Theo tin từ trang web Eurasia Times truyền thông Ấn Độ, trong bối cảnh căng thẳng trong quan hệ với Trung Quốc bùng phát từ tháng 6 đến nay, chưa hề có dấu hiệu thuyên giảm, Ấn Độ đã phóng thử thành công tên lửa hành trình BrahMos phiên bản mới từ quần đảo Andaman.Ngày 24/11, Ấn Độ thử nghiệm phiên bản tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos mới, được sản xuất trong nước, mà Quân đội nước này đặt nhiều hy vọng. Nguồn tin nói rằng, tên lửa BrahMos đã được phóng đi từ đảo Andaman-Nicobar.Cuộc thử nghiệm được thực hiện vào lúc 10 giờ (giời địa phương), khi đáp ứng đầy đủ các thông số, tên lửa đã bắn trúng mục tiêu nằm trên đảo khác. Phiên bản BrahMos bắn thử nghiệm lần này, là phiên bản có tầm bắn mở rộng, được mong đợi từ lâu; tầm bắn của tên lửa là hơn 400 km, so với 298 km trước đó.Theo những thông tin được công khai, Ấn Độ cũng sẽ tiến hành nhiều vụ phóng trực tiếp tên lửa BrahMos trong tuần này. Các cuộc thử nghiệm này nhằm cải thiện khả năng chiến đấu và đảm bảo tích hợp tốt hơn các tên lửa này vào các lực lượng vũ trang của Ấn Độ.Đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng biên giới, khi quân đội Ấn Độ đối đầu với quân đội Trung Quốc ở phía đông khu vực Ladakh. Tên lửa BrahMos đã được triển khai ở khu vực Ladakh để đối phó với bất kỳ tình huống leo thang nào.Đảo Andaman và Nicobar đảm bảo cho sự khống chế của quân đội Ấn Độ ở Ấn Độ Dương, bởi vì quân đội Ấn Độ có thể sử dụng các đảo này để phong tỏa một cách hiệu quả eo biển Malacca, có tầm quan trọng về mặt chiến lược; đây là tuyến đường biển nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.Ngày 30/10 vừa qua, Không quân Ấn Độ cũng đã kiểm tra khả năng tấn công hàng hải tầm xa của tên lửa hành trình BrahMos. Trong cuộc thử nghiệm, một tiêm kích Su-30MKI được trang bị tên lửa BrahMos (phiên bản phóng từ trên không) đã cất cánh từ một căn cứ không quân ở bang Punjab.Chiếc Su-30MKI này đã thực hiện một hành trình dài, quá trình cơ động trên không, chiếc Su-30MKI cũng đã được tiếp nhiên liệu trên không từ máy bay tiếp dầu Il-78. Toàn bộ hành trình bay khoảng 3.500 km.Mục tiêu của chiếc Su-30MKI là một con tàu được neo đậu ở Vịnh Bengal; sau quãng đường cơ động dài, chiếc Su-30MKI trên đã phóng tên lửa hành trình chống hạm BrahMos trúng mục tiêu.Cũng trong cuộc diễn tập này, một chiếc Su-30MKI khác, có cấu hình tương tự, cất cánh từ một căn cứ không quân ở Tây Bengal, đã phóng tên lửa BrahMos và đánh trúng mục tiêu gần quần đảo Lakshadwep ở Biển Ả Rập. Như vậy chứng minh khả năng vượt trội của tên lửa BrahMos.BrahMos là tên lửa hành trình siêu thanh do Ấn Độ và Nga hợp tác phát triển. Ban đầu nó chỉ là tên lửa hành trình chống hạm, sau này nó phát triển các phiên bản tấn công đất liền và phóng từ trên không.Tính đến năm 2020, BrahMos là tên lửa hành trình chống hạm có tốc độ nhanh nhất thế giới, tốc độ tối đa lên tới 1,2 km/giây. Việc nâng tầm bắn của tên lửa BrahMos lên trên 400 km, cho phép Không quân Ấn Độ có thể phóng tên lửa ngoài tầm bắn của các loại tên lửa phòng không hiện đại nhất.Đợt thử nghiệm diễn ra sau khi các bệ phóng tên lửa BrahMos tấn công trên bộ đã được điều động đến Ladakh và Arunachal Pradesh, bên cạnh xe tăng, lựu pháo, tên lửa không đối đất và các vũ khí khác, trong kế hoạch sẵn sàng toàn diện trong đối phó Trung Quốc. Video Tên lửa chống hạm siêu thanh Brahmos - Nguồn: QPVN
Theo tin từ trang web Eurasia Times truyền thông Ấn Độ, trong bối cảnh căng thẳng trong quan hệ với Trung Quốc bùng phát từ tháng 6 đến nay, chưa hề có dấu hiệu thuyên giảm, Ấn Độ đã phóng thử thành công tên lửa hành trình BrahMos phiên bản mới từ quần đảo Andaman.
