Sarov hay còn được biết tới với cái tên Arzamas-16 là một trong hàng chục thành phố bí mật được Liên Xô xây dựng trong giai đoạn đầu của Chiến tranh Lạnh. Arzamas-16 có vai trò khá đặc biệt khi nó là nơi Liên Xô nghiên cứu phát triển nền tảng công nghệ hạt nhân đầu tiên của nước này.Thành phố Arzamas-16 được chính thức thành lập vào năm 1948 nằm cách Moscow chỉ 450km và nó hoàn toàn biệt lập với thế giới bên ngoài thậm chí không tồn tại trên bản đồ vào thời kỳ đó. Ban đầu Arzamas-16 chỉ là trung tâm phát triển và thiết kế vũ khí hạt nhân thuộc Cục thiết kế KB-11 nhưng sau đó quy mô của nó ngày càng được mở rộng và trở thành một đô thị thực sự.Cục thiết kế KB-11 cũng được thành lập tại chính thành phố bí mật này vào cuối những năm 1940 và đây cũng là nơi sản xuất quả bom hạt nhân đầu tiên của Liên Xô có tên mã là RDS-1, nó được thử nghiệm vào năm 1949. Tiếp theo sau đó Arzamas-16 cũng là nơi khai sinh ra quả bom nhiệt hạch đầu tiên của Moscow có tên mã là RDS-6 được thử nghiệm thành công vào năm 1953.Trên thực tế cái tên Arzamas-16 được Liên Xô đặt theo tên thành phố Arzamas nằm cách đó 75km và mọi thông tin từ Arzamas-16 đều được dẫn tới Arzamas nhằm giữ bí mật cho trung tâm hạt nhân lớn nhất Liên Xô này.Một mẫu tên lửa đạn đạo khổng lồ được phát triển ở Arzamas-16 trong cuộc duyệt binh ở Quảng trường Đỏ.Ngoài ra còn có khoảng 10.000 công nhân và kỹ thuật viên làm việc trong các nhà máy lắp ráp đầu đạn hạt nhân của Liên Xô tại Arzamas-16, các đầu đạn này được trang bị cho mọi tên lửa đạn đạo chiến lược tầm xa của Moscow.Toàn bộ các khu phức hợp và nhà máy tại Arzamas-16 được đặt trong một vành đai hình lục giác có diện tích 232 km² và bao quanh nó là một hành rào dây thép gai hai lớp bên trong chôn đầy mìn và các tháp canh. Điều này một phần nào đó nói lên tầm quan trọng của thành phố này.Bên cạnh đó Arzamas-16 cũng không thể bị theo dõi bằng các hệ thống trinh sát điện tử bằng vệ tinh hay máy bay trinh sát tầm xa. Hệ thống phòng vệ của nó còn kéo xa ra tận 40km tính từ lớp hàng rào đầu tiên của thành phố với hàng ngàn binh sĩ và mật vụ bảo vệ.Mọi nhân viên kể cả các nhà khoa học làm việc trong Arzamas-16 đều buộc phải tuân theo các nội quy nghiêm ngặt nhất, thậm chí các thành viên bên trong gia đình của họ cũng phải sống trong thành phố này. Nơi duy nhất họ được đến trong các kỳ nghỉ là Arzamas hoặc một thành phố khác nhưng dưới sự giám sát của cơ quan mật vụ Liên Xô.Sau khi Liên Xô sụp đổ đến năm 1994, Nga mới bắt đầu công bố vị trí của Arzamas-16 sau đó nó được đổi tên thành Sarov vào năm 1995. Hiện tại đây vẫn là một trong những nơi nghiên cứu vũ khí hạt nhân của Nga nhưng với quy mô nhỏ hơn nhiều so với thời Liên Xô và là nơi sinh sống và làm việc của hơn 94.000 người.Được biết ngay cả khi xã hội Liên Xô trong giai đoạn khó khăn nhất thì hệ thống phúc lợi xã hội tại Arzamas-16 vẫn được giữ nguyên, bạn có thể tìm thấy mọi thứ mình cần tại thành phố này. Thậm chí ở Arzamas-16 tội phạm hầu như không tồn tại và điều này vẫn còn được duy trì cho tới tận ngày nay. Video Video Cuộc chạy đua nguyên tử: Thứ vũ khí hủy diệt kinh hoàng nhất - Nguồn: Truyền hình Nhân dân
Sarov hay còn được biết tới với cái tên Arzamas-16 là một trong hàng chục thành phố bí mật được Liên Xô xây dựng trong giai đoạn đầu của Chiến tranh Lạnh. Arzamas-16 có vai trò khá đặc biệt khi nó là nơi Liên Xô nghiên cứu phát triển nền tảng công nghệ hạt nhân đầu tiên của nước này.
