Tiêm kích Su-57 là máy bay chiến đấu đa năng thế hệ thứ 5, với khả năng tàng hình do Nga phát triển; chiếc tiêm kích này sẽ trở thành cấp số nhân trong lực lượng vũ trang Nga. Đây là máy bay chiến đấu tàng hình 2 động cơ, sẽ được sử dụng cho các hoạt động phòng không và tiến công mặt đất.Chiến đấu cơ Su-57 được phát triển bởi Văn phòng thiết kế Sukhoi, là máy bay chiến đấu đầu tiên của Nga, có khả năng tàng hình và sẽ cung cấp cho lực lượng vũ trang nước này, những khả năng tiên tiến về tàng hình, tốc độ, vũ khí và cảm biến.Được trang bị khả năng đa nhiệm vụ, công nghệ tự động hóa và trí tuệ nhân tạo (AI), máy bay chiến đấu Su-57 sẽ giúp nâng cao đáng kể khả năng chiến đấu của Không quân Nga và sẽ thay thế các máy bay thế hệ thứ tư như MiG-29 và Su-27.Với hành trình siêu thanh, tiêm kích tàng hình Su-57 có thể bay xa hơn 1.500 km, gấp hơn hai lần so với Su-27. Tuy nhiên, động cơ phát triển cho Su-57 là "Sản phẩm 30" hiện vẫn chưa hoàn thiện, nên Su-57 vẫn sử dụng động cơ phản lực cánh quạt tăng cường 117S hoặc AL-41F1.Do bố trí khí động học tuyệt vời, tốc độ bay siêu âm của máy bay chiến đấu Su-57 lên tới Mach 2 mà không cần đến bật chế độ đốt sau. Tầm bay của máy bay có thể đạt 3.500 km khi bay ở tốc độ cận âm.Vật liệu chế tạo chiến đấu cơ Su-57 chủ yếu bằng vật liệu composite, giúp giảm tổng trọng lượng, có lợi cho việc sản xuất hàng loạt. Máy bay được thiết kế hợp nhất giữa cánh và thân, kết hợp mục đích của tiêm kích đánh chặn và máy bay cường kích.Không giống như tiêm kích J-20 của Trung Quốc, Su-57 sử dụng động cơ vectơ lực đẩy, tăng đáng kể khả năng cơ động. Khả năng kiểm soát véc tơ lực đẩy của nó, cũng được đánh giá là tốt hơn so với tiêm kích F-22 của Mỹ.Với khả năng cơ động cao và khả năng hành trình siêu âm, Su-57 được kỳ vọng sẽ chiếm thế thượng phong khi cận chiến với các máy bay thế hệ thứ 5 khác, đặc biệt là tiêm kích F-35 của Mỹ.Với 2 khoang chứa vũ khí hẹp, có thể mang tên lửa không đối không tầm ngắn, và hai khoang vũ khí rộng, được lắp đặt giữa các động cơ ở bụng. Vũ khí chứa trong khoang, tất nhiên sẽ không nhiều bằng mang ở các mấu cứng bên ngoài như máy bay chiến đấu thế hệ 4, nhưng giữ cho máy bay khả năng tàng hình.Các thiết bị điện tử hàng không tiên tiến, cũng được tích hợp trên Su-57; với khả năng điều khiển tự động cao và hỗ trợ hệ thống trí tuệ nhân tạo, sẽ giúp giảm bớt khối lượng công việc của phi công, cho phép họ tập trung vào nhiệm vụ chiến đấu.Ngoài ra, những hệ thống điện tử tiên tiến, sẽ cho phép phi công, trao đổi dữ liệu và liên lạc với hệ thống kiểm soát mặt đất và trong biên đội theo thời gian thực. Ngoài radar mảng pha chủ động lắp trên mũi máy bay, hai radar bên cũng được lắp trên cánh chính để tăng phạm vi giám sát.Về khả năng tàng hình, Su-57 có hiệu suất cao hơn so với thế hệ máy bay trước đó; tuy nhiên theo đánh giá, khả năng tàng hình của Su-57 không bằng F-22.Về vũ khí, Su-57 có thể mang theo 4 tên lửa tầm xa và 2 tên lửa tầm ngắn để thực hiện nhiệm vụ không chiến. Tên lửa K-77M được dẫn đường bởi radar chủ động là tên lửa tầm trung chính của