Sau nửa thế kỷ, các hệ thống tên lửa phòng không SA-2 hiện vẫn là một trong những “rồng lửa” chủ lực của lực lượng bảo vệ bầu trời nước Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa.Tuy chúng ta hiện đã có các hệ thống tên lửa S-300PMU1 hiện đại hơn, thế nhưng vũ khí nhập khẩu có giá rất đắt, điều kiện kinh tế chưa cho phép ta thay thế hoàn toàn SA-2 bằng S-300PMU1 nên “rồng lửa Thăng Long” có lẽ vẫn sẽ tiếp tục bảo vệ nước Việt Nam thêm nhiều năm nữa.Trong ảnh, chiến sĩ Tiểu đoàn Tên lửa 63, Trung đoàn 236, Sư đoàn 361 đang đưa đạn tên lửa SA-2 vào bệ phóng.SA-2 là hệ thống phòng không tầm cao cố định, hầu hết các thành phần đều được bố trí cố định trên mặt đất thay vì đặt trên khung gầm bánh lốp như hệ thống tên lửa hiện đại.Nhằm nâng cao khả năng chiến đấu của tên lửa SA-2 trong điều kiện chiến tranh hiện đại với vũ khí ngày càng thông minh, chúng ta đã thực hiện việc nâng cấp SA-2 lên chuẩn mới để có khả năng ứng phó hiệu quả với các máy bay chiến đấu tiên tiến thế hệ 4-5.Một số hệ thống SA-2 của Việt Nam đã được nâng cấp lên chuẩn S-75M3 Volga 2 của Almaz-Antey (Nga). Lưu ý, tên chính thống của SA-2 (định danh NATO) thực ra là S-75 Dvina. Tuy nhiên, báo chí vẫn thường dùng các tên lửa SA-2 do Mỹ-NATO đặt để gọi loại tên lửa huyền thoại nước Nga này. Ảnh: Đài radar điều khiển hỏa lực của hệ thống tên lửa SA-2.Trở lại S-75M3 Volga-2, gói nâng cấp này chủ yếu thay đổi hệ thống điều khiển hỏa lực, sử dụng một số thành phần kỹ thuật số dùng cho hệ thống phòng không tối tân S-300 PMU1/2. Ảnh: Các hệ thống anten thu – phát sóng đài SNR-75M3 có khả năng bám mục tiêu ở cự ly tới 100km, có dẫn đường cho 2 tên lửa tấn công mục tiêu cùng lúc (trước nâng cấp chỉ dẫn được một mục tiêu).Đài nhận diện địch – ta của hệ thống tên lửa SA-2.Sau nâng cấp, tên lửa SA-2 có khả năng tự động theo dõi mục tiêu và dẫn hướng cho tên lửa trong môi trường tác chiến điện tử mạnh.Tăng cường khả năng phát hiện và theo dõi mục tiêu trong mớ hỗn độn các loại mồi bẫy điện tử.Khả năng kháng nhiễu điện tử của hệ thống tăng lên 20 lần so với S-75 nguyên bản.Duy trì theo dõi mục tiêu trong trường hợp mất tín hiệu tạm thời.Thời gian từ khi bám bắt mục tiêu đến khi sẵn sàng phóng tên lửa giảm từ 8 giây xuống 3 giây.Về đạn tên lửa, sau nâng cấp tên lửa có khả năng bắn hạ mục tiêu ở tầm xa tới 60km, độ cao 27km (trước nâng cấp chỉ là 45km và 25km), xác xuất diệt mục tiêu ở cự ly 50km đạt từ 65-98%. Tên lửa lắp đầu đạn nổ phân mảnh nặng 195kg, khi nổ tạo ra khoảng 29.000 mảnh vỡ có phạm vi sát thương lên đến 65m ở độ cao thấp hoặc 250m ở độ cao lớn.
Sau nửa thế kỷ, các hệ thống tên lửa phòng không SA-2 hiện vẫn là một trong những “rồng lửa” chủ lực của lực lượng bảo vệ bầu trời nước Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa.
Tuy chúng ta hiện đã có các hệ thống tên lửa S-300PMU1 hiện đại hơn, thế nhưng vũ khí nhập khẩu có giá rất đắt, điều kiện kinh tế chưa cho phép ta thay thế hoàn toàn SA-2 bằng S-300PMU1 nên “rồng lửa Thăng Long” có lẽ vẫn sẽ tiếp tục bảo vệ nước Việt Nam thêm nhiều năm nữa.
Trong ảnh, chiến sĩ Tiểu đoàn Tên lửa 63, Trung đoàn 236, Sư đoàn 361 đang đưa đạn tên lửa SA-2 vào bệ phóng.
SA-2 là hệ thống phòng không tầm cao cố định, hầu hết các thành phần đều được bố trí cố định trên mặt đất thay vì đặt trên khung gầm bánh lốp như hệ thống tên lửa hiện đại.
Nhằm nâng cao khả năng chiến đấu của tên lửa SA-2 trong điều kiện chiến tranh hiện đại với vũ khí ngày càng thông minh, chúng ta đã thực hiện việc nâng cấp SA-2 lên chuẩn mới để có khả năng ứng phó hiệu quả với các máy bay chiến đấu tiên tiến thế hệ 4-5.
Một số hệ thống SA-2 của Việt Nam đã được nâng cấp lên chuẩn S-75M3 Volga 2 của Almaz-Antey (Nga). Lưu ý, tên chính thống của SA-2 (định danh NATO) thực ra là S-75 Dvina. Tuy nhiên, báo chí vẫn thường dùng các tên lửa SA-2 do Mỹ-NATO đặt để gọi loại tên lửa huyền thoại nước Nga này. Ảnh: Đài radar điều khiển hỏa lực của hệ thống tên lửa SA-2.
Trở lại S-75M3 Volga-2, gói nâng cấp này chủ yếu thay đổi hệ thống điều khiển hỏa lực, sử dụng một số thành phần kỹ thuật số dùng cho hệ thống phòng không tối tân S-300 PMU1/2. Ảnh: Các hệ thống anten thu – phát sóng đài SNR-75M3 có khả năng bám mục tiêu ở cự ly tới 100km, có dẫn đường cho 2 tên lửa tấn công mục tiêu cùng lúc (trước nâng cấp chỉ dẫn được một mục tiêu).
Đài nhận diện địch – ta của hệ thống tên lửa SA-2.
Sau nâng cấp, tên lửa SA-2 có khả năng tự động theo dõi mục tiêu và dẫn hướng cho tên lửa trong môi trường tác chiến điện tử mạnh.
Tăng cường khả năng phát hiện và theo dõi mục tiêu trong mớ hỗn độn các loại mồi bẫy điện tử.
Khả năng kháng nhiễu điện tử của hệ thống tăng lên 20 lần so với S-75 nguyên bản.
Duy trì theo dõi mục tiêu trong trường hợp mất tín hiệu tạm thời.
Thời gian từ khi bám bắt mục tiêu đến khi sẵn sàng phóng tên lửa giảm từ 8 giây xuống 3 giây.
Về đạn tên lửa, sau nâng cấp tên lửa có khả năng bắn hạ mục tiêu ở tầm xa tới 60km, độ cao 27km (trước nâng cấp chỉ là 45km và 25km), xác xuất diệt mục tiêu ở cự ly 50km đạt từ 65-98%. Tên lửa lắp đầu đạn nổ phân mảnh nặng 195kg, khi nổ tạo ra khoảng 29.000 mảnh vỡ có phạm vi sát thương lên đến 65m ở độ cao thấp hoặc 250m ở độ cao lớn.