Xếp đầu tiên trong danh sách những tàu chiến bất tử đó là tàu sân bay USS Franklin của Mỹ, vào ngày 19/3/1945, USS Franklin khi đang đóng quân ở ngoài khơi Nhật Bản đã bị một máy bay ném bom bổ nhào của Nhật tấn công tự sát, 2 quả bom lớn đã đánh trúng tàu, một quả bom đánh vào giữa sàn đáp xuyên giáp và phát nổ ở sàn chứa máy bay và quả bom còn lại trúng phía sau tàu.Các máy bay tiếp nhiên liệu trên boong chứa máy bay đều chìm trong ngọn lửa và phát nổ, giết chết hầu hết mọi người bên trong. Những nỗ lực anh dũng đã cứu được con tàu và hàng trăm thủy thủ bị mắc kẹt bên dưới. Con số thương vong khủng khiếp, với 807 người thiệt mạng và 487 người bị thương. Franklin được đưa đến Ulithi để sửa chữa khẩn cấp, sau đó đến Trân Châu Cảng để sửa chữa thêm, và quay trở lại Mỹ để tái trang bị. Mặc dù được sửa chữa để có thể đi biển, Franklin vẫn được giữ trong lực lượng dự bị và không bao giờ tham chiến trở lại. Hàng không mẫu hạm vĩ đại này đã bị loại bỏ vào năm 1966.Tiếp theo là tàu sân bay Bunker Hill của Mỹ, đang hỗ trợ chiến dịch tại Okinawa thì bị máy bay “Kamikaze” cảm tử của Nhật Bản tấn công. Ít nhất 390 người thiệt mạng và 43 người khác mất tích, trong khi khoảng 264 người bị thương, một tổn thất khủng khiếp. Bunker Hill được gửi đến Ulithi để sửa chữa khẩn cấp, để tái trang bị cho nhiệm vụ mới. Bunker Hill sau đó đã phục vụ như một tàu du lịch, đưa các quân nhân Mỹ trở về nhà sau khi chiến tranh kết thúc. Nó ngừng hoạt động vào năm 1947, được cất giữ và dự trữ cho đến khi bị bán để làm phế liệu vào năm 1973.Tiếp theo là tuần dương hạm IJN Mogami của Nhật, cuộc tấn công từ trên không, của máy bay ném bom bổ nhào, của Hải quân Mỹ trong trận Midway giết chết 81 thủy thủ đoàn của, nhưng việc tàu tuần dương hạng nặng này, sống sót sau 6 lần trúng trực tiếp 6 quả bom xuyên giáp nặng gần 500kg là điều không thể tin nổi. Lịch sử không hề ghi nhận bất cứ tàu chiến nào ngoài Mogami có thể sống sót sau khi bị tới ba tấn bom đánh trúng. Tuy nhiên Mogami sau đó vẫn bị đánh chìm trong trận eo biển Surigao năm 1944 bởi các máy bay ném bom bổ nhào của Hải quân Mỹ.Tiếp theo là thiết giáp hạm USS Nevada của Mỹ, Nevada đã có mặt trong cuộc tấn công bất ngờ của Nhật Bản vào Trân Châu Cảng, vào ngày 7/12/1941. Bị trúng ngư lôi và 10 quả bom, 60 người chết và 109 người bị thương, nhưng USS Nevada đã sống sót sau cuộc tấn công và cuối cùng sống sót sau cả cuộc chiến.Một tàu chiến khác của Mỹ là USS New Orleans, trong trận Tassafaronga, tàu tuần dương hạng nặng New Orleans đã bị ngư lôi Nhật đánh trúng phần đầu và thổi bay 25% phần mũi trước của con tàu, bao gồm cả ba tháp pháo 20 ly, làm 183 người thiệt mạng.Tuy nhiên con tàu vẫn nổi và vẫn di chuyển được, USS New Orleans được đưa đi sửa chữa tại Tulagi và sau đó đến Australia và được quay trở lại chiến đấu, một kỳ tích đáng kinh ngạc trong sửa chữa hải quân. Tiếp theo là tàu USS Laffey của Mỹ, là một khu trục hạm đưa vào hoạt động vào năm 1944. Trong trận chiến tại Okinawa vào tháng 4 năm 1945, USS Laffey đã bị hàng chục máy bay ném bom bổ nhào và máy bay chiến đấu