Theo một tuyên bố hồi năm 2017 của chỉ huy Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC), Mỹ phải chuyển toàn bộ căn cứ quân sự ở Trung Đông ra khỏi tầm bắn tên lửa mà IRGC sở hữu, rơi vào khoảng 2.000km. Khi đó, không ít người tỏ vẻ nghi ngờ về tuyên bố “ngông cuồng” này. Nguồn ảnh: Al JazeeraTuy vậy, nếu nhìn vào thành phần tổ chức và trang bị của IRGC, nhiều người chắc hẳn không ngờ Iran lại cơ cấu cả một lực lượng tên lửa chiến lược khổng lồ cho IRGC. Đó là Lực lượng Không gian Vệ binh Cách mạng Iran (AFAGIR) được trang bị không chỉ các loại máy bay chiến đấu hiện đại mà cả tên lửa chiến thuật - chiến lược với đủ chủng loại từ tầm bắn vài chục km với tầm siêu xa vài nghìn km. Nguồn ảnh: funkerTheo giới phân tích, AFAGIR hiện có trong tay khoảng vài nghìn quả tên lửa đạn đạo có thể đặt các thành viên NATO như Hy Lạp, Bulgaria và Romania nằ trong tầm bắn nếu được triển khai ở phía Tây Iran. Nguồn ảnh: People's DailyCác chủng loại tên lửa của IRGC thì vô số kể, nhiều tên gọi với nhiều tính năng tới máy ngay cả các chuyên gia kỳ cựu nhất xem ra cũng "loạn trí". Ở đây, Kiến Thức chỉ đểm qua một số loại vũ khí nổi bật. Đầu tiên là các đại diện của tên lửa đạn đạo tầm ngắn gồm Fateh-110 có tầm bắn 300km. Riêng dòng tên lửa này cũng có mấy phiên bản, trong đó có cả tên lửa đạn đạo chống hạm Khalij bắn xa khoảng 250km. Nguồn ảnh: WikipediaTên lửa đạn đạo tầm ngắn Zelzal-3 có tầm bắn ước tính 200km. Nguồn ảnh: WikipediaVà tên lửa Naze'at 6-H có tầm bắn từ 100-130km. Loại này được cho là tương đương với tên lửa FROG-7 của Liên Xô. Nguồn ảnh: WikipediaTiếp theo là các loại tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm xa mà hầu hết đều được Iran tự phát triển bằng công nghệ trong nước. Có nguồn tin cho rằng, cơ bản tất cả đều từ tên lửa Scud Liên Xô cải tiến kéo dài thân, tăng tầm bắn lên, nhưng điều này rất khó xác nhận. Chỉ biết rằng hình dạng các tên lửa Iran cơ bản khá giống với Scud nhưng có kích thước lớn hơn, cải tiến ở phần thân và đầu đạn. Nguồn ảnh: Beyond the CuspTrong ảnh là tên lửa đạn đạo tầm trung Fajr-3 được sản xuất từ năm 2006 với tầm bắn ước tính 2.500km. Nguồn ảnh: WikipediaTên lửa đạn đạo tầm trung Shahab-3 có tầm bắn từ 1.000-2.000km tùy từng phiên bản của nó. Loại tên lửa này từng được Iran thử nghiệm và tập trận nhiều lần, chúng được cho là mang tới 5 đầu đạn kiểu dẫn đường độc lập nhưng chỉ có thuốc nổ thông thường hoặc kiểu bom chùm nặng 280kg/đầu đạn. Tốc độ bay 2,4km/s ở pha cuối tiếp cận mục tiêu. Nguồn ảnh: WikipediaTên lửa đạn đạo tầm trung Ghadr-110 có tầm bắn ước tính từ 1.800-2.00km. Nó được cho là phiên bản cải tiến sâu từ Shahab-3 với một trong hai tầng động cơ dùng nhiên liệu rắn. Nguồn ảnh: WikipediaTên lửa đạn đạo tầm trung Ashoura có tầm bắn ước tính 2.000-2.500km. Đây là loại tên lửa tầm xa đầu tiên của Iran được trang bị hoàn toàn động cơ nhiên liệu rắn cho thời gian triển khai nhanh hơn động cơ nhiên liệu lỏng. Nguồn ảnh: WikipediaTên lửa đạn đạo tầm trung động cơ nhiên liệu rắn Sejjil có tầm phóng từ 2.000-2.500km, tốc độ bay Mach 14, có dẫn đường GPS cho độ chính xác cao. Nguồn ảnh: WikipediaTên lửa đạn đạo tầm trung Emad có tầm bắn 2.000km, tuy dùng động cơ nhiên liệu lỏng nhưng nó được quảng cáo là có độ chính xác gần như tuyệt đối. Nguồn ảnh: WikipediaNgoài tên lửa đạn đạo, IRGC còn có hệ thống pháo phản lực phóng loạt tầm siêu xa có tầm bắn từ vài chục tới cả trăm km. Những vũ khí kiểu này được cung cấp cho Syria, Hezbollah và Hamas để đối phó với các kẻ thù của họ. Nguồn ảnh: WikipediaVideo thử thành công tên lửa Shahab-3. Nguồn: Tasnim
