Không phải B-52 hay B-2 mà chính máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer mới trở thành trung tâm trong sự hiện diện sức mạnh của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương.Là một phần trong nhiệm vụ thiết lập lại cho phi đội oanh tạc cơ B-1B Lancer, Không quân Mỹ không chỉ khiến máy bay ném bom siêu thanh của họ trở nên mạnh mẽ hơn với nhiều chuyến bay trên khắp thế giới, mà còn trở lại thói quen cho B-1B thực hành các cuộc tấn công chính xác độc lập ở Thái Bình Dương, sau nhiều năm làm nhiệm vụ hỗ trợ trên không ở Trung Đông."Điểm mạnh của B-1B Lancer là khả năng mang tên lửa chống hạm tầm xa và điều đó hoàn toàn phù hợp với chiến trường Thái Bình Dương”, Thiếu tướng Jim Dawkins Jr, chỉ huy Phi đoàn không quân số 8 và Trung tâm điều hành tấn công chung toàn cầu tại Căn cứ không quân Barksdale, bang Louisiana cho biết.“Chúng tôi thiết lập lại cách sử dụng máy bay để có được sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn, phù hợp với chiến lược phòng thủ quốc gia mới”, tướng Dawkins nói.Theo Chiến lược quốc phòng những năm gần đây, Mỹ nhận định, Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chiến lược, sử dụng sức mạnh kinh tế để đe dọa các nước láng giềng, trong khi quân sự hoa trái phép tranh chấp trên Biển Đông.Cựu Bộ trưởng Không quân Heather Wilson từng tuyên bố rằng, Trung Quốc đã trở thành mối đe dọa ngày càng tăng cho Không quân Mỹ, vì tốc độ hiện đại hóa của họ trong khu vực. Vì vậy, chiến lược của Lầu Năm Góc là ưu tiên răn đe đối thủ từ chối sử dụng vũ lực ngay từ đầu.Đó là một trong những lý do để Không quân Mỹ điều động 4 máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer từ căn cứ không quân Dyess, bang Texas, trở lại căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam.Những máy bay ném bom chiến lược này sẽ tuần tra Biển Đông và Biển Hoa Đông từ ngày 1/5.Máy bay ném bom chiến lược đã được điều động trở lại đảo Guam, sau khi Lầu Năm Góc đình chỉ sự hiện diện liên tục của máy bay ném bom tầm xa ở Thái Bình Dương sau 16 năm.Tuy Mỹ rút máy bay ném bom chiến lược khỏi đảo Guam, nhưng vẫn duy trì sự hiện diện liên tục trong khu vực nhờ các máy bay ném bom có khả năng bay liên lục địa.Ngày 22/4, Không quân Mỹ điều động máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer bay từ căn cứ ở bang South Dakota đến Nhật Bản để tập trận cùng không quân nước này.Ngày 28/4, Không quân Mỹ tiếp tục điều động 2 máy bay ném bom B-1B Lancer tuần tra trên Biển Đông.Chuyến làm nhiệm vụ khứ hồi đến Biển Đông kéo dài trong 32 giờ, chứng minh khả năng hoạt động xuyên lục địa của không quân chiến lược Mỹ.Các chuyến làm nhiệm vụ xuyên lục địa của B-1B Lancer là một phần trong chiến lược “không thể đoán trước được” của không quân, nhằm kiểm tra khả năng phản ứng của phi hành đoàn khi triển khai máy bay ném bom hạng nặng trên khắp thế giới.Khả năng cải thiện tốc độ triển khai của máy bay ném bom chiến lược là rất quan trọng.Các quan chức cho biết, khả năng sẵn sàng làm nhiệm vụ của B-1B Lancer ở mức khoảng 50%, trong thời gian tập trung cho các nhiệm vụ ở Trung Đông, nhưng đang được cải thiện dần.Trong một cuộc tấn công mô phỏng, phi hành đoàn sẽ chọn một mục tiêu có giá trị cao, sau đó lên kế hoạch và bay qua vị trí mà họ có thể ngắm bắn mục tiêu đó, tướng Dawkins giải thích.Những oanh tạc cơ B-1B Lancer còn có khả năng đặc biệt khác là bắn vũ khí tấn công ngoài tầm phòng không điểm JASSM-ER và tên