Nhật Bản tấn công.Các máy bay Nhật đã đánh trúng con tàu bằng 4 quả bom và đâm 6 máy bay vào con tàu, khiến 32 người chết và 71 người bị thương. Con tàu vẫn sống sót sau cuộc chiến và được đặt biệt danh “Con tàu không bao giờ chết”. Laffey ngừng hoạt động hoàn toàn vào năm 1975, hiện Laffey phục vụ như một tàu bảo tàng tại Nam Carolina.Tiếp theo là tàu sân bay USS Saratoga của Hải quân Mỹ, vào ngày 21/2/1945, trong khi tham chiến tại Iwo Jima ở Thái Bình Dương, tàu USS Saratoga đã bị 3 máy bay cảm tử Nhật Bản hay còn gọi là Kamikaze tấn công. USS Saratoga bị trúng 5 quả bom và thiệt hại nặng, 123 người chết và 192 người bị thương, 36 trong số 70 máy bay của tàu đã bị phá hủy. Nhưng con tàu vẫn sống sót, được đưa về Washington để sửa chữa, sau đó tàu được sử dụng với vai trò huấn luyện, USS Saratoga sau đó bị loại biên và đem đi thử nghiệm bom nguyên tử. Cuối cùng trong danh sách là tàu USS Liberty của Mỹ, khi đang tuần tra ngoài khơi bờ biển của Israel trên vùng biển quốc tế trong Chiến tranh 6 ngày giữa Israel và các nước Ả Rập thì bị tàu chiến và máy bay của Israel tấn công.USS Liberty liên tục bị tấn công bằng hỏa lực đại bác và súng máy từ cả máy bay phản lực và tàu phóng lôi, Liberty bị trúng ngư lôi, trúng bom napalm. 34 người thiệt mạng, 171 người bị thương, nhưng con tàu vẫn không chìm và được đưa về để sửa chữa. Nguồn ảnh: Pinterest. Cận cảnh các pha tấn công bằng máy bay Kamikaze cảm tử của Nhật nhắm vào tàu chiến Mỹ giai đoạn cuối Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Xếp đầu tiên trong danh sách những tàu chiến bất tử đó là tàu sân bay USS Franklin của Mỹ, vào ngày 19/3/1945, USS Franklin khi đang đóng quân ở ngoài khơi Nhật Bản đã bị một máy bay ném bom bổ nhào của Nhật tấn công tự sát, 2 quả bom lớn đã đánh trúng tàu, một quả bom đánh vào giữa sàn đáp xuyên giáp và phát nổ ở sàn chứa máy bay và quả bom còn lại trúng phía sau tàu.
Các máy bay tiếp nhiên liệu trên boong chứa máy bay đều chìm trong ngọn lửa và phát nổ, giết chết hầu hết mọi người bên trong. Những nỗ lực anh dũng đã cứu được con tàu và hàng trăm thủy thủ bị mắc kẹt bên dưới. Con số thương vong khủng khiếp, với 807 người thiệt mạng và 487 người bị thương.
Franklin được đưa đến Ulithi để sửa chữa khẩn cấp, sau đó đến Trân Châu Cảng để sửa chữa thêm, và quay trở lại Mỹ để tái trang bị. Mặc dù được sửa chữa để có thể đi biển, Franklin vẫn được giữ trong lực lượng dự bị và không bao giờ tham chiến trở lại. Hàng không mẫu hạm vĩ đại này đã bị loại bỏ vào năm 1966.
Tiếp theo là tàu sân bay Bunker Hill của Mỹ, đang hỗ trợ chiến dịch tại Okinawa thì bị máy bay “Kamikaze” cảm tử của Nhật Bản tấn công. Ít nhất 390 người thiệt mạng và 43 người khác mất tích, trong khi khoảng 264 người bị thương, một tổn thất khủng khiếp.
Bunker Hill được gửi đến Ulithi để sửa chữa khẩn cấp, để tái trang bị cho nhiệm vụ mới. Bunker Hill sau đó đã phục vụ như một tàu du lịch, đưa các quân nhân Mỹ trở về nhà sau khi chiến tranh kết thúc. Nó ngừng hoạt động vào năm 1947, được cất giữ và dự trữ cho đến khi bị bán để làm phế liệu vào năm 1973.
