Tạp chí National Interest cho biết, trong năm 2021, dự kiến có tới 17 oanh tạc cơ B-1B Lancer sẽ được không quân Mỹ chính thức cho ngừng hoạt động.Theo thông báo thì đây là những phương tiện tác chiến có tuổi đời lớn nhất, không còn đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ chiến đấu, chúng yêu cầu phải được hiện đại hóa và sửa chữa lớn với chi phí rất cao nếu muốn tiếp tục khai thác sử dụng.“Nhà sản xuất máy bay Mỹ Boeing đã xác nhận trong một thông cáo mới đây rằng không quân Mỹ có kế hoạch loại biên tới 17 máy bay ném bom B-1B Lancer lâu đời nhất vào năm 2021"."Như công ty đã lưu ý, các hoạt động hỗ trợ liên tục cho máy bay ném bom chiến lược Lancer trong suốt 20 năm qua đã làm hỏng cấu trúc khung thân do khai thác quá mức, không tương xứng với thiết kế ban đầu"."Hiện tại, một số máy bay ném bom B-1B đang trong tình trạng yêu cầu hàng chục triệu USD cho mỗi chiếc để trở về nguyên trạng trong thời gian ngắn cho đến khi B-21 Raider chính thức phục vụ"."Chính vì nguyên nhân này, các quan chức không quân Mỹ đã đề xuất cho ngừng hoạt động tổng cộng 17 máy bay B-1B trong tình trạng kỹ thuật kém vào năm 2021", ấn phẩm National Interest nói rõ.Hiện vẫn chưa biết vì mục đích gì mà nhiều chuyến bay và cuộc tập trận vẫn được thực hiện với sự tham gia của chiếc Lancer, bên cạnh đó thì B-1B vẫn mới hơn nhiều so với chiếc B-52, mặc dù kém hiệu quả hơn do lượng bom mang theo tương đối thấp.Việc cắt giảm đội bay B-1B được cho là bởi Mỹ muốn dồn kinh phí nhằm hoàn thành chiếc B-21 Raider để làm chủ lực cho các đơn vị răn đe hạt nhân. Theo đánh giá, máy bay tàng hình có hiệu suất tác chiến tốt hơn nhiều so với oanh tạc cơ siêu thanh.Rockwell B-1 Lancer là máy bay ném bom chiến lược siêu âm cánh cụp cánh xòe của Không quân Mỹ. Phiên bản B-1A được North American Rockwell nghiên cứu phát triển vào đầu những năm 1970, tuy nhiên việc sản xuất hàng loạt bị hủy bỏ và chỉ có 4 chiếc được chế tạo.Năm 1980, dự án B-1 lại hồi sinh do nó được phát hiện có khả năng thực hiện các phi vụ oanh tạc xâm nhập thấp chớp nhoáng. Phiên bản B-1B bắt đầu phục vụ trong không quân Mỹ từ năm 1986.Thông số kỹ thuật cơ bản của oanh tạc cơ B-1B Lancer: Kíp lái 4 người; chiều dài 44,5 m; sải cánh 24 m (cụp), 41,8 m (xòe); chiều cao 10,4 m; trọng lượng rỗng 87.100 kg, trọng lượng cất cánh tối đa 216.400 kg, tải trọng vũ khí 56.700 kg.Máy bay được trang bị 4 động cơ phản lực General Electric F101-GE-102 lực đẩy 64,9 kN (lên tới 136,92 kN khi bật tăng lực) cho tốc độ tối đa Mach 1,25; tầm bay 11.999 km; trần bay 18.000 m.Các phi cơ B-1B đầu tiên phục vụ trong không quân Mỹ với vai trò máy bay ném bom hạt nhân chiến lược, đến những năm 1990 nó được chuyển đổi sang chức năng ném bom thông thường.B-1B trải qua thực chiến lần đầu tiên năm 1998 trong chiến dịch Cáo sa mạc, sau đó nó tiếp tục vai trò yểm trợ hỏa lực cho quân đội Mỹ và NATO ở chiến trường Afghanistan và Iraq.Trong suốt quá trình hoạt động, B-1B gặp phải không ít chỉ trích ví dụ như hộp số lớn dùng để di chuyển cánh hay bị nứt, động cơ thường rò rỉ nhiên liệu và trong một số trường hợp còn rơi luôn ra khỏi máy bay.Bên cạnh đó, radar địa hình đôi khi cho thông số sai lệch cũng như không tương thích với các loại vũ khí mới. Tuy nhiên B-1B Lancer vẫn được tin dùng chủ yếu nhờ khả năng bay thấp tốc độ cao và ném bom có điều khiển rất chính xác.
