Máy bay chiến đấu là một trong những thành phần quan trọng của hầu hết tất cả các lực lượng vũ trang trên thế giới. Những vũ khí này có thể giúp các quốc gia duy trì khả năng răn đe chống lại kẻ thù; đảm bảo an ninh cho vùng trời của họ.Bảng xếp hạng top 5 máy bay chiến đấu thế hệ 4 được sản xuất nhiều nhất hiện nay, đều đến từ hai quốc gia có nền công nghiệp hàng không quân sự hàng đầu thế giới là Mỹ và Nga. Hãy cùng điểm qua 5 loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới hiện nay.Đứng đầu danh sách máy bay chiến đấu thế hệ 4 được sử dụng nhiều nhất hiện nay là tiêm kích F-16 một chỗ ngồi, một động cơ của Mỹ và là một trong những máy bay chiến đấu phổ biến nhất trên thế giới. Hiện có khoảng 2.267 chiếc F-16 đang được biên chế và là xương sống trong lực lượng không quân của nhiều nước trên thế giới.Có hơn 25 quốc gia được trang bị F-16, không quân Mỹ đứng đầu với 789 chiếc F-16, Israel xếp sau Mỹ được trang bị tổng cộng khoảng 175 chiếc. F-16 cũng là chủ lực của không quân Ai Cập (168), Hy Lạp (114), Hàn Quốc (118) và Thổ Nhĩ Kỳ (158).Thứ hai, là máy bay Sukhoi Su-27 và các biến thể; đây là một máy bay chiến đấu hạng nặng hai động cơ được Liên Xô chế tạo để cạnh tranh với F-15 của Mỹ. Su-27 có tầm bay 3.530 km, có thể mang nhiều tên lửa hơn, hệ thống điện tử hàng không tiên tiến và có khả năng cơ động cực tốt.Các phiên bản cải tiến từ Su-27 gồm Su-30MKI (Ấn Độ), Su-30MKK (Trung Quốc), Su-30SM (Nga), Su-30MK2 (Việt Nam); Su-35, Su-33 (máy bay chiến đấu), Su-34 (tiêm kích - bom) và J-11, J-15, J-16, ... Dòng Su-27 có tổng cộng 1.300 chiếc trong biên chế và trở thành máy bay chiến đấu đông thứ 2 trên thế giới đang hoạt động.Nga được trang bị tổng cộng 342 chiếc Su-27 và nhiều phiên bản cải tiến, Su-30MKI là một phiên bản cải tiến của Su-27, đã trở thành trụ cột của không quân Ấn Độ với 272 máy bay. Trung Quốc cũng có 315 chiếc Su-27. Các quốc gia khác cũng sở hữu Su-27 như Algeria, Malaysia, Indonesia, Việt Nam và Ukraine.Đứng thứ ba là máy bay chiến đấu hạng nặng F-15 hai động cơ, hoạt động trong mọi thời tiết của Mỹ, do McDonnell Douglas thiết kế. F-15 bay lần đầu vào tháng 7/1972 và được đưa vào phục vụ trong không quân Mỹ từ năm 1976.F-15 là một trong những máy bay chiến đấu hiện đại và gặt hái được nhiều thành công nhất; đạt hơn 100 chiến công trong các trận không chiến mà không để xảy ra một tổn thất nào.Hiện tại, có khoảng 956 máy bay chiến đấu F-15 đang được biên chế. Trong số đó, không quân Mỹ được trang bị 429 chiếc. Các quốc gia khác sử dụng dòng F-15 bao gồm Israel (66), Nhật Bản (155), Saudi Arabia (207), Hàn Quốc (59) và Singapore (40).Xếp thứ 4 là dòng máy bay chiến đấu F/A-18 của Mỹ, một loại máy bay chiến đấu đa nhiệm trên tàu sân bay, siêu thanh, hoạt động trong mọi thời tiết, cũng do McDonnell