Thật vậy, dù là quốc gia sở hữu tới 11 tàu sân bay hạt nhân và là một trong những cường quốc sở hữu công nghệ hạt nhân tiên tiến nhất trên thế giới, thế mà Hải quân Mỹ lại không thể tự trang bị cho mình một tàu phá băng chạy bằng năng lượng nguyên tử. Trong khi đó ở Nga – đối thủ truyền kiếp của Washington, Moscow có thể an tâm vùng vẫy ở vùng biển Bắc Cực với hạm đội tàu phá băng hạt nhân lên đến 6 chiếc. Nguồn ảnh: Sergey Dolya.Với hạm đội tàu phá băng trên, Nga có thể dễ dàng hoàn thành kế hoạch tái hiện diện ở Bắc Cực mà nước này đề ra trong những năm gần đây. Trong khi đó về phía Mỹ hay xa hơn là các nước NATO, vùng biển Bắc Cực vẫn là nơi quá xa lạ đối với họ, thậm chí các tàu chiến hiện đại nhất của phương Tây cũng không thể hoạt động ở đây. Nguồn ảnh: Sergey Dolya.Vậy hãy cùng theo chân nhiếp ảnh gia Sergey Dolya khám phá bên trong con tàu đến cả Hải quân Mỹ cũng thèm muốn, một kỳ quan công nghệ của nhân loại, thứ duy nhất có thể hoạt động ở nơi mà sự sống gần như không tồn tại bên trên lớp băng dày tới hơn 4 mét này. Nguồn ảnh: Sergey Dolya.Theo đó trong năm 2011, nhiếp ảnh gia Sergey Dolya đã có dịp được ghé thăm tàu phá băng hạt nhân mới nhất của Nga có tên “50 năm Ngày Chiến thắng” (50 Let Pobedy). Đây là con tàu mới nhất thuộc lớp tàu phá băng hạt nhân Arktika, nó được khởi đóng từ năm 1989 nhưng mãi đến năm 2015 mới đi vào hoạt động chính thức. Trong ảnh là bên trong buồng máy chứa động cơ chính của 50 Let Pobedy. Nguồn ảnh: Sergey Dolya.Để có thể duy trì hoạt động của con tàu có lượng giãn nước hơn 23.000 tấn giữa lớp băng dày hơn 4m, 50 Let Pobedy được trang bị hai lò phản ứng hạt nhân OK-900A có công suất 171 MW cho mỗi chiếc. Các lò phản ứng này có có thể cung cấp điện cho một thành phố 2 triệu dân trong vòng 5 năm. Nguồn ảnh: Sergey Dolya.Với sức mạnh trên 50 Let Pobedy có thể phá vỡ cả những cánh đồng băng dày tới 4m. Để làm được điều này 50 Let Pobedy có phần mũi tàu được thiết kế theo dạng mũi độc đáo mà các chuyên gia gọi là “dạng thìa”, giúp nó có thể dễ dàng phá vỡ những lớp băng và di chuyển giữ chúng một cách nhanh nhất vào khoảng 10km/h. Nguồn ảnh: Sergey Dolya.Dù có kích thước khá đồ sộ thế nhưng để vận hành con tàu này chỉ cần tới ba sĩ quan, mỗi ca làm việc của họ trên khoang chỉ huy chỉ kéo dài 4 tiếng và được chia thành 3 ca. Nguồn ảnh: Sergey Dolya.Sở dĩ có điều này là vì hầu hết các hệ thống điều khiển trên tàu 50 Let Pobedy đều được tự động hóa ở mức tối đa, cùng với đó là hệ thống giám sát hoạt động các lò phản ứng hạt nhân trước mọi tình huống trên biển. Nguồn ảnh: Sergey Dolya.Phía trong con tàu phá băng hạt nhân khổng lồ này giống như trong một tàu du thuyền hạng sang với tiện nghi khá đầy đủ. Để cho thủy thủ đoàn không cảm thấy điều kiện miền Cực Bắc là quá khắc nghiệt. Nguồn ảnh: Sergey Dolya.Tàu phá băng 50 Let Pobedy có thủy thủ đoàn 189 người và có thể hoạt động liên tục trong vòng hơn nửa năm, trước khi quay lại căn cứ tiếp tế hậu cần. Để đảm bảo có thể xử lý mọi tình huống trên biển, 50 Let Pobedy còn được trang bị cả trực thăng Mi-8 hoặc Ka-27. Nguồn ảnh: Sergey Dolya.Bên trong hành lang của 50 Let Pobedy với tấm bản đồ của Bắc Cực. Nguồn ảnh: Sergey Dolya.Trên 50 Let Pobedy cũng có những phòng hạng sang giành cho các sĩ quan cao cấp tương tự như những căn hộ một phòng, phòng thể thao, bể bơi, phòng tắm hơi và thư viện. Nguồn ảnh: Sergey Dolya.Có một điều khiến Sergey Dolya khá ngạc nhiên là tàu phá băng hạt nhân này lại thân thiện với môi trường hơn những tàu khác. Nó không xả ra bất cứ chất thải nào và mọi nguồn tài nguyên trên tàu đều được tận dụng ở mức tối đa. Nguồn ảnh: Sergey Dolya.Kết thúc chuyến thăm quan tàu 50 Let Pobedy, Sergey Dolya cùng các du khách khác còn được thủy thủ đoàn trên tàu chiêu đãi một bữa buffet giữa cái lạnh của Bắc Cực. Nguồn ảnh: Sergey Dolya.Mời độc giả xem video: Sức mạnh của tàu phá băng hạt nhân 50 Let Pobedy trong hải trình đến Bắc Cực. (nguồn Amazing Planet)
Thật vậy, dù là quốc gia sở hữu tới 11 tàu sân bay hạt nhân và là một trong những cường quốc sở hữu công nghệ hạt nhân tiên tiến nhất trên thế giới, thế mà Hải quân Mỹ lại không thể tự trang bị cho mình một tàu phá băng chạy bằng năng lượng nguyên tử. Trong khi đó ở Nga – đối thủ truyền kiếp của Washington, Moscow có thể an tâm vùng vẫy ở vùng biển Bắc Cực với hạm đội tàu phá băng hạt nhân lên đến 6 chiếc. Nguồn ảnh: Sergey Dolya.
