Khi các hoạt động quân sự của Nga ở Ukraine bước sang ngày thứ ba, Mỹ đã thực hiện một hành động để ủng hộ nỗ lực chiến tranh của Ukraine, bằng việc chuyển giao các tên lửa mới và mạng vệ tinh Starlink, được triển khai theo yêu cầu của Bộ Quốc phòng Ukraine.Trước đó Không quân Ukraine và các địa điểm phòng không của nước này chủ yếu dựa vào hệ thống phòng không S-300 đã bị Nga vô hiệu hóa một cách hiệu quả. Bên cạnh đó lực lượng xe tăng của Ukraine dựa trên các mẫu T-64 từ những năm 1970 gần như hoàn toàn không có khả năng đối đầu với các đơn vị thiết giáp của Nga.Quân đội Ukraine ngày càng phụ thuộc vào lực lượng bộ binh được triển khai các loại vũ khí chống tăng và đất đối không do Mỹ cung cấp, để có thể đối đầu với thiết giáp Nga.Mặc dù điều này không thể chống lại ưu thế trên không hoặc thiết giáp của Nga, nhưng các vũ khí cầm tay tiên tiến bao gồm tên lửa Javelin cho vai trò chống tăng và tên lửa Stinger cho vai trò phòng không cho phép các đơn vị Ukraine gây ra nhiều mối đe dọa hơn cho quân đội Nga.Do đó, Mỹ đã tập trung vào việc chuyển giao các hệ thống tên lửa cầm tay cho Ukraine. Bộ Quốc phòng Mỹ cũng đã thông báo gói viện trợ quân sự trị giá 350 triệu USD cho Ukraine bao gồm tên lửa Javelins và có thể cả Stingers.Stinger là một hệ thống phòng không di động hoạt động như một tên lửa đất đối không phóng tia hồng ngoại. Nó có thể được điều chỉnh để bắn từ nhiều loại phương tiện mặt đất và trực thăng. Được phát triển tại Mỹ, Stinger được đưa vào hoạt động từ năm 1981, được sử dụng bởi quân đội Mỹ và 29 quốc gia khác.Tên lửa dài 1,52 m và đường kính 70 mm. Bản thân tên lửa nặng 10,1 kg, nếu sử dụng ống phóng và ống ngắm tích hợp, được trang bị báng cầm và ăng ten thì trọng lượng sẽ tăng lên là 15,2 kg.Tên lửa có tầm xa lên đến 4.800 m và có thể tấn công các mối đe dọa ở độ cao lên đến 3.800 m. Stinger được khởi động bởi một động cơ phóng nhỏ giúp đẩy nó ra một khoảng cách an toàn với người vận hành, tốc độ tối đa Mach 2.54 (750 m/s). Đầu đạn chứa 1,02 kg HTA-3 (hỗn hợp TNT và bột nhôm).Còn Javelin là tên lửa dẫn đường chống tăng vác vai của Mỹ. Tên lửa này thường dùng để tấn công phần nóc tháp pháo hoặc nóc các xe tăng, xe thiết giáp do phần trên của các xe này mỏng hơn, nhưng cũng có kiểu tấn công trực tiếp bằng cách bắn thẳng vào các tòa nhà hay các công sự.Tên lửa này cũng có thể sử dụng trên các máy bay trực thăng ở các kiểu tên lửa tấn công trực tiếp. Tên lửa đạt đến độ cao lớn nhất là 150m trong kiểu tấn công phía trên và đạt độ cao 50m trong kiểu bắn thẳng. Tên lửa được trang bị một bộ tìm kiếm ảnh hồng ngoại. Đầu đạn của tên lửa sử dụng loại nổ lõm.Trong một nỗ lực khác để hỗ trợ Ukraine chống lại Nga, mạng vệ tinh Starlink của Mỹ đã được triển khai vào ngày 27/2 để cung cấp kết nối internet ở nước này theo yêu cầu của Bộ Quốc phòng Ukraine.Tỷ phú công nghệ Mỹ Elon Musk, người sở hữu chương trình Starlink và có các doanh nghiệp quan hệ mật thiết với Lầu Năm Góc, thông báo có thêm nhiều vệ tinh đang trên đường để tăng cường kết nối của Ukraine.Chương trình Starlink từ lâu đã bị giới chức Nga nhấn mạnh là một mối đe dọa an ninh do mối quan hệ rất chặt chẽ và những khoản trợ cấp to lớn từ chính phủ Mỹ. Chương trình Starlink vốn được coi là phương tiện truyền bá các bài báo chính trị chống Nga và thân phương Tây cũng như có khả năng trong tương lai sẽ trở thành phương tiện dẫn đường cho tên lửa hành trình.Tỷ phú Elon Musk cũng đã hợp tác với Lầu Năm Góc trong các chương trình khác, bao gồm phát triển một hệ thống tái triển khai các vũ khí quân sự của Mỹ trong không gian. Nguồn ảnh: Pinterest.