Douglas thiết kế.F/A-18 là máy bay chiến đấu quan trọng nhất trên tàu sân bay của Hải quân Mỹ. Tiêm kích hạm F/A-18 cũng từng phục vụ trong lực lượng không quân của một số quốc gia khác.Hải quân Mỹ có 532 chiếc F/A-18E/F Super Hornet và Thủy quân lục chiến có khoảng 100 chiếc F/A-18C/D Hornet. Các quốc gia sử dụng F/A-18 bao gồm không quân Australia (78 chiếc), không quân Phần Lan (62 chiếc), không quân Tây Ban Nha (85 chiếc), không quân Kuwait (40 chiếc) và không quân Thụy Sĩ (30 chiếc).Xếp thứ 5 là máy bay chiến đấu MiG-29 của Liên Xô, do Phòng thiết kế Mikoyan phát triển. Đây là loại máy bay chiến đấu hai động cơ, cỡ trung bình, một chỗ ngồi.MiG-29 được đưa vào biên chế không quân Liên Xô từ năm 1982. Khoảng 817 chiếc MiG-29 đang được biên chế trên khắp thế giới và hiện đang được phục vụ tại hơn 30 quốc gia. Nga hiện trang bị 255 chiếc MiG-29, Ấn Độ cũng có khoảng 65 chiếc. Riêng mẫu MiG-29K của hải quân nước này, hiện đang được biên chế cho hải quân Ấn Độ và Nga.Ngoài ra, MiG-29 còn được xuất khẩu sang Algeria, Bangladesh, Belarus, Bulgaria, Cuba, Eritrea, Đức, Hungary, Iran, Kazakhstan, Malaysia, Myanmar, Triều Tiên, Peru, Ba Lan, Romania, Slovakia, Serbia, Syria, Sudan, Turkmenistan, Ukraine, Uzbekistan và Yemen. Nguồn ảnh: Airplanes. Bạn hàng trung thành của Nga là Ấn Độ gặp sự cố với tiêm kích MiG-29 của Nga. Nguồn: QPVN.
3 Files1- MP4 File 13.91 MB
2- MP4 File 13.91 MB
3- MP4 File 13.91 MB
Máy bay chiến đấu là một trong những thành phần quan trọng của hầu hết tất cả các lực lượng vũ trang trên thế giới. Những vũ khí này có thể giúp các quốc gia duy trì khả năng răn đe chống lại kẻ thù; đảm bảo an ninh cho vùng trời của họ.
Bảng xếp hạng top 5 máy bay chiến đấu thế hệ 4 được sản xuất nhiều nhất hiện nay, đều đến từ hai quốc gia có nền công nghiệp hàng không quân sự hàng đầu thế giới là Mỹ và Nga. Hãy cùng điểm qua 5 loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới hiện nay.
Đứng đầu danh sách máy bay chiến đấu thế hệ 4 được sử dụng nhiều nhất hiện nay là tiêm kích F-16 một chỗ ngồi, một động cơ của Mỹ và là một trong những máy bay chiến đấu phổ biến nhất trên thế giới. Hiện có khoảng 2.267 chiếc F-16 đang được biên chế và là xương sống trong lực lượng không quân của nhiều nước trên thế giới.
Có hơn 25 quốc gia được trang bị F-16, không quân Mỹ đứng đầu với 789 chiếc F-16, Israel xếp sau Mỹ được trang bị tổng cộng khoảng 175 chiếc. F-16 cũng là chủ lực của không quân Ai Cập (168), Hy Lạp (114), Hàn Quốc (118) và Thổ Nhĩ Kỳ (158).
Thứ hai, là máy bay Sukhoi Su-27 và các biến thể; đây là một máy bay chiến đấu hạng nặng hai động cơ được Liên Xô chế tạo để cạnh tranh với F-15 của Mỹ. Su-27 có tầm bay 3.530 km, có thể mang nhiều tên lửa hơn, hệ thống điện tử hàng không tiên tiến và có khả năng cơ động cực tốt.
