Ukraine đã yêu cầu các quốc gia trên thế giới viện trợ quân sự và phòng thủ trong bối cảnh cuộc xung đột với Nga vẫn đang tiếp diễn. Đã có nhiều quốc gia sẵn sàng và cung cấp vũ khí cho Ukraine, bao gồm các nước Baltic, Cộng hòa Séc và Ba Lan...Đầu tiên là Ba lan, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki đã chính thức cung cấp “hàng chục nghìn viên đạn và đạn pháo, MANPAD, súng cối hạng nhẹ, UAV trinh sát và các loại vũ khí phòng thủ khác”, nhưng ông không tiết lộ thêm bất kỳ chi tiết nào về các điều khoản và điều kiện.Warsaw cũng được cho là đã gửi tên lửa phòng không GROM di động, là vũ khí dẫn đường nhiệt cho phép máy bay bị bắn trúng cách xa tới 3 km. Những vũ khí này chủ yếu được sử dụng để chống lại xe tăng để làm chậm cuộc tấn công trên mặt đất của Nga.Tiếp theo là Cộng hòa Séc, chính phủ nước này đã cung cấp cho Ukraine nhiều lô đạn pháo như một phần hỗ trợ trong bối cảnh cuộc xung đột leo thang. Việc chuyển giao 4.006 quả đạn pháo 152 mm với tổng trị giá 1,7 triệu USD miễn phí cho Ukraine đã được chấp thuận theo yêu cầu của Bộ Quốc phòng Séc.Ngoài ra, chính phủ Séc cũng đã phê chuẩn việc gửi lô vũ khí và đạn dược tiếp theo trị giá 8,57 triệu USD. Lô vũ khí này bao gồm súng máy, súng trường tấn công, các loại vũ khí hạng nhẹ và đạn dược.Các nước vùng Baltic, Latvia và Lithuania cũng sẵn sàng cung cấp tên lửa phòng không và các thiết bị liên quan. Estonia sẽ chuyển đến Ukraine một số lượng không xác định tên lửa chống tăng Javelin.Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuyên bố nước này sẽ cung cấp 1.000 vũ khí chống tăng và 500 tên lửa Stinger, đồng thời nước này cũng cam kết hỗ trợ 14 xe bọc théo và 10.000 tấn nhiên liệu. Đức cũng đã gửi 5.000 mũ bảo hiểm cho bộ binh đến Ukraine.Trước đó, Tây Ban Nha đã điều động tàu khu trục nhỏ và máy bay chiến đấu đến Biển Đen. Hà Lan xác nhận sẽ cung cấp cho Ukraine 50 vũ khí chống tăng, 200 tên lửa phòng không Stinger, cùng với nhiều thiết bị quân sự khác như đạn dược, hệ thống radar, robot dò mìn trong thời gian ngắn nhất.Pháp cũng đã cam kết hỗ trợ Ukraine, bằng việc cung cấp các thiết bị quân sự phòng thủ cho quân đội Kiev. Slovakia cũng tuyên bố sẽ hỗ trợ Ukraine lô hàng gồm 12.000 đạn pháo cỡ nòng 120mm, 10 triệu lít nhiên liệu diesel, 2,4 triệu lít nhiên liệu máy bay, trị giá lô hàng lên đến 12,39 triệu USD.Chính phủ Bỉ cũng nhất trí hỗ trợ cho quân đội Ukraine 2.000 súng máy và 3.800 tấn nhiên liệu. Thủ tướng Anh Boris Jonhson cũng cho biết, nước này sẽ cung cấp thêm cho Ukraine các vũ khí sát thương, trước đó Anh cũng hỗ trợ vũ khí chống tăng, áo giáp chống đạn và mũ bảo hiểm cho quân đội Ukraine.Mỹ là quốc gia năng nổ nhất trong việc kêu gọi ủng hộ cho Ukraine chống Nga, nước này đã cung cấp 2,5 tỷ USD viện trợ quân sự cho Ukraine kể từ năm 2014 và khoản viện trợ bao gồm các phương tiện và radar chống pháo. Mỹ cũng đã cử các giảng viên quân sự đến huấn luyện quân đội Ukraine.Chính phủ của Tổng thống Joe Biden đã nhất trí hỗ trợ thêm cho Ukraine gói vũ khí trị giá 350 triệu USD, để chống lại cuộc tấn công của Nga. Mới nhất là Mỹ cũng đã gửi đến Ukraine nhiều lô tên lửa chống tăng Javelin và tên lửa phòng không Stinger.Ukraine từng một "thiên đường vũ khí", là một trong những nhà xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới. Khi còn là một phần của Liên Xô, Ukraine đã sản xuất 30% vũ khí trang bị của Liên Xô. Về số lượng, nó sử dụng một triệu công nhân tại hơn 750 nhà máy trong cả nước.Cho đến năm 2012, Ukraine vẫn là nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ tư trên thế giới. Pakistan, Trung Quốc và Nga là những khách hàng lớn của quốc gia này. Nhưng một trong những vấn đề là Kiev chỉ sản xuất phụ tùng thay thế của các hệ thống vũ khí, nhưng lại không có một ngành công nghiệp có khả năng tạo ra một vũ khí hoàn chỉnh, cộng với nạn tham nhũng.Năm 2014, Ukraine chính thức có khoảng 168.000 quân nhân, trong đó chỉ có 6.000 người được đào tạo quân sự. Chính những chính sách không hợp lý đã đẩy nền quốc phòng và quân đội Ukraine rơi vào tình trạng như ngày nay, liệu những gói viện trợ nhỏ nhoi kia có đủ giúp đất nước này đứng vững trước quân đội Nga? Nguồn ảnh: Pinterest.
