Theo báo Phòng không – Không quân, bắn tên lửa có điều khiển được coi như một quá trình hoạt động chiến đấu của tổ hợp tên lửa phòng không nhằm hoàn thành những nhiệm vụ hỏa lực được giao. Kết quả bắn diệt mục tiêu là công lao tập thể của tất cả các thành phần trong kíp chiến đấu tiểu đoàn tên lửa, thế nhưng người sĩ quan điều khiển đóng vai trò quan trọng và quyết định tới sự thành bại của trận đánh.Sĩ quan điều khiển vừa là người chỉ huy, vừa là người thực hành thao tác khí tài, đồng thời chịu sự chỉ huy trực tiếp và gián tiếp của cấp trên.Đối với tên lửa phòng không có điều khiển S-75M3; S-125M1; S-125-2TM người ta gọi là Sĩ quan điều khiển…Trong ảnh là cabin đài điều khiển tên lửa S-125-2TM.…còn riêng tên lửa S-300PMU1 người ta gọi là Sĩ quan phát hiện và chỉ thị, Sĩ quan bắt, Sĩ quan phóng. 3 thành phần trên làm nhiệm vụ như Sĩ quan điều khiển.Nhiệm vụ của Sĩ quan điều khiển trong thành phần kíp chiến đấu của tiểu đoàn tên lửa phòng không thực hành bắn là: Kịp thời thực hiện tất cả các mệnh lệnh của Tiểu đoàn trưởng; theo dõi hỏng hóc và sẵn sàng chiến đấu của tất cả các rãnh của đài điều khiển; chỉ huy thao tác của các trắc thủ tay quay;……nghiên cứu, đánh giá tình hình nhiễu trên không, xác định các biện pháp chống nhiễu; xác định chế độ làm việc của đài điều khiển khi sục sạo mục tiêu; xác định thời điểm sục sạo, bắt, bám sát mục tiêu, xác định thời điểm địch phóng tên lửa tự dẫn chống ra đa và kịp thời báo cáo cho tiểu đoàn trưởng; xác định cự ly mở đồng bộ bệ phóng;……xác định phương pháp bám sát và theo dõi mục tiêu; xác định quốc tịch của mục tiêu (phân biệt địch, ta); chuyển phương pháp điều khiển tên lửa theo lệnh của Tiểu đoàn trưởng; lựa chọn giải thông của vòng điều khiển, chế độ làm nổ đầu đạn và biện pháp bảo đảm an toàn cho mặt đất;……trước khi phóng tên lửa phải kiểm tra việc đồng bộ xen xin đài bệ; mở chế độ làm việc của ngòi nổ vô tuyến; tiến hành phóng tên lửa theo dạng hỏa lực đã được quyết định; đánh giá kết quả bắn cùng với trắc thủ tay quay.Đặc biệt, trong môi trường tác chiến mới, đối tượng chiến đấu là kẻ địch trên không với vũ khí khí tài trang bị rất hiện đại, âm mưu thủ đoạn xảo quyệt, việc thao tác sử dụng bộ khí tài hiện có đưa tên lửa đến gặp mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ là một nội dung vô cùng khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sĩ quan điều khiển phải kết hợp cùng lúc mắt, tai, tay, chân, miệng và trí óc để nghiên cứu, đánh giá, quan sát, xử trí và báo cáo v.v.. đồng thời phải chỉ huy kíp chiến đấu.Xuất phát từ nhiệm vụ và đặc điểm chiến đấu, đòi hỏi công tác tuyển chọn, đào tạo và huấn luyện luyện tập thường xuyên bảo đảm cho sĩ quan điều khiển có kỹ năng, kỹ xảo trong thao tác sử dụng khí tài, có bản lĩnh vững vàng, vận dụng linh hoạt các kiến thức đã học và kinh nghiệm để sử dụng vũ khí khí tài đạt hiệu quả chiến đấu cao nhất và đáp ứng yêu cầu thao tác chiến đấu trong các tình huống.