lửa chống hạm tầm xa LRASM.Dù tướng Dawkins không đề cập chi tiết về phi đội B-1B Lancer đang làm nhiệm vụ ở Thái Bình Dương, nhưng một số bức ảnh gần đây cho thấy nó mang theo tên lửa JASSM-ER.Tên lửa JASSM-ER bên cạnh việc mở rộng tầm bắn, nó còn có khả năng tàng hình tốt hơn so với phiên bản cũ. JASSM-ER có tầm bắn tới gần 1.000 km so với 370 km của JASSM.Trong khi đó, tên lửa chống hạm LRASM sẽ là biểu tượng sức mạnh mới cho B-1B Lancer, giúp nó thống trị các đại dương. Một chiếc B-1B Lancer có thể mang theo 24 tên lửa JASSM-ER hoặc 24 tên lửa chống hạm LRASM.Tên lửa LRASM đã đạt được khả năng hoạt động sớm trên B-1B vào năm 2018. “Các khu vực rộng lớn ở Thái Bình Dương rất phù hợp để huấn luyện với loại tên lửa này”, tướng Dawkins giải thích. Các trường bắn ở Mỹ không đủ điều kiện để đáp ứng nhu cầu huấn luyện cho phi hành đoàn với loại vũ khí tầm xa này.Vào tháng 8/2019, Không quân Mỹ đã chứng minh khả năng tích hợp tên lửa siêu vượt thanh cho B-1B Lancer trong tương lai. B-1B Lancer thể mang theo 6 tên lửa siêu vượt thanh ở các giá treo bên dưới cánh, trong khi khoang chứa bom có thể lắp tên lửa JASSM-ER hoặc tên lửa chống hạm LRASM.“B-1B Lancer sẽ là biểu tượng sức mạnh của Mỹ ở Thái Bình Dương trong tương lai gần”, tướng Dawkins khẳng định. Việc cho phi đội B-1B Lancer thực hiện các nhiệm vụ răn đe ơ Thái Bình Dương là tín hiệu rắn Mỹ muốn gửi tới Trung Quốc trong bối cảnh Bắc Kinh đang dùng sức mạnh quân sự để phục vụ khả năng bành trướng, "bát nạt" các nước láng giềng, trong đó có những nước đồng minh của Mỹ.
Không phải B-52 hay B-2 mà chính máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer mới trở thành trung tâm trong sự hiện diện sức mạnh của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương.
Là một phần trong nhiệm vụ thiết lập lại cho phi đội oanh tạc cơ B-1B Lancer, Không quân Mỹ không chỉ khiến máy bay ném bom siêu thanh của họ trở nên mạnh mẽ hơn với nhiều chuyến bay trên khắp thế giới, mà còn trở lại thói quen cho B-1B thực hành các cuộc tấn công chính xác độc lập ở Thái Bình Dương, sau nhiều năm làm nhiệm vụ hỗ trợ trên không ở Trung Đông.
"Điểm mạnh của B-1B Lancer là khả năng mang tên lửa chống hạm tầm xa và điều đó hoàn toàn phù hợp với chiến trường Thái Bình Dương”, Thiếu tướng Jim Dawkins Jr, chỉ huy Phi đoàn không quân số 8 và Trung tâm điều hành tấn công chung toàn cầu tại Căn cứ không quân Barksdale, bang Louisiana cho biết.
“Chúng tôi thiết lập lại cách sử dụng máy bay để có được sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn, phù hợp với chiến lược phòng thủ quốc gia mới”, tướng Dawkins nói.
Theo Chiến lược quốc phòng những năm gần đây, Mỹ nhận định, Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chiến lược, sử dụng sức mạnh kinh tế để đe dọa các nước láng giềng, trong khi quân sự hoa trái phép tranh chấp trên Biển Đông.
Cựu Bộ trưởng Không quân Heather Wilson từng tuyên bố rằng, Trung Quốc đã trở thành mối đe dọa ngày càng tăng cho Không quân Mỹ, vì tốc độ hiện đại hóa của họ trong khu vực. Vì vậy, chiến lược của Lầu Năm Góc là ưu tiên răn đe đối thủ từ chối sử dụng vũ lực ngay từ đầu.
Đó là một trong những lý do để Không quân Mỹ điều động 4 máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer từ căn cứ không quân Dyess, bang Texas, trở lại căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam.
Những máy bay ném bom chiến lược này sẽ tuần tra Biển Đông và Biển Hoa Đông từ ngày 1/5.