Thành phố Arzamas-16 được chính thức thành lập vào năm 1948 nằm cách Moscow chỉ 450km và nó hoàn toàn biệt lập với thế giới bên ngoài thậm chí không tồn tại trên bản đồ vào thời kỳ đó. Ban đầu Arzamas-16 chỉ là trung tâm phát triển và thiết kế vũ khí hạt nhân thuộc Cục thiết kế KB-11 nhưng sau đó quy mô của nó ngày càng được mở rộng và trở thành một đô thị thực sự.
Cục thiết kế KB-11 cũng được thành lập tại chính thành phố bí mật này vào cuối những năm 1940 và đây cũng là nơi sản xuất quả bom hạt nhân đầu tiên của Liên Xô có tên mã là RDS-1, nó được thử nghiệm vào năm 1949. Tiếp theo sau đó Arzamas-16 cũng là nơi khai sinh ra quả bom nhiệt hạch đầu tiên của Moscow có tên mã là RDS-6 được thử nghiệm thành công vào năm 1953.
Trên thực tế cái tên Arzamas-16 được Liên Xô đặt theo tên thành phố Arzamas nằm cách đó 75km và mọi thông tin từ Arzamas-16 đều được dẫn tới Arzamas nhằm giữ bí mật cho trung tâm hạt nhân lớn nhất Liên Xô này.
Một mẫu tên lửa đạn đạo khổng lồ được phát triển ở Arzamas-16 trong cuộc duyệt binh ở Quảng trường Đỏ.
Ngoài ra còn có khoảng 10.000 công nhân và kỹ thuật viên làm việc trong các nhà máy lắp ráp đầu đạn hạt nhân của Liên Xô tại Arzamas-16, các đầu đạn này được trang bị cho mọi tên lửa đạn đạo chiến lược tầm xa của Moscow.
Toàn bộ các khu phức hợp và nhà máy tại Arzamas-16 được đặt trong một vành đai hình lục giác có diện tích 232 km² và bao quanh nó là một hành rào dây thép gai hai lớp bên trong chôn đầy mìn và các tháp canh. Điều này một phần nào đó nói lên tầm quan trọng của thành phố này.
Bên cạnh đó Arzamas-16 cũng không thể bị theo dõi bằng các hệ thống trinh sát điện tử bằng vệ tinh hay máy bay trinh sát tầm xa. Hệ thống phòng vệ của nó còn kéo xa ra tận 40km tính từ lớp hàng rào đầu tiên của thành phố với hàng ngàn binh sĩ và mật vụ bảo vệ.
Mọi nhân viên kể cả các nhà khoa học làm việc trong Arzamas-16 đều buộc phải tuân theo các nội quy nghiêm ngặt nhất, thậm chí các thành viên bên trong gia đình của họ cũng phải sống trong thành phố này. Nơi duy nhất họ được đến trong các kỳ nghỉ là Arzamas hoặc một thành phố khác nhưng dưới sự giám sát của cơ quan mật vụ Liên Xô.
Sau khi Liên Xô sụp đổ đến năm 1994, Nga mới bắt đầu công bố vị trí của Arzamas-16 sau đó nó được đổi tên thành Sarov vào năm 1995. Hiện tại đây vẫn là một trong những nơi nghiên cứu vũ khí hạt nhân của Nga nhưng với quy mô nhỏ hơn nhiều so với thời Liên Xô và là nơi sinh sống và làm việc của hơn 94.000 người.
Được biết ngay cả khi xã hội Liên Xô trong giai đoạn khó khăn nhất thì hệ thống phúc lợi xã hội tại Arzamas-16 vẫn được giữ nguyên, bạn có thể tìm thấy mọi thứ mình cần tại thành phố này. Thậm chí ở Arzamas-16 tội phạm hầu như không tồn tại và điều này vẫn còn được duy trì cho tới tận ngày nay.
Video Video Cuộc chạy đua nguyên tử: Thứ vũ khí hủy diệt kinh hoàng nhất - Nguồn: Truyền hình Nhân dân