Tạp chí National Interest cho biết, trong năm 2021, dự kiến có tới 17 oanh tạc cơ B-1B Lancer sẽ được không quân Mỹ chính thức cho ngừng hoạt động.
Theo thông báo thì đây là những phương tiện tác chiến có tuổi đời lớn nhất, không còn đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ chiến đấu, chúng yêu cầu phải được hiện đại hóa và sửa chữa lớn với chi phí rất cao nếu muốn tiếp tục khai thác sử dụng.
“Nhà sản xuất máy bay Mỹ Boeing đã xác nhận trong một thông cáo mới đây rằng không quân Mỹ có kế hoạch loại biên tới 17 máy bay ném bom B-1B Lancer lâu đời nhất vào năm 2021".
"Như công ty đã lưu ý, các hoạt động hỗ trợ liên tục cho máy bay ném bom chiến lược Lancer trong suốt 20 năm qua đã làm hỏng cấu trúc khung thân do khai thác quá mức, không tương xứng với thiết kế ban đầu".
"Hiện tại, một số máy bay ném bom B-1B đang trong tình trạng yêu cầu hàng chục triệu USD cho mỗi chiếc để trở về nguyên trạng trong thời gian ngắn cho đến khi B-21 Raider chính thức phục vụ".
"Chính vì nguyên nhân này, các quan chức không quân Mỹ đã đề xuất cho ngừng hoạt động tổng cộng 17 máy bay B-1B trong tình trạng kỹ thuật kém vào năm 2021", ấn phẩm National Interest nói rõ.
Hiện vẫn chưa biết vì mục đích gì mà nhiều chuyến bay và cuộc tập trận vẫn được thực hiện với sự tham gia của chiếc Lancer, bên cạnh đó thì B-1B vẫn mới hơn nhiều so với chiếc B-52, mặc dù kém hiệu quả hơn do lượng bom mang theo tương đối thấp.
Việc cắt giảm đội bay B-1B được cho là bởi Mỹ muốn dồn kinh phí nhằm hoàn thành chiếc B-21 Raider để làm chủ lực cho các đơn vị răn đe hạt nhân. Theo đánh giá, máy bay tàng hình có hiệu suất tác chiến tốt hơn nhiều so với oanh tạc cơ siêu thanh.
Rockwell B-1 Lancer là máy bay ném bom chiến lược siêu âm cánh cụp cánh xòe của Không quân Mỹ. Phiên bản B-1A được North American Rockwell nghiên cứu phát triển vào đầu những năm 1970, tuy nhiên việc sản xuất hàng loạt bị hủy bỏ và chỉ có 4 chiếc được chế tạo.
Năm 1980, dự án B-1 lại hồi sinh do nó được phát hiện có khả năng thực hiện các phi vụ oanh tạc xâm nhập thấp chớp nhoáng. Phiên bản B-1B bắt đầu phục vụ trong không quân Mỹ từ năm 1986.
Thông số kỹ thuật cơ bản của oanh tạc cơ B-1B Lancer: Kíp lái 4 người; chiều dài 44,5 m; sải cánh 24 m (cụp), 41,8 m (xòe); chiều cao 10,4 m; trọng lượng rỗng 87.100 kg, trọng lượng cất cánh tối đa 216.400 kg, tải trọng vũ khí 56.700 kg.
Máy bay được trang bị 4 động cơ phản lực General Electric F101-GE-102 lực đẩy 64,9 kN (lên tới 136,92 kN khi bật tăng lực) cho tốc độ tối đa Mach 1,25; tầm bay 11.999 km; trần bay 18.000 m.
Các phi cơ B-1B đầu tiên phục vụ trong không quân Mỹ với vai trò máy bay ném bom hạt nhân chiến lược, đến những năm 1990 nó được chuyển đổi sang chức năng ném bom thông thường.
B-1B trải qua thực chiến lần đầu tiên năm 1998 trong chiến dịch Cáo sa mạc, sau đó nó tiếp tục vai trò yểm trợ hỏa lực cho quân đội Mỹ và NATO ở chiến trường Afghanistan và Iraq.
Trong suốt quá trình hoạt động, B-1B gặp phải không ít chỉ trích ví dụ như hộp số lớn dùng để di chuyển cánh hay bị nứt, động cơ thường rò rỉ nhiên liệu và trong một số trường hợp còn rơi luôn ra khỏi máy bay.
Bên cạnh đó, radar địa hình đôi khi cho thông số sai lệch cũng như không tương thích với các loại vũ khí mới. Tuy nhiên B-1B Lancer vẫn được tin dùng chủ yếu nhờ khả năng bay thấp tốc độ cao và ném bom có điều khiển rất chính xác.