Máy bay ném bom chiến lược đã được điều động trở lại đảo Guam, sau khi Lầu Năm Góc đình chỉ sự hiện diện liên tục của máy bay ném bom tầm xa ở Thái Bình Dương sau 16 năm.
Tuy Mỹ rút máy bay ném bom chiến lược khỏi đảo Guam, nhưng vẫn duy trì sự hiện diện liên tục trong khu vực nhờ các máy bay ném bom có khả năng bay liên lục địa.
Ngày 22/4, Không quân Mỹ điều động máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer bay từ căn cứ ở bang South Dakota đến Nhật Bản để tập trận cùng không quân nước này.
Ngày 28/4, Không quân Mỹ tiếp tục điều động 2 máy bay ném bom B-1B Lancer tuần tra trên Biển Đông.
Chuyến làm nhiệm vụ khứ hồi đến Biển Đông kéo dài trong 32 giờ, chứng minh khả năng hoạt động xuyên lục địa của không quân chiến lược Mỹ.
Các chuyến làm nhiệm vụ xuyên lục địa của B-1B Lancer là một phần trong chiến lược “không thể đoán trước được” của không quân, nhằm kiểm tra khả năng phản ứng của phi hành đoàn khi triển khai máy bay ném bom hạng nặng trên khắp thế giới.
Khả năng cải thiện tốc độ triển khai của máy bay ném bom chiến lược là rất quan trọng.
Các quan chức cho biết, khả năng sẵn sàng làm nhiệm vụ của B-1B Lancer ở mức khoảng 50%, trong thời gian tập trung cho các nhiệm vụ ở Trung Đông, nhưng đang được cải thiện dần.
Trong một cuộc tấn công mô phỏng, phi hành đoàn sẽ chọn một mục tiêu có giá trị cao, sau đó lên kế hoạch và bay qua vị trí mà họ có thể ngắm bắn mục tiêu đó, tướng Dawkins giải thích.
Những oanh tạc cơ B-1B Lancer còn có khả năng đặc biệt khác là bắn vũ khí tấn công ngoài tầm phòng không điểm JASSM-ER và tên lửa chống hạm tầm xa LRASM.
Dù tướng Dawkins không đề cập chi tiết về phi đội B-1B Lancer đang làm nhiệm vụ ở Thái Bình Dương, nhưng một số bức ảnh gần đây cho thấy nó mang theo tên lửa JASSM-ER.
Tên lửa JASSM-ER bên cạnh việc mở rộng tầm bắn, nó còn có khả năng tàng hình tốt hơn so với phiên bản cũ. JASSM-ER có tầm bắn tới gần 1.000 km so với 370 km của JASSM.
Trong khi đó, tên lửa chống hạm LRASM sẽ là biểu tượng sức mạnh mới cho B-1B Lancer, giúp nó thống trị các đại dương. Một chiếc B-1B Lancer có thể mang theo 24 tên lửa JASSM-ER hoặc 24 tên lửa chống hạm LRASM.
Tên lửa LRASM đã đạt được khả năng hoạt động sớm trên B-1B vào năm 2018. “Các khu vực rộng lớn ở Thái Bình Dương rất phù hợp để huấn luyện với loại tên lửa này”, tướng Dawkins giải thích. Các trường bắn ở Mỹ không đủ điều kiện để đáp ứng nhu cầu huấn luyện cho phi hành đoàn với loại vũ khí tầm xa này.
Vào tháng 8/2019, Không quân Mỹ đã chứng minh khả năng tích hợp tên lửa siêu vượt thanh cho B-1B Lancer trong tương lai. B-1B Lancer thể mang theo 6 tên lửa siêu vượt thanh ở các giá treo bên dưới cánh, trong khi khoang chứa bom có thể lắp tên lửa JASSM-ER hoặc tên lửa chống hạm LRASM.
“B-1B Lancer sẽ là biểu tượng sức mạnh của Mỹ ở Thái Bình Dương trong tương lai gần”, tướng Dawkins khẳng định. Việc cho phi đội B-1B Lancer thực hiện các nhiệm vụ răn đe ơ Thái Bình Dương là tín hiệu rắn Mỹ muốn gửi tới Trung Quốc trong bối cảnh Bắc Kinh đang dùng sức mạnh quân sự để phục vụ khả năng bành trướng, "bát nạt" các nước láng giềng, trong đó có những nước đồng minh của Mỹ.