máy bay.Tên lửa K-77M là phiên bản nâng cấp của tên lửa R-77, đây là loại tên lửa dẫn đường bằng radar phóng ngoài tầm nhìn, được trang bị đầu dò radar mảng pha quét điện tử chủ động. Nga cũng có kế hoạch bổ sung một tên lửa siêu thanh tầm xa R-37M mới cho máy bay.Về khả năng tấn công mặt đất, Su-57 được trang bị tên lửa đất đối không Kh-38 và một loạt bom dẫn đường chính xác loạt KAB. Su-57 còn có các điểm treo vũ khí bên ngoài dưới cánh, có thể mang thêm vũ khí để thực hiện nhiệm vụ chiến đấu, khi không cần tàng hình.Cảm biến tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại 101KS, được lắp trên mũi Su-57, giúp phi công có khả năng phát hiện và tấn công các mục tiêu tàng hình ở khoảng cách xa. Hệ thống điện tử hàng không tích hợp IMA-BK, bao gồm bộ vi xử lý đa lõi và hệ điều hành thời gian thực, có thể tự động theo dõi các mục tiêu và đề xuất giải pháp hiệu quả nhất cho phi công.Radar quan sát bên, được trang bị cho Su-57 cũng nâng cao khả năng nhận biết tình huống của phi công. Su-57 sở hữu khả năng cơ động vượt trội giúp nó có thể né tránh các tên lửa tầm xa đang phóng tới và giao tranh với máy bay địch trong phạm vi nhìn thấy.Tiêm kích Su-57 cũng đã thực hiện thành công các nhiệm vụ thử nghiệm chiến đấu ở Syria. Không quân Nga đặt mua 76 máy bay Su-57 và ký hợp đồng chính thức vào tháng 6/2019. Dự kiến, toàn bộ việc giao hàng sẽ hoàn thành vào năm 2028. Vào tháng 12/2020, Không quân Nga đã nhận được chiếc Su-57 sản xuất hàng loạt đầu tiên. Nguồn ảnh: Pinterest. Chóng mặt khi xem tiêm kích Su-57 của Nga nhào lộn trên không.
Tiêm kích Su-57 là máy bay chiến đấu đa năng thế hệ thứ 5, với khả năng tàng hình do Nga phát triển; chiếc tiêm kích này sẽ trở thành cấp số nhân trong lực lượng vũ trang Nga. Đây là máy bay chiến đấu tàng hình 2 động cơ, sẽ được sử dụng cho các hoạt động phòng không và tiến công mặt đất.
Chiến đấu cơ Su-57 được phát triển bởi Văn phòng thiết kế Sukhoi, là máy bay chiến đấu đầu tiên của Nga, có khả năng tàng hình và sẽ cung cấp cho lực lượng vũ trang nước này, những khả năng tiên tiến về tàng hình, tốc độ, vũ khí và cảm biến.
Được trang bị khả năng đa nhiệm vụ, công nghệ tự động hóa và trí tuệ nhân tạo (AI), máy bay chiến đấu Su-57 sẽ giúp nâng cao đáng kể khả năng chiến đấu của Không quân Nga và sẽ thay thế các máy bay thế hệ thứ tư như MiG-29 và Su-27.
Với hành trình siêu thanh, tiêm kích tàng hình Su-57 có thể bay xa hơn 1.500 km, gấp hơn hai lần so với Su-27. Tuy nhiên, động cơ phát triển cho Su-57 là "Sản phẩm 30" hiện vẫn chưa hoàn thiện, nên Su-57 vẫn sử dụng động cơ phản lực cánh quạt tăng cường 117S hoặc AL-41F1.
Do bố trí khí động học tuyệt vời, tốc độ bay siêu âm của máy bay chiến đấu Su-57 lên tới Mach 2 mà không cần đến bật chế độ đốt sau. Tầm bay của máy bay có thể đạt 3.500 km khi bay ở tốc độ cận âm.
Vật liệu chế tạo chiến đấu cơ Su-57 chủ yếu bằng vật liệu composite, giúp giảm tổng trọng lượng, có lợi cho việc sản xuất hàng loạt. Máy bay được thiết kế hợp nhất giữa cánh và thân, kết hợp mục đích của tiêm kích đánh chặn và máy bay cường kích.