Các phiên bản cải tiến từ Su-27 gồm Su-30MKI (Ấn Độ), Su-30MKK (Trung Quốc), Su-30SM (Nga), Su-30MK2 (Việt Nam); Su-35, Su-33 (máy bay chiến đấu), Su-34 (tiêm kích - bom) và J-11, J-15, J-16, ... Dòng Su-27 có tổng cộng 1.300 chiếc trong biên chế và trở thành máy bay chiến đấu đông thứ 2 trên thế giới đang hoạt động.
Nga được trang bị tổng cộng 342 chiếc Su-27 và nhiều phiên bản cải tiến, Su-30MKI là một phiên bản cải tiến của Su-27, đã trở thành trụ cột của không quân Ấn Độ với 272 máy bay. Trung Quốc cũng có 315 chiếc Su-27. Các quốc gia khác cũng sở hữu Su-27 như Algeria, Malaysia, Indonesia, Việt Nam và Ukraine.
Đứng thứ ba là máy bay chiến đấu hạng nặng F-15 hai động cơ, hoạt động trong mọi thời tiết của Mỹ, do McDonnell Douglas thiết kế. F-15 bay lần đầu vào tháng 7/1972 và được đưa vào phục vụ trong không quân Mỹ từ năm 1976.
F-15 là một trong những máy bay chiến đấu hiện đại và gặt hái được nhiều thành công nhất; đạt hơn 100 chiến công trong các trận không chiến mà không để xảy ra một tổn thất nào.
Hiện tại, có khoảng 956 máy bay chiến đấu F-15 đang được biên chế. Trong số đó, không quân Mỹ được trang bị 429 chiếc. Các quốc gia khác sử dụng dòng F-15 bao gồm Israel (66), Nhật Bản (155), Saudi Arabia (207), Hàn Quốc (59) và Singapore (40).
Xếp thứ 4 là dòng máy bay chiến đấu F/A-18 của Mỹ, một loại máy bay chiến đấu đa nhiệm trên tàu sân bay, siêu thanh, hoạt động trong mọi thời tiết, cũng do McDonnell Douglas thiết kế.
F/A-18 là máy bay chiến đấu quan trọng nhất trên tàu sân bay của Hải quân Mỹ. Tiêm kích hạm F/A-18 cũng từng phục vụ trong lực lượng không quân của một số quốc gia khác.
Hải quân Mỹ có 532 chiếc F/A-18E/F Super Hornet và Thủy quân lục chiến có khoảng 100 chiếc F/A-18C/D Hornet. Các quốc gia sử dụng F/A-18 bao gồm không quân Australia (78 chiếc), không quân Phần Lan (62 chiếc), không quân Tây Ban Nha (85 chiếc), không quân Kuwait (40 chiếc) và không quân Thụy Sĩ (30 chiếc).
Xếp thứ 5 là máy bay chiến đấu MiG-29 của Liên Xô, do Phòng thiết kế Mikoyan phát triển. Đây là loại máy bay chiến đấu hai động cơ, cỡ trung bình, một chỗ ngồi.
MiG-29 được đưa vào biên chế không quân Liên Xô từ năm 1982. Khoảng 817 chiếc MiG-29 đang được biên chế trên khắp thế giới và hiện đang được phục vụ tại hơn 30 quốc gia. Nga hiện trang bị 255 chiếc MiG-29, Ấn Độ cũng có khoảng 65 chiếc. Riêng mẫu MiG-29K của hải quân nước này, hiện đang được biên chế cho hải quân Ấn Độ và Nga.
Ngoài ra, MiG-29 còn được xuất khẩu sang Algeria, Bangladesh, Belarus, Bulgaria, Cuba, Eritrea, Đức, Hungary, Iran, Kazakhstan, Malaysia, Myanmar, Triều Tiên, Peru, Ba Lan, Romania, Slovakia, Serbia, Syria, Sudan, Turkmenistan, Ukraine, Uzbekistan và Yemen. Nguồn ảnh: Airplanes.
Bạn hàng trung thành của Nga là Ấn Độ gặp sự cố với tiêm kích MiG-29 của Nga. Nguồn: QPVN.
3 Files
1- MP4 File 13.91 MB
2- MP4 File 13.91 MB
3- MP4 File 13.91 MB