Ukraine đã yêu cầu các quốc gia trên thế giới viện trợ quân sự và phòng thủ trong bối cảnh cuộc xung đột với Nga vẫn đang tiếp diễn. Đã có nhiều quốc gia sẵn sàng và cung cấp vũ khí cho Ukraine, bao gồm các nước Baltic, Cộng hòa Séc và Ba Lan...
Đầu tiên là Ba lan, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki đã chính thức cung cấp “hàng chục nghìn viên đạn và đạn pháo, MANPAD, súng cối hạng nhẹ, UAV trinh sát và các loại vũ khí phòng thủ khác”, nhưng ông không tiết lộ thêm bất kỳ chi tiết nào về các điều khoản và điều kiện.
Warsaw cũng được cho là đã gửi tên lửa phòng không GROM di động, là vũ khí dẫn đường nhiệt cho phép máy bay bị bắn trúng cách xa tới 3 km. Những vũ khí này chủ yếu được sử dụng để chống lại xe tăng để làm chậm cuộc tấn công trên mặt đất của Nga.
Tiếp theo là Cộng hòa Séc, chính phủ nước này đã cung cấp cho Ukraine nhiều lô đạn pháo như một phần hỗ trợ trong bối cảnh cuộc xung đột leo thang. Việc chuyển giao 4.006 quả đạn pháo 152 mm với tổng trị giá 1,7 triệu USD miễn phí cho Ukraine đã được chấp thuận theo yêu cầu của Bộ Quốc phòng Séc.
Ngoài ra, chính phủ Séc cũng đã phê chuẩn việc gửi lô vũ khí và đạn dược tiếp theo trị giá 8,57 triệu USD. Lô vũ khí này bao gồm súng máy, súng trường tấn công, các loại vũ khí hạng nhẹ và đạn dược.
Các nước vùng Baltic, Latvia và Lithuania cũng sẵn sàng cung cấp tên lửa phòng không và các thiết bị liên quan. Estonia sẽ chuyển đến Ukraine một số lượng không xác định tên lửa chống tăng Javelin.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuyên bố nước này sẽ cung cấp 1.000 vũ khí chống tăng và 500 tên lửa Stinger, đồng thời nước này cũng cam kết hỗ trợ 14 xe bọc théo và 10.000 tấn nhiên liệu. Đức cũng đã gửi 5.000 mũ bảo hiểm cho bộ binh đến Ukraine.
Trước đó, Tây Ban Nha đã điều động tàu khu trục nhỏ và máy bay chiến đấu đến Biển Đen. Hà Lan xác nhận sẽ cung cấp cho Ukraine 50 vũ khí chống tăng, 200 tên lửa phòng không Stinger, cùng với nhiều thiết bị quân sự khác như đạn dược, hệ thống radar, robot dò mìn trong thời gian ngắn nhất.
Pháp cũng đã cam kết hỗ trợ Ukraine, bằng việc cung cấp các thiết bị quân sự phòng thủ cho quân đội Kiev. Slovakia cũng tuyên bố sẽ hỗ trợ Ukraine lô hàng gồm 12.000 đạn pháo cỡ nòng 120mm, 10 triệu lít nhiên liệu diesel, 2,4 triệu lít nhiên liệu máy bay, trị giá lô hàng lên đến 12,39 triệu USD.
Chính phủ Bỉ cũng nhất trí hỗ trợ cho quân đội Ukraine 2.000 súng máy và 3.800 tấn nhiên liệu. Thủ tướng Anh Boris Jonhson cũng cho biết, nước này sẽ cung cấp thêm cho Ukraine các vũ khí sát thương, trước đó Anh cũng hỗ trợ vũ khí chống tăng, áo giáp chống đạn và mũ bảo hiểm cho quân đội Ukraine.
Mỹ là quốc gia năng nổ nhất trong việc kêu gọi ủng hộ cho Ukraine chống Nga, nước này đã cung cấp 2,5 tỷ USD viện trợ quân sự cho Ukraine kể từ năm 2014 và khoản viện trợ bao gồm các phương tiện và radar chống pháo. Mỹ cũng đã cử các giảng viên quân sự đến huấn luyện quân đội Ukraine.
Chính phủ của Tổng thống Joe Biden đã nhất trí hỗ trợ thêm cho Ukraine gói vũ khí trị giá 350 triệu USD, để chống lại cuộc tấn công của Nga. Mới nhất là Mỹ cũng đã gửi đến Ukraine nhiều lô tên lửa chống tăng Javelin và tên lửa phòng không Stinger.
Ukraine từng một "thiên đường vũ khí", là một trong những nhà xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới. Khi còn là một phần của Liên Xô, Ukraine đã sản xuất 30% vũ khí trang bị của Liên Xô. Về số lượng, nó sử dụng một triệu công nhân tại hơn 750 nhà máy trong cả nước.
Cho đến năm 2012, Ukraine vẫn là nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ tư trên thế giới. Pakistan, Trung Quốc và Nga là những khách hàng lớn của quốc gia này. Nhưng một trong những vấn đề là Kiev chỉ sản xuất phụ tùng thay thế của các hệ thống vũ khí, nhưng lại không có một ngành công nghiệp có khả năng tạo ra một vũ khí hoàn chỉnh, cộng với nạn tham nhũng.
Năm 2014, Ukraine chính thức có khoảng 168.000 quân nhân, trong đó chỉ có 6.000 người được đào tạo quân sự. Chính những chính sách không hợp lý đã đẩy nền quốc phòng và quân đội Ukraine rơi vào tình trạng như ngày nay, liệu những gói viện trợ nhỏ nhoi kia có đủ giúp đất nước này đứng vững trước quân đội Nga? Nguồn ảnh: Pinterest.