Ngày 24/11, Ấn Độ thử nghiệm phiên bản tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos mới, được sản xuất trong nước, mà Quân đội nước này đặt nhiều hy vọng. Nguồn tin nói rằng, tên lửa BrahMos đã được phóng đi từ đảo Andaman-Nicobar.
Cuộc thử nghiệm được thực hiện vào lúc 10 giờ (giời địa phương), khi đáp ứng đầy đủ các thông số, tên lửa đã bắn trúng mục tiêu nằm trên đảo khác. Phiên bản BrahMos bắn thử nghiệm lần này, là phiên bản có tầm bắn mở rộng, được mong đợi từ lâu; tầm bắn của tên lửa là hơn 400 km, so với 298 km trước đó.
Theo những thông tin được công khai, Ấn Độ cũng sẽ tiến hành nhiều vụ phóng trực tiếp tên lửa BrahMos trong tuần này. Các cuộc thử nghiệm này nhằm cải thiện khả năng chiến đấu và đảm bảo tích hợp tốt hơn các tên lửa này vào các lực lượng vũ trang của Ấn Độ.
Đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng biên giới, khi quân đội Ấn Độ đối đầu với quân đội Trung Quốc ở phía đông khu vực Ladakh. Tên lửa BrahMos đã được triển khai ở khu vực Ladakh để đối phó với bất kỳ tình huống leo thang nào.
Đảo Andaman và Nicobar đảm bảo cho sự khống chế của quân đội Ấn Độ ở Ấn Độ Dương, bởi vì quân đội Ấn Độ có thể sử dụng các đảo này để phong tỏa một cách hiệu quả eo biển Malacca, có tầm quan trọng về mặt chiến lược; đây là tuyến đường biển nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
Ngày 30/10 vừa qua, Không quân Ấn Độ cũng đã kiểm tra khả năng tấn công hàng hải tầm xa của tên lửa hành trình BrahMos. Trong cuộc thử nghiệm, một tiêm kích Su-30MKI được trang bị tên lửa BrahMos (phiên bản phóng từ trên không) đã cất cánh từ một căn cứ không quân ở bang Punjab.
Chiếc Su-30MKI này đã thực hiện một hành trình dài, quá trình cơ động trên không, chiếc Su-30MKI cũng đã được tiếp nhiên liệu trên không từ máy bay tiếp dầu Il-78. Toàn bộ hành trình bay khoảng 3.500 km.
Mục tiêu của chiếc Su-30MKI là một con tàu được neo đậu ở Vịnh Bengal; sau quãng đường cơ động dài, chiếc Su-30MKI trên đã phóng tên lửa hành trình chống hạm BrahMos trúng mục tiêu.
Cũng trong cuộc diễn tập này, một chiếc Su-30MKI khác, có cấu hình tương tự, cất cánh từ một căn cứ không quân ở Tây Bengal, đã phóng tên lửa BrahMos và đánh trúng mục tiêu gần quần đảo Lakshadwep ở Biển Ả Rập. Như vậy chứng minh khả năng vượt trội của tên lửa BrahMos.
BrahMos là tên lửa hành trình siêu thanh do Ấn Độ và Nga hợp tác phát triển. Ban đầu nó chỉ là tên lửa hành trình chống hạm, sau này nó phát triển các phiên bản tấn công đất liền và phóng từ trên không.
Tính đến năm 2020, BrahMos là tên lửa hành trình chống hạm có tốc độ nhanh nhất thế giới, tốc độ tối đa lên tới 1,2 km/giây. Việc nâng tầm bắn của tên lửa BrahMos lên trên 400 km, cho phép Không quân Ấn Độ có thể phóng tên lửa ngoài tầm bắn của các loại tên lửa phòng không hiện đại nhất.
Đợt thử nghiệm diễn ra sau khi các bệ phóng tên lửa BrahMos tấn công trên bộ đã được điều động đến Ladakh và Arunachal Pradesh, bên cạnh xe tăng, lựu pháo, tên lửa không đối đất và các vũ khí khác, trong kế hoạch sẵn sàng toàn diện trong đối phó Trung Quốc.
Video Tên lửa chống hạm siêu thanh Brahmos - Nguồn: QPVN