Tiếp theo là tuần dương hạm IJN Mogami của Nhật, cuộc tấn công từ trên không, của máy bay ném bom bổ nhào, của Hải quân Mỹ trong trận Midway giết chết 81 thủy thủ đoàn của, nhưng việc tàu tuần dương hạng nặng này, sống sót sau 6 lần trúng trực tiếp 6 quả bom xuyên giáp nặng gần 500kg là điều không thể tin nổi.
Lịch sử không hề ghi nhận bất cứ tàu chiến nào ngoài Mogami có thể sống sót sau khi bị tới ba tấn bom đánh trúng. Tuy nhiên Mogami sau đó vẫn bị đánh chìm trong trận eo biển Surigao năm 1944 bởi các máy bay ném bom bổ nhào của Hải quân Mỹ.
Tiếp theo là thiết giáp hạm USS Nevada của Mỹ, Nevada đã có mặt trong cuộc tấn công bất ngờ của Nhật Bản vào Trân Châu Cảng, vào ngày 7/12/1941. Bị trúng ngư lôi và 10 quả bom, 60 người chết và 109 người bị thương, nhưng USS Nevada đã sống sót sau cuộc tấn công và cuối cùng sống sót sau cả cuộc chiến.
Một tàu chiến khác của Mỹ là USS New Orleans, trong trận Tassafaronga, tàu tuần dương hạng nặng New Orleans đã bị ngư lôi Nhật đánh trúng phần đầu và thổi bay 25% phần mũi trước của con tàu, bao gồm cả ba tháp pháo 20 ly, làm 183 người thiệt mạng.
Tuy nhiên con tàu vẫn nổi và vẫn di chuyển được, USS New Orleans được đưa đi sửa chữa tại Tulagi và sau đó đến Australia và được quay trở lại chiến đấu, một kỳ tích đáng kinh ngạc trong sửa chữa hải quân.
Tiếp theo là tàu USS Laffey của Mỹ, là một khu trục hạm đưa vào hoạt động vào năm 1944. Trong trận chiến tại Okinawa vào tháng 4 năm 1945, USS Laffey đã bị hàng chục máy bay ném bom bổ nhào và máy bay chiến đấu Nhật Bản tấn công.
Các máy bay Nhật đã đánh trúng con tàu bằng 4 quả bom và đâm 6 máy bay vào con tàu, khiến 32 người chết và 71 người bị thương. Con tàu vẫn sống sót sau cuộc chiến và được đặt biệt danh “Con tàu không bao giờ chết”. Laffey ngừng hoạt động hoàn toàn vào năm 1975, hiện Laffey phục vụ như một tàu bảo tàng tại Nam Carolina.
Tiếp theo là tàu sân bay USS Saratoga của Hải quân Mỹ, vào ngày 21/2/1945, trong khi tham chiến tại Iwo Jima ở Thái Bình Dương, tàu USS Saratoga đã bị 3 máy bay cảm tử Nhật Bản hay còn gọi là Kamikaze tấn công.
USS Saratoga bị trúng 5 quả bom và thiệt hại nặng, 123 người chết và 192 người bị thương, 36 trong số 70 máy bay của tàu đã bị phá hủy. Nhưng con tàu vẫn sống sót, được đưa về Washington để sửa chữa, sau đó tàu được sử dụng với vai trò huấn luyện, USS Saratoga sau đó bị loại biên và đem đi thử nghiệm bom nguyên tử.
Cuối cùng trong danh sách là tàu USS Liberty của Mỹ, khi đang tuần tra ngoài khơi bờ biển của Israel trên vùng biển quốc tế trong Chiến tranh 6 ngày giữa Israel và các nước Ả Rập thì bị tàu chiến và máy bay của Israel tấn công.
USS Liberty liên tục bị tấn công bằng hỏa lực đại bác và súng máy từ cả máy bay phản lực và tàu phóng lôi, Liberty bị trúng ngư lôi, trúng bom napalm. 34 người thiệt mạng, 171 người bị thương, nhưng con tàu vẫn không chìm và được đưa về để sửa chữa. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cận cảnh các pha tấn công bằng máy bay Kamikaze cảm tử của Nhật nhắm vào tàu chiến Mỹ giai đoạn cuối Chiến tranh Thế giới thứ hai.