Theo báo Phòng không – Không quân, bắn tên lửa có điều khiển được coi như một quá trình hoạt động chiến đấu của tổ hợp tên lửa phòng không nhằm hoàn thành những nhiệm vụ hỏa lực được giao. Kết quả bắn diệt mục tiêu là công lao tập thể của tất cả các thành phần trong kíp chiến đấu tiểu đoàn tên lửa, thế nhưng người sĩ quan điều khiển đóng vai trò quan trọng và quyết định tới sự thành bại của trận đánh.
Sĩ quan điều khiển vừa là người chỉ huy, vừa là người thực hành thao tác khí tài, đồng thời chịu sự chỉ huy trực tiếp và gián tiếp của cấp trên.
Đối với tên lửa phòng không có điều khiển S-75M3; S-125M1; S-125-2TM người ta gọi là Sĩ quan điều khiển…Trong ảnh là cabin đài điều khiển tên lửa S-125-2TM.
…còn riêng tên lửa S-300PMU1 người ta gọi là Sĩ quan phát hiện và chỉ thị, Sĩ quan bắt, Sĩ quan phóng. 3 thành phần trên làm nhiệm vụ như Sĩ quan điều khiển.
Nhiệm vụ của Sĩ quan điều khiển trong thành phần kíp chiến đấu của tiểu đoàn tên lửa phòng không thực hành bắn là: Kịp thời thực hiện tất cả các mệnh lệnh của Tiểu đoàn trưởng; theo dõi hỏng hóc và sẵn sàng chiến đấu của tất cả các rãnh của đài điều khiển; chỉ huy thao tác của các trắc thủ tay quay;…
…nghiên cứu, đánh giá tình hình nhiễu trên không, xác định các biện pháp chống nhiễu; xác định chế độ làm việc của đài điều khiển khi sục sạo mục tiêu; xác định thời điểm sục sạo, bắt, bám sát mục tiêu, xác định thời điểm địch phóng tên lửa tự dẫn chống ra đa và kịp thời báo cáo cho tiểu đoàn trưởng; xác định cự ly mở đồng bộ bệ phóng;…
…xác định phương pháp bám sát và theo dõi mục tiêu; xác định quốc tịch của mục tiêu (phân biệt địch, ta); chuyển phương pháp điều khiển tên lửa theo lệnh của Tiểu đoàn trưởng; lựa chọn giải thông của vòng điều khiển, chế độ làm nổ đầu đạn và biện pháp bảo đảm an toàn cho mặt đất;…
…trước khi phóng tên lửa phải kiểm tra việc đồng bộ xen xin đài bệ; mở chế độ làm việc của ngòi nổ vô tuyến; tiến hành phóng tên lửa theo dạng hỏa lực đã được quyết định; đánh giá kết quả bắn cùng với trắc thủ tay quay.
Đặc biệt, trong môi trường tác chiến mới, đối tượng chiến đấu là kẻ địch trên không với vũ khí khí tài trang bị rất hiện đại, âm mưu thủ đoạn xảo quyệt, việc thao tác sử dụng bộ khí tài hiện có đưa tên lửa đến gặp mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ là một nội dung vô cùng khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sĩ quan điều khiển phải kết hợp cùng lúc mắt, tai, tay, chân, miệng và trí óc để nghiên cứu, đánh giá, quan sát, xử trí và báo cáo v.v.. đồng thời phải chỉ huy kíp chiến đấu.
Xuất phát từ nhiệm vụ và đặc điểm chiến đấu, đòi hỏi công tác tuyển chọn, đào tạo và huấn luyện luyện tập thường xuyên bảo đảm cho sĩ quan điều khiển có kỹ năng, kỹ xảo trong thao tác sử dụng khí tài, có bản lĩnh vững vàng, vận dụng linh hoạt các kiến thức đã học và kinh nghiệm để sử dụng vũ khí khí tài đạt hiệu quả chiến đấu cao nhất và đáp ứng yêu cầu thao tác chiến đấu trong các tình huống.