Trong danh sách các tiêm kích đắt đỏ nhất, phải nhắc tới Sukhoi Su-35 Flanker E có giá 85 triệu USD. Máy bay chiến đấu của Nga có tiếng là rẻ nhưng Su-35 thì không. Trên thực tế, giá xuất khẩu của nó còn lớn hơn cả Su-57, máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 mới nhất của Nga.Có lẽ đây cũng là lý do, ngoại trừ 26 chiếc dành bán cho Ai cập thì chưa có hợp đồng nào được ký kết cho Su-35, chi phí của nó là không chính thức và mang tính đầu cơ tích luỹ. Vì vậy, ít nhất cho đến nay, Su-35 vẫn là máy bay phản lực đắt nhất của Nga.Cái giá của tiêm kích Su-35 cũng có vẻ hơi khó hiểu, Su-35 là bản nâng cấp của Su-27 từ thời Liên Xô, Su-35 thuộc cùng họ với Su-30, Su-33, Su-34 và Su-37. Trong khi Su-33 và Su-37 không được bán, Su-34 và Su-30 cũng như nhiều biến thể của nó đều có giá rẻ hơn Su-35 một nửa.Điều này giải thích tại sao Nga đã phải vật lộn để tìm kiếm khách hàng cho loại máy bay phản lực này và mặc dù một số quốc gia nhà giàu được cho là quan tâm ngoài Trung Quốc và Ai Cập đã mua một số chiếc so với Su-30, nhưng Su-35 có vẻ hơi kén khách hàng.Thứ sáu là McDonnell Douglas F-15EX Strike Eagle có giá 87,7 triệu USD. Bản thân F-15 không được cho là rẻ và biến thể mới nhất của nó là F-15EX đã chứng tỏ rằng phiên bản mới cũng rất đắt đỏ.F-15EX được sản xuất đê thay thế các mẫu C và D cũ hơn, trong khi giá cả của nó phải chăng hơn các máy bay phản lực thế hệ thứ 5 tiên tiến nhất hiện nay. Tuy nhiên, chi phí đắt đỏ của chiếc máy bay này chủ yếu đến từ kinh phí vận hành và bảo trì máy bay.Mặc dù vậy, chi phí vận hành của tiêm kích F-15EX được cho là “chỉ” 29.000 USD/giờ và chính phủ Mỹ cũng hy vọng đưa chi phí vận hành của F-35A xuống 36.000 USD vào năm 2024. Điều đó, cũng như tương tự với các mẫu F-15 trước đó khiến F-15EX trở thành máy bay hấp dẫn đối với nhiều quốc gia.Kế đến là Chengdu J-20 có giá100 triệu USD. Có rất ít thông tin về máy bay phản lực thế hệ thứ 5 của Trung Quốc và giá của nó cũng chỉ là suy đoán. Tuy nhiên, xét đến thực tế là chi phí nhân công ở nước này đang tăng đều đặn, cũng như nước này phải mua tất cả các động cơ phản lực RD 93 và AL-31 bản xuất khẩu từ Nga.Tuy nhiên, J-20 không phải để bán vì Trung Quốc không bao giờ có ý định xuất khẩu vũ khí hàng đầu của mình. Trong tương lai gần, họ có thể cung cấp một tiêm kích thế hệ thứ 5 khác, Shenyang FC-31 cho thị trường quốc tế mặc dù giá của nó cho đến nay vẫn chưa rõ.Thứ tám là máy bay Dassault Rafale có giả khoảng khoảng 115 triệu USD. Có nhiều báo cáo khác nhau về giá của Rafale dao động từ 100 đến 120 triệu USD cho mỗi chiếc ở cấu hình cơ bản nhất.Không quân Pháp chắc chắn đã đặt mua những chiếc chiến đấu cơ này với giá thấp hơn nhiều, trong khi thỏa thuận mua máy bay Rafale của Ấn Độ được cho là có đầy đủ những cải tiến nhưng đắt tiền hơn nhiều. Nhưng Rafale là một trong những máy bay tiên tiến và được sản xuất tại một trong những khu vực đắt đỏ nhất trên thế giới nên giá của nó sẽ không hề rẻ.Tiếp theo là Eurofighter Typhoon với giá khoảng 124 triệu USD. Một máy bay chiến đấu khác của châu Âu, Eurofighter Typhoon có thể có giá rẻ tới 50 triệu USD đối với người mua trong Liên minh châu Âu, nhưng với giá xuất khẩu sẽ cao hơn nhiều.Vào năm 2018, Airbus được cho là đã chào bán những chiếc máy bay Eurofighter cho Ấn Độ với giá lên tới 138 triệu euro/chiếc, đắt hơn những gì Ấn Độ trả cho Rafale.Cuối cùng, đứng đầu danh sách là Lockheed Martin F-35B và F-35C có giá lần lượt là 135,8 USD và 117,3 triệu USD. Trong khi giá của một chiếc F-35A đã giảm mạnh trong những năm gần đây, nhưng các biến thể phức tạp hơn như F-35B và F-35C lại không theo xu hướng tương tự.Công bằng mà nói, nếu xét trên ý định và mục đích sử dụng thì các biến thể A, B và C của F-35 là những máy bay khác nhau. Chiếc F-35B đắt nhất được trang bị để cất cánh ngắn và hạ cánh thẳng đứng (STOVL), trong khi F-35C là biến trên tàu sân bay và các biến thể này chỉ có khoảng 30% các bộ phận giống nhau.Có nghĩa là việc tối ưu hóa sản xuất hay nâng cấp một phiên bản trong số đó hầu như không liên quan đến những phiên bản khác. Điều này khiến F-35B trở thành máy bay chiến đấu đắt nhất có thể mua được vào năm 2021. Nguồn ảnh: QQ. Tiêm kích F-35B của Mỹ thể hiện khả năng cất - hạ cánh thẳng đứng cực kỳ ngoạn mục. Nguồn: USAF.
Trong danh sách các tiêm kích đắt đỏ nhất, phải nhắc tới Sukhoi Su-35 Flanker E có giá 85 triệu USD. Máy bay chiến đấu của Nga có tiếng là rẻ nhưng Su-35 thì không. Trên thực tế, giá xuất khẩu của nó còn lớn hơn cả Su-57, máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 mới nhất của Nga.
Có lẽ đây cũng là lý do, ngoại trừ 26 chiếc dành bán cho Ai cập thì chưa có hợp đồng nào được ký kết cho Su-35, chi phí của nó là không chính thức và mang tính đầu cơ tích luỹ. Vì vậy, ít nhất cho đến nay, Su-35 vẫn là máy bay phản lực đắt nhất của Nga.
Cái giá của tiêm kích Su-35 cũng có vẻ hơi khó hiểu, Su-35 là bản nâng cấp của Su-27 từ thời Liên Xô, Su-35 thuộc cùng họ với Su-30, Su-33, Su-34 và Su-37. Trong khi Su-33 và Su-37 không được bán, Su-34 và Su-30 cũng như nhiều biến thể của nó đều có giá rẻ hơn Su-35 một nửa.
Điều này giải thích tại sao Nga đã phải vật lộn để tìm kiếm khách hàng cho loại máy bay phản lực này và mặc dù một số quốc gia nhà giàu được cho là quan tâm ngoài Trung Quốc và Ai Cập đã mua một số chiếc so với Su-30, nhưng Su-35 có vẻ hơi kén khách hàng.
Thứ sáu là McDonnell Douglas F-15EX Strike Eagle có giá 87,7 triệu USD. Bản thân F-15 không được cho là rẻ và biến thể mới nhất của nó là F-15EX đã chứng tỏ rằng phiên bản mới cũng rất đắt đỏ.
F-15EX được sản xuất đê thay thế các mẫu C và D cũ hơn, trong khi giá cả của nó phải chăng hơn các máy bay phản lực thế hệ thứ 5 tiên tiến nhất hiện nay. Tuy nhiên, chi phí đắt đỏ của chiếc máy bay này chủ yếu đến từ kinh phí vận hành và bảo trì máy bay.