Khi các hoạt động quân sự của Nga ở Ukraine bước sang ngày thứ ba, Mỹ đã thực hiện một hành động để ủng hộ nỗ lực chiến tranh của Ukraine, bằng việc chuyển giao các tên lửa mới và mạng vệ tinh Starlink, được triển khai theo yêu cầu của Bộ Quốc phòng Ukraine.
Trước đó Không quân Ukraine và các địa điểm phòng không của nước này chủ yếu dựa vào hệ thống phòng không S-300 đã bị Nga vô hiệu hóa một cách hiệu quả. Bên cạnh đó lực lượng xe tăng của Ukraine dựa trên các mẫu T-64 từ những năm 1970 gần như hoàn toàn không có khả năng đối đầu với các đơn vị thiết giáp của Nga.
Quân đội Ukraine ngày càng phụ thuộc vào lực lượng bộ binh được triển khai các loại vũ khí chống tăng và đất đối không do Mỹ cung cấp, để có thể đối đầu với thiết giáp Nga.
Mặc dù điều này không thể chống lại ưu thế trên không hoặc thiết giáp của Nga, nhưng các vũ khí cầm tay tiên tiến bao gồm tên lửa Javelin cho vai trò chống tăng và tên lửa Stinger cho vai trò phòng không cho phép các đơn vị Ukraine gây ra nhiều mối đe dọa hơn cho quân đội Nga.
Do đó, Mỹ đã tập trung vào việc chuyển giao các hệ thống tên lửa cầm tay cho Ukraine. Bộ Quốc phòng Mỹ cũng đã thông báo gói viện trợ quân sự trị giá 350 triệu USD cho Ukraine bao gồm tên lửa Javelins và có thể cả Stingers.
Stinger là một hệ thống phòng không di động hoạt động như một tên lửa đất đối không phóng tia hồng ngoại. Nó có thể được điều chỉnh để bắn từ nhiều loại phương tiện mặt đất và trực thăng. Được phát triển tại Mỹ, Stinger được đưa vào hoạt động từ năm 1981, được sử dụng bởi quân đội Mỹ và 29 quốc gia khác.
Tên lửa dài 1,52 m và đường kính 70 mm. Bản thân tên lửa nặng 10,1 kg, nếu sử dụng ống phóng và ống ngắm tích hợp, được trang bị báng cầm và ăng ten thì trọng lượng sẽ tăng lên là 15,2 kg.
Tên lửa có tầm xa lên đến 4.800 m và có thể tấn công các mối đe dọa ở độ cao lên đến 3.800 m. Stinger được khởi động bởi một động cơ phóng nhỏ giúp đẩy nó ra một khoảng cách an toàn với người vận hành, tốc độ tối đa Mach 2.54 (750 m/s). Đầu đạn chứa 1,02 kg HTA-3 (hỗn hợp TNT và bột nhôm).
Còn Javelin là tên lửa dẫn đường chống tăng vác vai của Mỹ. Tên lửa này thường dùng để tấn công phần nóc tháp pháo hoặc nóc các xe tăng, xe thiết giáp do phần trên của các xe này mỏng hơn, nhưng cũng có kiểu tấn công trực tiếp bằng cách bắn thẳng vào các tòa nhà hay các công sự.
Tên lửa này cũng có thể sử dụng trên các máy bay trực thăng ở các kiểu tên lửa tấn công trực tiếp. Tên lửa đạt đến độ cao lớn nhất là 150m trong kiểu tấn công phía trên và đạt độ cao 50m trong kiểu bắn thẳng. Tên lửa được trang bị một bộ tìm kiếm ảnh hồng ngoại. Đầu đạn của tên lửa sử dụng loại nổ lõm.
Trong một nỗ lực khác để hỗ trợ Ukraine chống lại Nga, mạng vệ tinh Starlink của Mỹ đã được triển khai vào ngày 27/2 để cung cấp kết nối internet ở nước này theo yêu cầu của Bộ Quốc phòng Ukraine.
Tỷ phú công nghệ Mỹ Elon Musk, người sở hữu chương trình Starlink và có các doanh nghiệp quan hệ mật thiết với Lầu Năm Góc, thông báo có thêm nhiều vệ tinh đang trên đường để tăng cường kết nối của Ukraine.
Chương trình Starlink từ lâu đã bị giới chức Nga nhấn mạnh là một mối đe dọa an ninh do mối quan hệ rất chặt chẽ và những khoản trợ cấp to lớn từ chính phủ Mỹ. Chương trình Starlink vốn được coi là phương tiện truyền bá các bài báo chính trị chống Nga và thân phương Tây cũng như có khả năng trong tương lai sẽ trở thành phương tiện dẫn đường cho tên lửa hành trình.
Tỷ phú Elon Musk cũng đã hợp tác với Lầu Năm Góc trong các chương trình khác, bao gồm phát triển một hệ thống tái triển khai các vũ khí quân sự của Mỹ trong không gian. Nguồn ảnh: Pinterest.