Với hạm đội tàu phá băng trên, Nga có thể dễ dàng hoàn thành kế hoạch tái hiện diện ở Bắc Cực mà nước này đề ra trong những năm gần đây. Trong khi đó về phía Mỹ hay xa hơn là các nước NATO, vùng biển Bắc Cực vẫn là nơi quá xa lạ đối với họ, thậm chí các tàu chiến hiện đại nhất của phương Tây cũng không thể hoạt động ở đây. Nguồn ảnh: Sergey Dolya.
Vậy hãy cùng theo chân nhiếp ảnh gia Sergey Dolya khám phá bên trong con tàu đến cả Hải quân Mỹ cũng thèm muốn, một kỳ quan công nghệ của nhân loại, thứ duy nhất có thể hoạt động ở nơi mà sự sống gần như không tồn tại bên trên lớp băng dày tới hơn 4 mét này. Nguồn ảnh: Sergey Dolya.
Theo đó trong năm 2011, nhiếp ảnh gia Sergey Dolya đã có dịp được ghé thăm tàu phá băng hạt nhân mới nhất của Nga có tên “50 năm Ngày Chiến thắng” (50 Let Pobedy). Đây là con tàu mới nhất thuộc lớp tàu phá băng hạt nhân Arktika, nó được khởi đóng từ năm 1989 nhưng mãi đến năm 2015 mới đi vào hoạt động chính thức. Trong ảnh là bên trong buồng máy chứa động cơ chính của 50 Let Pobedy. Nguồn ảnh: Sergey Dolya.
Để có thể duy trì hoạt động của con tàu có lượng giãn nước hơn 23.000 tấn giữa lớp băng dày hơn 4m, 50 Let Pobedy được trang bị hai lò phản ứng hạt nhân OK-900A có công suất 171 MW cho mỗi chiếc. Các lò phản ứng này có có thể cung cấp điện cho một thành phố 2 triệu dân trong vòng 5 năm. Nguồn ảnh: Sergey Dolya.
Với sức mạnh trên 50 Let Pobedy có thể phá vỡ cả những cánh đồng băng dày tới 4m. Để làm được điều này 50 Let Pobedy có phần mũi tàu được thiết kế theo dạng mũi độc đáo mà các chuyên gia gọi là “dạng thìa”, giúp nó có thể dễ dàng phá vỡ những lớp băng và di chuyển giữ chúng một cách nhanh nhất vào khoảng 10km/h. Nguồn ảnh: Sergey Dolya.
Dù có kích thước khá đồ sộ thế nhưng để vận hành con tàu này chỉ cần tới ba sĩ quan, mỗi ca làm việc của họ trên khoang chỉ huy chỉ kéo dài 4 tiếng và được chia thành 3 ca. Nguồn ảnh: Sergey Dolya.
Sở dĩ có điều này là vì hầu hết các hệ thống điều khiển trên tàu 50 Let Pobedy đều được tự động hóa ở mức tối đa, cùng với đó là hệ thống giám sát hoạt động các lò phản ứng hạt nhân trước mọi tình huống trên biển. Nguồn ảnh: Sergey Dolya.
Phía trong con tàu phá băng hạt nhân khổng lồ này giống như trong một tàu du thuyền hạng sang với tiện nghi khá đầy đủ. Để cho thủy thủ đoàn không cảm thấy điều kiện miền Cực Bắc là quá khắc nghiệt. Nguồn ảnh: Sergey Dolya.
Tàu phá băng 50 Let Pobedy có thủy thủ đoàn 189 người và có thể hoạt động liên tục trong vòng hơn nửa năm, trước khi quay lại căn cứ tiếp tế hậu cần. Để đảm bảo có thể xử lý mọi tình huống trên biển, 50 Let Pobedy còn được trang bị cả trực thăng Mi-8 hoặc Ka-27. Nguồn ảnh: Sergey Dolya.
Bên trong hành lang của 50 Let Pobedy với tấm bản đồ của Bắc Cực. Nguồn ảnh: Sergey Dolya.
Trên 50 Let Pobedy cũng có những phòng hạng sang giành cho các sĩ quan cao cấp tương tự như những căn hộ một phòng, phòng thể thao, bể bơi, phòng tắm hơi và thư viện. Nguồn ảnh: Sergey Dolya.
Có một điều khiến Sergey Dolya khá ngạc nhiên là tàu phá băng hạt nhân này lại thân thiện với môi trường hơn những tàu khác. Nó không xả ra bất cứ chất thải nào và mọi nguồn tài nguyên trên tàu đều được tận dụng ở mức tối đa. Nguồn ảnh: Sergey Dolya.
Kết thúc chuyến thăm quan tàu 50 Let Pobedy, Sergey Dolya cùng các du khách khác còn được thủy thủ đoàn trên tàu chiêu đãi một bữa buffet giữa cái lạnh của Bắc Cực. Nguồn ảnh: Sergey Dolya.
Mời độc giả xem video: Sức mạnh của tàu phá băng hạt nhân 50 Let Pobedy trong hải trình đến Bắc Cực. (nguồn Amazing Planet)