Theo một tuyên bố hồi năm 2017 của chỉ huy Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC), Mỹ phải chuyển toàn bộ căn cứ quân sự ở Trung Đông ra khỏi tầm bắn tên lửa mà IRGC sở hữu, rơi vào khoảng 2.000km. Khi đó, không ít người tỏ vẻ nghi ngờ về tuyên bố “ngông cuồng” này. Nguồn ảnh: Al Jazeera
Tuy vậy, nếu nhìn vào thành phần tổ chức và trang bị của IRGC, nhiều người chắc hẳn không ngờ Iran lại cơ cấu cả một lực lượng tên lửa chiến lược khổng lồ cho IRGC. Đó là Lực lượng Không gian Vệ binh Cách mạng Iran (AFAGIR) được trang bị không chỉ các loại máy bay chiến đấu hiện đại mà cả tên lửa chiến thuật - chiến lược với đủ chủng loại từ tầm bắn vài chục km với tầm siêu xa vài nghìn km. Nguồn ảnh: funker
Theo giới phân tích, AFAGIR hiện có trong tay khoảng vài nghìn quả tên lửa đạn đạo có thể đặt các thành viên NATO như Hy Lạp, Bulgaria và Romania nằ trong tầm bắn nếu được triển khai ở phía Tây Iran. Nguồn ảnh: People's Daily
Các chủng loại tên lửa của IRGC thì vô số kể, nhiều tên gọi với nhiều tính năng tới máy ngay cả các chuyên gia kỳ cựu nhất xem ra cũng "loạn trí". Ở đây, Kiến Thức chỉ đểm qua một số loại vũ khí nổi bật. Đầu tiên là các đại diện của tên lửa đạn đạo tầm ngắn gồm Fateh-110 có tầm bắn 300km. Riêng dòng tên lửa này cũng có mấy phiên bản, trong đó có cả tên lửa đạn đạo chống hạm Khalij bắn xa khoảng 250km. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tên lửa đạn đạo tầm ngắn Zelzal-3 có tầm bắn ước tính 200km. Nguồn ảnh: Wikipedia
Và tên lửa Naze'at 6-H có tầm bắn từ 100-130km. Loại này được cho là tương đương với tên lửa FROG-7 của Liên Xô. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tiếp theo là các loại tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm xa mà hầu hết đều được Iran tự phát triển bằng công nghệ trong nước. Có nguồn tin cho rằng, cơ bản tất cả đều từ tên lửa Scud Liên Xô cải tiến kéo dài thân, tăng tầm bắn lên, nhưng điều này rất khó xác nhận. Chỉ biết rằng hình dạng các tên lửa Iran cơ bản khá giống với Scud nhưng có kích thước lớn hơn, cải tiến ở phần thân và đầu đạn. Nguồn ảnh: Beyond the Cusp
Trong ảnh là tên lửa đạn đạo tầm trung Fajr-3 được sản xuất từ năm 2006 với tầm bắn ước tính 2.500km. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tên lửa đạn đạo tầm trung Shahab-3 có tầm bắn từ 1.000-2.000km tùy từng phiên bản của nó. Loại tên lửa này từng được Iran thử nghiệm và tập trận nhiều lần, chúng được cho là mang tới 5 đầu đạn kiểu dẫn đường độc lập nhưng chỉ có thuốc nổ thông thường hoặc kiểu bom chùm nặng 280kg/đầu đạn. Tốc độ bay 2,4km/s ở pha cuối tiếp cận mục tiêu. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tên lửa đạn đạo tầm trung Ghadr-110 có tầm bắn ước tính từ 1.800-2.00km. Nó được cho là phiên bản cải tiến sâu từ Shahab-3 với một trong hai tầng động cơ dùng nhiên liệu rắn. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tên lửa đạn đạo tầm trung Ashoura có tầm bắn ước tính 2.000-2.500km. Đây là loại tên lửa tầm xa đầu tiên của Iran được trang bị hoàn toàn động cơ nhiên liệu rắn cho thời gian triển khai nhanh hơn động cơ nhiên liệu lỏng. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tên lửa đạn đạo tầm trung động cơ nhiên liệu rắn Sejjil có tầm phóng từ 2.000-2.500km, tốc độ bay Mach 14, có dẫn đường GPS cho độ chính xác cao. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tên lửa đạn đạo tầm trung Emad có tầm bắn 2.000km, tuy dùng động cơ nhiên liệu lỏng nhưng nó được quảng cáo là có độ chính xác gần như tuyệt đối. Nguồn ảnh: Wikipedia
Ngoài tên lửa đạn đạo, IRGC còn có hệ thống pháo phản lực phóng loạt tầm siêu xa có tầm bắn từ vài chục tới cả trăm km. Những vũ khí kiểu này được cung cấp cho Syria, Hezbollah và Hamas để đối phó với các kẻ thù của họ. Nguồn ảnh: Wikipedia
Video thử thành công tên lửa Shahab-3. Nguồn: Tasnim