Tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos do Nga và Ấn Độ hợp tác phát triển luôn được coi là niềm tự hào của Ấn Độ. Tên lửa này đã hoàn thành xuất sắc vụ phóng thử đầu tiên vào năm 2001, đồng thời luôn được đầu tư nâng cấp những năm sau đó. Ảnh: Tên lửa BrahMos - Nguồn: Wikipedia.Ấn Độ đã phát triển các phiên bản BrahMos phóng từ mặt đất, trên tàu nổi, tàu ngầm và trên không; BrahMos có thể tiêu diệt các mục tiêu tàu mặt nước, các mục tiêu quan trọng trên mặt đất như sở chỉ huy, kho tàng quân sự, đài radar…Với phiên bản BrahMos của hải quân đã được thử nghiệm thành công vào năm 2008. Sau đó các khinh hạm lớp Talva và tàu khu trục lớp Kolkata đã được trang loại bị tên lửa này, và đã phóng thử thành công nhiều lần. Ảnh: Tên lửa BrahMos - Nguồn: Wikipedia.Với sự giúp đỡ của Nga, Hải quân Ấn Độ đã thiết kế bệ phóng thẳng đứng chung trên tàu hải quân cho tên lửa BrahMos; với chiều dài tên lửa là 8,1m, đường kính đạn 0,67m, khi sử dụng bệ phóng thẳng đứng chung trên tàu, thời gian phóng có thể được rút ngắn xuống còn 2~2,5 giây. Ảnh: Tàu khu trục INS Kochi của Hải quân Ấn Độ phóng tên lửa BrahMos - Nguồn: financialexpressCó thể nói, tên lửa chống hạm BrahMos mà Hải quân Ấn Độ đang trang bị đã khẳng định được chỗ đứng trong hải quân nước này; nhưng tại sao vụ thử tên lửa tưởng như bình thường này, lại gây sự chú ý của lãnh đạo Bộ Quốc phòng Ấn Độ và giới quan sát? Ảnh: Tàu khu trục tên lửa dẫn đường Chennai phóng tên lửa BrahMos - Nguồn: SinaPhiên bản BrahMos mà Ấn Độ bắn thử lần này, không phải là phiên bản cũ mà là một phiên bản nâng cấp hoàn toàn mới. Những cải tiến chủ yếu thể hiện ở hai khía cạnh. Ảnh: Tên lửa hành trình chống hạm BrahMos - Nguồn: Wikipedia.Thứ nhất tầm bắn của tên lửa đã được tăng lên rất nhiều. Theo thông tin được công khai, tên lửa BrahMos trước kia có tầm bắn xa 290 km; điều này nằm trong thỏa thuận chung của Ấn Độ và Nga, nhằm không vượt qua các hạn chế của các hiệp ước quốc tế về tầm bắn tên lửa. Ảnh: Tàu khu trục Kolkata bắn thử tên lửa Brahmos vào năm 2015 - Nguồn: SinaTuy nhiên sau khi Ấn Độ chính thức gia nhập "Tổ chức kiểm soát công nghệ tên lửa" vào năm 2016, nước này đã thoát khỏi hạn chế này; kể từ đó, Ấn Độ và Nga bắt đầu thực hiện các hợp tác công nghệ quân sự liên quan, để phát triển phiên bản BrahMos có tầm bắn mở rộng. Ảnh: Tên lửa BrahMos - Nguồn: Wikipedia.Tiến độ thực hiện nâng cấp phiên bản BrahMos này rất nhanh, vào ngày 11/3/2017, Ấn Độ đã thử nghiệm thành công phiên bản mới tại trường bắn tích hợp trên biển ở Chandipur; tầm bắn của nó đã đạt hơn 450 km. Ảnh: Tên lửa hành trình chống hạm BrahMos - Nguồn: Wikipedia.Có thông tin cho rằng, việc tăng tầm bắn không phải là sự thay đổi về kích thước của tên lửa, mà là do sự cải tiến của động cơ và hệ thống nhiên liệu. Do vậy phiên bản BrahMos mới này có thể dùng chung với ống phóng thẳng đứng của tàu khu trục INS Chennai. Ảnh: Tên lửa hành trình chống hạm BrahMos - Nguồn: Wikipedia.Thứ hai, mức độ nội địa hóa của phiên bản BrahMos đã tăng lên đáng kể. Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển quốc phòng (DRDO) của Ấn Độ, đang cố gắng nội địa hóa việc sản xuất các thành phần và hệ thống con khác nhau của tên lửa BrahMos. Với sự tiến bộ của công nghệ công nghiệp quốc phòng Ấn Độ, đến năm 2020, tỷ lệ nội địa hóa của tên lửa BrahMos từ 10% đến 12% trong vài năm đầu đến 65%. Ảnh: Tên lửa hành trình chống hạm BrahMos - Nguồn: Wikipedia.Bộ Quốc phòng Ấn Độ nhấn mạnh, “hầu hết các thành phần của tên lửa hành trình BrahMos đều do các công ty trong nước sản xuất, bao gồm thân tên lửa, tên lửa đẩy, hệ thống quản lý nhiên liệu và hệ thống dẫn đường đều do DRDO thiết kế. Ảnh: Đầu dò radar khẩu độ tổng hợp do Ấn Độ phát triển - Nguồn: Sina.