chiến đấu, BrahMos như mọc thêm cánh, Quân đội Ấn Độ có thể dễ dàng và nhanh chóng triển khai BrahMos tới sân bay tiền tuyến giáp biên giới với Trung Quốc, tăng cường hỏa lực chính xác cho lực lượng chiến đấu ở đây. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cận cảnh máy bay chiến đấu Su-30MKI của Không quân Ấn Độ khai hỏa tên lửa hành trình BrahMos. Nguồn: Hepta7.