Mặc dù vậy, chi phí vận hành của tiêm kích F-15EX được cho là “chỉ” 29.000 USD/giờ và chính phủ Mỹ cũng hy vọng đưa chi phí vận hành của F-35A xuống 36.000 USD vào năm 2024. Điều đó, cũng như tương tự với các mẫu F-15 trước đó khiến F-15EX trở thành máy bay hấp dẫn đối với nhiều quốc gia.
Kế đến là Chengdu J-20 có giá100 triệu USD. Có rất ít thông tin về máy bay phản lực thế hệ thứ 5 của Trung Quốc và giá của nó cũng chỉ là suy đoán. Tuy nhiên, xét đến thực tế là chi phí nhân công ở nước này đang tăng đều đặn, cũng như nước này phải mua tất cả các động cơ phản lực RD 93 và AL-31 bản xuất khẩu từ Nga.
Tuy nhiên, J-20 không phải để bán vì Trung Quốc không bao giờ có ý định xuất khẩu vũ khí hàng đầu của mình. Trong tương lai gần, họ có thể cung cấp một tiêm kích thế hệ thứ 5 khác, Shenyang FC-31 cho thị trường quốc tế mặc dù giá của nó cho đến nay vẫn chưa rõ.
Thứ tám là máy bay Dassault Rafale có giả khoảng khoảng 115 triệu USD. Có nhiều báo cáo khác nhau về giá của Rafale dao động từ 100 đến 120 triệu USD cho mỗi chiếc ở cấu hình cơ bản nhất.
Không quân Pháp chắc chắn đã đặt mua những chiếc chiến đấu cơ này với giá thấp hơn nhiều, trong khi thỏa thuận mua máy bay Rafale của Ấn Độ được cho là có đầy đủ những cải tiến nhưng đắt tiền hơn nhiều. Nhưng Rafale là một trong những máy bay tiên tiến và được sản xuất tại một trong những khu vực đắt đỏ nhất trên thế giới nên giá của nó sẽ không hề rẻ.
Tiếp theo là Eurofighter Typhoon với giá khoảng 124 triệu USD. Một máy bay chiến đấu khác của châu Âu, Eurofighter Typhoon có thể có giá rẻ tới 50 triệu USD đối với người mua trong Liên minh châu Âu, nhưng với giá xuất khẩu sẽ cao hơn nhiều.
Vào năm 2018, Airbus được cho là đã chào bán những chiếc máy bay Eurofighter cho Ấn Độ với giá lên tới 138 triệu euro/chiếc, đắt hơn những gì Ấn Độ trả cho Rafale.
Cuối cùng, đứng đầu danh sách là Lockheed Martin F-35B và F-35C có giá lần lượt là 135,8 USD và 117,3 triệu USD. Trong khi giá của một chiếc F-35A đã giảm mạnh trong những năm gần đây, nhưng các biến thể phức tạp hơn như F-35B và F-35C lại không theo xu hướng tương tự.
Công bằng mà nói, nếu xét trên ý định và mục đích sử dụng thì các biến thể A, B và C của F-35 là những máy bay khác nhau. Chiếc F-35B đắt nhất được trang bị để cất cánh ngắn và hạ cánh thẳng đứng (STOVL), trong khi F-35C là biến trên tàu sân bay và các biến thể này chỉ có khoảng 30% các bộ phận giống nhau.
Có nghĩa là việc tối ưu hóa sản xuất hay nâng cấp một phiên bản trong số đó hầu như không liên quan đến những phiên bản khác. Điều này khiến F-35B trở thành máy bay chiến đấu đắt nhất có thể mua được vào năm 2021. Nguồn ảnh: QQ.
Tiêm kích F-35B của Mỹ thể hiện khả năng cất - hạ cánh thẳng đứng cực kỳ ngoạn mục. Nguồn: USAF.