Động cơ của tên lửa BrahMos do công ty HAL của Ấn Độ phát triển, loại thuốc phóng mới cũng do Ấn Độ phát triển. Do Nga không muốn chia sẻ công nghệ thuốc phóng rắn với Ấn Độ, nên Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Vật liệu Năng lượng Cao của DRDO, đã phát triển một loại thuốc phóng rắn đặc biệt vào năm 2017. Ngoài ra, bộ phận tìm kiếm mục tiêu do India Electronics Co.Ltd phát triển đã thay thế hoàn toàn linh kiện của Nga. Ảnh: Tàu khu trục INS Kolkata phóng tên lửa hành trình chống hạm BrahMos - Nguồn: MediumĐánh giá từ các cuộc thử nghiệm tên lửa BrahMos trong hai năm qua cho thấy, tên lửa BrahMos phiên bản mới đã hoàn thiện hơn. Với tầm bắn 450 km, cùng tốc độ bay Mach 3, tên lửa này thực sự có thể được coi là tên lửa chống hạm hàng đầu thế giới. Ảnh: Khinh hạm INS Chennai phóng tên lửa hành trình chống hạm BrahMos - Nguồn: Wikipedia.Mặc dù gia tăng đáng kể mức độ hiện đại hóa, nhưng trước mắt Ấn Độ chưa có kế hoạch xuất khẩu các phiên bản BrahMos có tầm bắn xa, mà xuất khẩu các phiên bản BrahMos trước đó (chỉ hạn chế ở tầm bắn dưới 200 km); nhằm không vượt qua các hạn chế của các hiệp ước quốc tế, cũng như tránh sự phản đối của các quốc gia liên quan đến bên mua. Ảnh: Tên lửa hành trình chống hạm BrahMos - Nguồn: Wikipedia. Video Một trong những tên lửa nguy hiểm nhất Thế giới - Brahmos nhanh gấp 2,8 lần vận tốc âm thanh - Nguồn: QPVN
Tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos do Nga và Ấn Độ hợp tác phát triển luôn được coi là niềm tự hào của Ấn Độ. Tên lửa này đã hoàn thành xuất sắc vụ phóng thử đầu tiên vào năm 2001, đồng thời luôn được đầu tư nâng cấp những năm sau đó. Ảnh: Tên lửa BrahMos - Nguồn: Wikipedia.
Ấn Độ đã phát triển các phiên bản BrahMos phóng từ mặt đất, trên tàu nổi, tàu ngầm và trên không; BrahMos có thể tiêu diệt các mục tiêu tàu mặt nước, các mục tiêu quan trọng trên mặt đất như sở chỉ huy, kho tàng quân sự, đài radar…
Với phiên bản BrahMos của hải quân đã được thử nghiệm thành công vào năm 2008. Sau đó các khinh hạm lớp Talva và tàu khu trục lớp Kolkata đã được trang loại bị tên lửa này, và đã phóng thử thành công nhiều lần. Ảnh: Tên lửa BrahMos - Nguồn: Wikipedia.
Với sự giúp đỡ của Nga, Hải quân Ấn Độ đã thiết kế bệ phóng thẳng đứng chung trên tàu hải quân cho tên lửa BrahMos; với chiều dài tên lửa là 8,1m, đường kính đạn 0,67m, khi sử dụng bệ phóng thẳng đứng chung trên tàu, thời gian phóng có thể được rút ngắn xuống còn 2~2,5 giây. Ảnh: Tàu khu trục INS Kochi của Hải quân Ấn Độ phóng tên lửa BrahMos - Nguồn: financialexpress
Có thể nói, tên lửa chống hạm BrahMos mà Hải quân Ấn Độ đang trang bị đã khẳng định được chỗ đứng trong hải quân nước này; nhưng tại sao vụ thử tên lửa tưởng như bình thường này, lại gây sự chú ý của lãnh đạo Bộ Quốc phòng Ấn Độ và giới quan sát? Ảnh: Tàu khu trục tên lửa dẫn đường Chennai phóng tên lửa BrahMos - Nguồn: Sina
Phiên bản BrahMos mà Ấn Độ bắn thử lần này, không phải là phiên bản cũ mà là một phiên bản nâng cấp hoàn toàn mới. Những cải tiến chủ yếu thể hiện ở hai khía cạnh. Ảnh: Tên lửa hành trình chống hạm BrahMos - Nguồn: Wikipedia.