Không giống như tiêm kích J-20 của Trung Quốc, Su-57 sử dụng động cơ vectơ lực đẩy, tăng đáng kể khả năng cơ động. Khả năng kiểm soát véc tơ lực đẩy của nó, cũng được đánh giá là tốt hơn so với tiêm kích F-22 của Mỹ.
Với khả năng cơ động cao và khả năng hành trình siêu âm, Su-57 được kỳ vọng sẽ chiếm thế thượng phong khi cận chiến với các máy bay thế hệ thứ 5 khác, đặc biệt là tiêm kích F-35 của Mỹ.
Với 2 khoang chứa vũ khí hẹp, có thể mang tên lửa không đối không tầm ngắn, và hai khoang vũ khí rộng, được lắp đặt giữa các động cơ ở bụng. Vũ khí chứa trong khoang, tất nhiên sẽ không nhiều bằng mang ở các mấu cứng bên ngoài như máy bay chiến đấu thế hệ 4, nhưng giữ cho máy bay khả năng tàng hình.
Các thiết bị điện tử hàng không tiên tiến, cũng được tích hợp trên Su-57; với khả năng điều khiển tự động cao và hỗ trợ hệ thống trí tuệ nhân tạo, sẽ giúp giảm bớt khối lượng công việc của phi công, cho phép họ tập trung vào nhiệm vụ chiến đấu.
Ngoài ra, những hệ thống điện tử tiên tiến, sẽ cho phép phi công, trao đổi dữ liệu và liên lạc với hệ thống kiểm soát mặt đất và trong biên đội theo thời gian thực. Ngoài radar mảng pha chủ động lắp trên mũi máy bay, hai radar bên cũng được lắp trên cánh chính để tăng phạm vi giám sát.
Về khả năng tàng hình, Su-57 có hiệu suất cao hơn so với thế hệ máy bay trước đó; tuy nhiên theo đánh giá, khả năng tàng hình của Su-57 không bằng F-22.
Về vũ khí, Su-57 có thể mang theo 4 tên lửa tầm xa và 2 tên lửa tầm ngắn để thực hiện nhiệm vụ không chiến. Tên lửa K-77M được dẫn đường bởi radar chủ động là tên lửa tầm trung chính của máy bay.
Tên lửa K-77M là phiên bản nâng cấp của tên lửa R-77, đây là loại tên lửa dẫn đường bằng radar phóng ngoài tầm nhìn, được trang bị đầu dò radar mảng pha quét điện tử chủ động. Nga cũng có kế hoạch bổ sung một tên lửa siêu thanh tầm xa R-37M mới cho máy bay.
Về khả năng tấn công mặt đất, Su-57 được trang bị tên lửa đất đối không Kh-38 và một loạt bom dẫn đường chính xác loạt KAB. Su-57 còn có các điểm treo vũ khí bên ngoài dưới cánh, có thể mang thêm vũ khí để thực hiện nhiệm vụ chiến đấu, khi không cần tàng hình.
Cảm biến tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại 101KS, được lắp trên mũi Su-57, giúp phi công có khả năng phát hiện và tấn công các mục tiêu tàng hình ở khoảng cách xa. Hệ thống điện tử hàng không tích hợp IMA-BK, bao gồm bộ vi xử lý đa lõi và hệ điều hành thời gian thực, có thể tự động theo dõi các mục tiêu và đề xuất giải pháp hiệu quả nhất cho phi công.
Radar quan sát bên, được trang bị cho Su-57 cũng nâng cao khả năng nhận biết tình huống của phi công. Su-57 sở hữu khả năng cơ động vượt trội giúp nó có thể né tránh các tên lửa tầm xa đang phóng tới và giao tranh với máy bay địch trong phạm vi nhìn thấy.
Tiêm kích Su-57 cũng đã thực hiện thành công các nhiệm vụ thử nghiệm chiến đấu ở Syria. Không quân Nga đặt mua 76 máy bay Su-57 và ký hợp đồng chính thức vào tháng 6/2019. Dự kiến, toàn bộ việc giao hàng sẽ hoàn thành vào năm 2028. Vào tháng 12/2020, Không quân Nga đã nhận được chiếc Su-57 sản xuất hàng loạt đầu tiên. Nguồn ảnh: Pinterest.
Chóng mặt khi xem tiêm kích Su-57 của Nga nhào lộn trên không.