Có thể nói chiến trường Trung Đông là nơi xuất hiện của nhiều loại phương tiện chiến tranh độc đáo nhất lịch sử nhân loại, khi các bên tham chiến dù có muốn hay không vẫn phải sử dụng các loại vũ khí tự chế. Một ví dụ điển hình nhất trong số đó chính là việc mang tháp pháo của các loại xe tăng hay xe thiết giáp đặt lên khung gầm xe bánh lốp, mà ở đây hầu hết đều là xe tải. Nguồn ảnh: Imgur.Đây là cách thức hoán cải và tận dụng khí tài đã hư hỏng được khá nhiều lực lượng dân quân cho đến quân đội độ chính quy ở Trung Đông sử dụng. Ở một góc độ nào đó sự kết hợp này cho phép tăng tối đa khả năng cơ động của một số loại pháo, vốn bị đánh giá tác chiến kém hiệu quả khi kết hợp với khung gầm bọc thép. Nguồn ảnh: Imgur.Thậm chí không chỉ có xe tải mà cả các loại xe bán tải cũng có thể được tận dụng để đặt thêm các loại tháp pháo trên xe thiết giáp hoặc xe chiến đấu bộ binh. Trong ảnh là một chiếc bán tải Toyota được gắn với tháp pháo 73mm trên xe chiến đấu bộ binh BMP-1. Nguồn ảnh: Imgur.Dù vậy các loại phương tiện chiến đấu hoán cải này thường có độ bền không cao và không đáng tin cậy. Tuy nhiên với chiến trường Trung Đông việc tận dụng được các loại vũ khí đã hỏng để tạo ra các loại vũ khí mới luôn là cách làm hiệu quả trong hoàn cảnh thiếu thốn các phương tiện cơ giới hạng nặng. Nguồn ảnh: Imgur.Trong tác chiến đô thị, các loại phương tiện độ tháp pháo này tỏ ra khá hữu hiệu khi chúng có độ cơ động cao, dễ triển khai, cách vận hành không quá phức tạp và không đòi hỏi hậu cần. Nguồn ảnh: Imgur.Tháp pháo của xe tăng chủ lực xuất hiện trên thùng xe tải Volvo - một sự kết hợp khá hoàn hảo khi loại pháo này có cỡ nòng không quá lớn, độ giật không quá cao khi khai hoả. Nguồn ảnh: Imgur.Thậm chí các tháp pháo đặt trên thùng xe tải còn hoàn toàn có thể khai hoả được mà không cần thiết bị chân chống cố định để giảm độ giật mỗi khi khai hoả. Nguồn ảnh: Imgur.Thậm chí nhiều phiên bản "độ vội" còn không thiết kế hệ thống lồng tử tế cho tháp pháo, buộc kíp chiến đấu phải ngồi "lộ thiên" trên thùng xe như thế này. Nguồn ảnh: Imgur.Phiên bản xe bán tải Toyota kết hợp với tháp pháo của xe chiến đấu bộ binh BMP-1. Nguồn ảnh: Imgur. Mời độc giả xem Video: Bên trong xe tăng T-54/55 - phiên bản xe tăng phổ biến và lâu đời nhất thế giới hiện nay.
Có thể nói chiến trường Trung Đông là nơi xuất hiện của nhiều loại phương tiện chiến tranh độc đáo nhất lịch sử nhân loại, khi các bên tham chiến dù có muốn hay không vẫn phải sử dụng các loại vũ khí tự chế. Một ví dụ điển hình nhất trong số đó chính là việc mang tháp pháo của các loại xe tăng hay xe thiết giáp đặt lên khung gầm xe bánh lốp, mà ở đây hầu hết đều là xe tải. Nguồn ảnh: Imgur.
Đây là cách thức hoán cải và tận dụng khí tài đã hư hỏng được khá nhiều lực lượng dân quân cho đến quân đội độ chính quy ở Trung Đông sử dụng. Ở một góc độ nào đó sự kết hợp này cho phép tăng tối đa khả năng cơ động của một số loại pháo, vốn bị đánh giá tác chiến kém hiệu quả khi kết hợp với khung gầm bọc thép. Nguồn ảnh: Imgur.
Thậm chí không chỉ có xe tải mà cả các loại xe bán tải cũng có thể được tận dụng để đặt thêm các loại tháp pháo trên xe thiết giáp hoặc xe chiến đấu bộ binh. Trong ảnh là một chiếc bán tải Toyota được gắn với tháp pháo 73mm trên xe chiến đấu bộ binh BMP-1. Nguồn ảnh: Imgur.
Dù vậy các loại phương tiện chiến đấu hoán cải này thường có độ bền không cao và không đáng tin cậy. Tuy nhiên với chiến trường Trung Đông việc tận dụng được các loại vũ khí đã hỏng để tạo ra các loại vũ khí mới luôn là cách làm hiệu quả trong hoàn cảnh thiếu thốn các phương tiện cơ giới hạng nặng. Nguồn ảnh: Imgur.
Trong tác chiến đô thị, các loại phương tiện độ tháp pháo này tỏ ra khá hữu hiệu khi chúng có độ cơ động cao, dễ triển khai, cách vận hành không quá phức tạp và không đòi hỏi hậu cần. Nguồn ảnh: Imgur.
Tháp pháo của xe tăng chủ lực xuất hiện trên thùng xe tải Volvo - một sự kết hợp khá hoàn hảo khi loại pháo này có cỡ nòng không quá lớn, độ giật không quá cao khi khai hoả. Nguồn ảnh: Imgur.
Thậm chí các tháp pháo đặt trên thùng xe tải còn hoàn toàn có thể khai hoả được mà không cần thiết bị chân chống cố định để giảm độ giật mỗi khi khai hoả. Nguồn ảnh: Imgur.
Thậm chí nhiều phiên bản "độ vội" còn không thiết kế hệ thống lồng tử tế cho tháp pháo, buộc kíp chiến đấu phải ngồi "lộ thiên" trên thùng xe như thế này. Nguồn ảnh: Imgur.
Phiên bản xe bán tải Toyota kết hợp với tháp pháo của xe chiến đấu bộ binh BMP-1. Nguồn ảnh: Imgur.
Mời độc giả xem Video: Bên trong xe tăng T-54/55 - phiên bản xe tăng phổ biến và lâu đời nhất thế giới hiện nay.