Thứ nhất tầm bắn của tên lửa đã được tăng lên rất nhiều. Theo thông tin được công khai, tên lửa BrahMos trước kia có tầm bắn xa 290 km; điều này nằm trong thỏa thuận chung của Ấn Độ và Nga, nhằm không vượt qua các hạn chế của các hiệp ước quốc tế về tầm bắn tên lửa. Ảnh: Tàu khu trục Kolkata bắn thử tên lửa Brahmos vào năm 2015 - Nguồn: Sina
Tuy nhiên sau khi Ấn Độ chính thức gia nhập "Tổ chức kiểm soát công nghệ tên lửa" vào năm 2016, nước này đã thoát khỏi hạn chế này; kể từ đó, Ấn Độ và Nga bắt đầu thực hiện các hợp tác công nghệ quân sự liên quan, để phát triển phiên bản BrahMos có tầm bắn mở rộng. Ảnh: Tên lửa BrahMos - Nguồn: Wikipedia.
Tiến độ thực hiện nâng cấp phiên bản BrahMos này rất nhanh, vào ngày 11/3/2017, Ấn Độ đã thử nghiệm thành công phiên bản mới tại trường bắn tích hợp trên biển ở Chandipur; tầm bắn của nó đã đạt hơn 450 km. Ảnh: Tên lửa hành trình chống hạm BrahMos - Nguồn: Wikipedia.
Có thông tin cho rằng, việc tăng tầm bắn không phải là sự thay đổi về kích thước của tên lửa, mà là do sự cải tiến của động cơ và hệ thống nhiên liệu. Do vậy phiên bản BrahMos mới này có thể dùng chung với ống phóng thẳng đứng của tàu khu trục INS Chennai. Ảnh: Tên lửa hành trình chống hạm BrahMos - Nguồn: Wikipedia.
Thứ hai, mức độ nội địa hóa của phiên bản BrahMos đã tăng lên đáng kể. Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển quốc phòng (DRDO) của Ấn Độ, đang cố gắng nội địa hóa việc sản xuất các thành phần và hệ thống con khác nhau của tên lửa BrahMos. Với sự tiến bộ của công nghệ công nghiệp quốc phòng Ấn Độ, đến năm 2020, tỷ lệ nội địa hóa của tên lửa BrahMos từ 10% đến 12% trong vài năm đầu đến 65%. Ảnh: Tên lửa hành trình chống hạm BrahMos - Nguồn: Wikipedia.
Bộ Quốc phòng Ấn Độ nhấn mạnh, “hầu hết các thành phần của tên lửa hành trình BrahMos đều do các công ty trong nước sản xuất, bao gồm thân tên lửa, tên lửa đẩy, hệ thống quản lý nhiên liệu và hệ thống dẫn đường đều do DRDO thiết kế. Ảnh: Đầu dò radar khẩu độ tổng hợp do Ấn Độ phát triển - Nguồn: Sina.
Động cơ của tên lửa BrahMos do công ty HAL của Ấn Độ phát triển, loại thuốc phóng mới cũng do Ấn Độ phát triển. Do Nga không muốn chia sẻ công nghệ thuốc phóng rắn với Ấn Độ, nên Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Vật liệu Năng lượng Cao của DRDO, đã phát triển một loại thuốc phóng rắn đặc biệt vào năm 2017. Ngoài ra, bộ phận tìm kiếm mục tiêu do India Electronics Co.Ltd phát triển đã thay thế hoàn toàn linh kiện của Nga. Ảnh: Tàu khu trục INS Kolkata phóng tên lửa hành trình chống hạm BrahMos - Nguồn: Medium
Đánh giá từ các cuộc thử nghiệm tên lửa BrahMos trong hai năm qua cho thấy, tên lửa BrahMos phiên bản mới đã hoàn thiện hơn. Với tầm bắn 450 km, cùng tốc độ bay Mach 3, tên lửa này thực sự có thể được coi là tên lửa chống hạm hàng đầu thế giới. Ảnh: Khinh hạm INS Chennai phóng tên lửa hành trình chống hạm BrahMos - Nguồn: Wikipedia.
Mặc dù gia tăng đáng kể mức độ hiện đại hóa, nhưng trước mắt Ấn Độ chưa có kế hoạch xuất khẩu các phiên bản BrahMos có tầm bắn xa, mà xuất khẩu các phiên bản BrahMos trước đó (chỉ hạn chế ở tầm bắn dưới 200 km); nhằm không vượt qua các hạn chế của các hiệp ước quốc tế, cũng như tránh sự phản đối của các quốc gia liên quan đến bên mua. Ảnh: Tên lửa hành trình chống hạm BrahMos - Nguồn: Wikipedia.
Video Một trong những tên lửa nguy hiểm nhất Thế giới - Brahmos nhanh gấp 2,8 lần vận tốc âm thanh - Nguồn: QPVN