Trang Avia thông báo, cho đến gần đây, việc phối hợp của quân đội Nga trong việc thực hiện một cuộc tấn công hạt nhân khổng lồ đòi hỏi sự đầu tư nghiêm túc và tiêu tốn khá nhiều thời gian.Lấy ví dụ như trước khi tiến hành phóng, các kỹ thuật viên có thể mất tới hàng giờ đồng hồ để nạp dữ liệu mục tiêu một cách thủ công vào "bộ não" của tên lửa, thời gian như vậy là quá lâu.Trước tình hình trên, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã từng bày tỏ sự không hài lòng và yêu cầu Bộ Quốc phòng nước này phải nhanh chóng khắc phục triệt để tình trạng trên.Đáp ứng mệnh lệnh, các kỹ sư quân sự Nga đã tích cực làm việc và dẫn tới kết quả là vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể tấn công các mục tiêu tại bất cứ đâu trên thế giới chỉ trong vài phút, nếu không muốn nói là chỉ cần vài giây để khai hỏa.Các chuyên gia đã đưa ra kết luận trên sau khi được biết rằng hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn Iskander-M trang bị đầu đạn hạt nhân được kết nối với mạng "Internet quân sự" của Nga."Hệ thống tên lửa đạn đạo Iskander-M của Nga được kết nối với mạng Internet quân sự, mang lại tốc độ chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu nhanh vượt trội”.“Điều này sẽ cho phép tính toán cài đặt để nhận nhiệm vụ trong thời gian thực và hoàn thành trong một phút, thậm chí chỉ cần vài giây để tên lửa sẵn sàng tấn công mục tiêu”.“Mệnh lệnh này có thể được đưa ra cả từ tiền tuyến hoặc từ trung tâm quản lý tác chiến của Bộ Tổng tham mưu đặt ở thủ đô Moskva", thông tin của tờ Izvestia cho hay.Theo các chuyên gia quân sự, cải tiến trên sẽ giúp mở rộng đáng kể khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội Nga trong việc đối phó với bất kỳ mối đe dọa nào."Tên lửa Iskander-M sẽ có tọa độ chính xác trong bán kính tác chiến. Trên thực tế, chỉ cần chọn một mục tiêu hoặc điều chỉnh vị trí mới bằng cách nhấn một nút điều khiển, tên lửa sẽ bay về phía đối tượng và phá hủy nó", chuyên gia của Avia lưu ý.Những cải tiến trên tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M hoàn toàn có thể ứng dụng trên các nền tảng tên lửa hành trình hay tên lửa đạn đạo chiến lược khác.Phương thức cốt lõi trong quy trình tác chiến mới của lực lượng tấn công hạt nhân Nga được cho là xây dựng trên nền tảng chia sẻ dữ liệu được thiết lập và lưu trữ tại “thư viện” của Bộ Tổng tham mưu.Bổ trợ cho tốc độ tấn công cực nhanh của tên lửa hạt nhân Nga không thể bỏ qua vai trò quan trọng của mạng lưới định vị toàn cầu GLONASS với các vệ tinh bao phủ toàn bộ bề mặt trái đất.Tuy vậy, thách thức mới cũng đặt ra với quân đội Nga đó là khi đã liên kết mạng tác chiến thì công tác bảo mật tránh sự phá hoại của chuyên gia tin học nước ngoài cũng cần đặc biệt chú trọng, nếu không thì hậu quả thật khó lường.
Trang Avia thông báo, cho đến gần đây, việc phối hợp của quân đội Nga trong việc thực hiện một cuộc tấn công hạt nhân khổng lồ đòi hỏi sự đầu tư nghiêm túc và tiêu tốn khá nhiều thời gian.
Lấy ví dụ như trước khi tiến hành phóng, các kỹ thuật viên có thể mất tới hàng giờ đồng hồ để nạp dữ liệu mục tiêu một cách thủ công vào "bộ não" của tên lửa, thời gian như vậy là quá lâu.
Trước tình hình trên, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã từng bày tỏ sự không hài lòng và yêu cầu Bộ Quốc phòng nước này phải nhanh chóng khắc phục triệt để tình trạng trên.
Đáp ứng mệnh lệnh, các kỹ sư quân sự Nga đã tích cực làm việc và dẫn tới kết quả là vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể tấn công các mục tiêu tại bất cứ đâu trên thế giới chỉ trong vài phút, nếu không muốn nói là chỉ cần vài giây để khai hỏa.
Các chuyên gia đã đưa ra kết luận trên sau khi được biết rằng hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn Iskander-M trang bị đầu đạn hạt nhân được kết nối với mạng "Internet quân sự" của Nga.
"Hệ thống tên lửa đạn đạo Iskander-M của Nga được kết nối với mạng Internet quân sự, mang lại tốc độ chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu nhanh vượt trội”.
“Điều này sẽ cho phép tính toán cài đặt để nhận nhiệm vụ trong thời gian thực và hoàn thành trong một phút, thậm chí chỉ cần vài giây để tên lửa sẵn sàng tấn công mục tiêu”.
“Mệnh lệnh này có thể được đưa ra cả từ tiền tuyến hoặc từ trung tâm quản lý tác chiến của Bộ Tổng tham mưu đặt ở thủ đô Moskva", thông tin của tờ Izvestia cho hay.
Theo các chuyên gia quân sự, cải tiến trên sẽ giúp mở rộng đáng kể khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội Nga trong việc đối phó với bất kỳ mối đe dọa nào.
"Tên lửa Iskander-M sẽ có tọa độ chính xác trong bán kính tác chiến. Trên thực tế, chỉ cần chọn một mục tiêu hoặc điều chỉnh vị trí mới bằng cách nhấn một nút điều khiển, tên lửa sẽ bay về phía đối tượng và phá hủy nó", chuyên gia của Avia lưu ý.
Những cải tiến trên tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M hoàn toàn có thể ứng dụng trên các nền tảng tên lửa hành trình hay tên lửa đạn đạo chiến lược khác.
Phương thức cốt lõi trong quy trình tác chiến mới của lực lượng tấn công hạt nhân Nga được cho là xây dựng trên nền tảng chia sẻ dữ liệu được thiết lập và lưu trữ tại “thư viện” của Bộ Tổng tham mưu.
Bổ trợ cho tốc độ tấn công cực nhanh của tên lửa hạt nhân Nga không thể bỏ qua vai trò quan trọng của mạng lưới định vị toàn cầu GLONASS với các vệ tinh bao phủ toàn bộ bề mặt trái đất.
Tuy vậy, thách thức mới cũng đặt ra với quân đội Nga đó là khi đã liên kết mạng tác chiến thì công tác bảo mật tránh sự phá hoại của chuyên gia tin học nước ngoài cũng cần đặc biệt chú trọng, nếu không thì hậu quả thật khó lường.