Một trong những cái tên tạo nên tên tuổi cho vũ khí Nga trên thị trường vũ khí thế giới chính là dòng tiêm kích đa năng Su-30MKI được nước này bán cho phía Ấn Độ. Nguồn ảnh: Sputnik.Mặc dù có nhiều thông tin cho rằng Nga không chuyển giao hoàn toàn toàn bộ công nghệ chế tạo Su-30MKI cho Ấn Độ như thỏa thuận ban đầu, tuy nhiên không thể phủ nhận được mức độ nguy hiểm của những chiến đấu cơ Su-30 các phiên bản đã được phía Nga bán ra khắp thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Nguồn ảnh: Defence.Không những vậy, phiên bản chiến đấu cơ Su-30MKI hiện vẫn được Pháp và Nga hợp tác nâng cấp cho phía Ấn Độ. Chính điều này đã cho thấy "chế độ hậu mãi có tâm" của Nga với những khách "sộp" của mình trên thị trường vũ khí. Nguồn ảnh: Defence.Tiếp theo đó là loại xe tăng chủ lực chiến trường T-90S Bhishma, đây là loại xe tăng nội địa được Ấn Độ tự sản xuất dựa trên sự chuyển giao công nghệ của Nga. Nguồn ảnh: Army.Dưới sự giúp đỡ của các chuyên gia quân sự tới từ Pháp và Nga, bắt đầu từ năm 2006, các xe tăng T-90S nội địa do Ấn Độ sản xuất đã bắt đầu được xuất xưởng. Nguồn ảnh: India.Tuy nhiên, do đòi hỏi về số lượng T-90 nhằm thay thế hoàn toàn cho các xe tăng T-72 là quá lớn, Ấn Độ vẫn song song vừa tự sản xuất, vừa tự nhập khẩu các xe tăng T-90 từ Moscow. Nguồn ảnh: Sputnik.Một trong những loại máy bay chiến đấu được coi là hiện đại bậc nhất và là xương sống của không quân Trung Quốc cũng có nguồn gốc từ Nga. Đó chính là chiến đấu cơ J-11. Nguồn ảnh: 81.cn.Được xây dựng dựa trên nguyên mẫu là chiếc Su-27S, J-11 được coi là bản sao bất hợp pháp mà Trung Quốc đã tự ý "nhái" lại từ phía Nga và thay thế hệ thống điện tử và vũ khí trên máy bay này thành đồ Trung Quốc. Nguồn ảnh: Wiki.Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận "công lao" của Nga trong việc giúp Trung Quốc chế tạo ra loại phi cơ chiến đấu này khi ban đầu, Nga đã đồng ý ký hợp đồng thỏa thuận về bản quyền, qua đó cho phép Trung Quốc chế tạo 200 chiếc Su-27S trong nước, dẫn tới việc Trung Quốc dễ dàng sao chép loại phi cơ này ra một phiên bản nội địa. Nguồn ảnh: 81.cn.Không chỉ các loại vũ khí "khủng" như máy bay và xe tăng, ngay cả các loại vũ khí cá nhân cũng được phía Nga chuyển giao công nghệ cho nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Nguồn ảnh: Sputnik.Trong ảnh là khẩu súng bắn tỉa OSV-96. Đây là một trong các loại súng bắn tỉa sử dụng cỡ đạn 12,7mm cực kỳ uy lực được phía Nga bán cho nhiều nước trên thế giới trong đó bao gồm Ấn Độ, Việt Nam và Syria. Nguồn ảnh: Wdn.Thậm chí, phía Nga còn chuyển giao công nghệ cho ta để nhà máy quốc phòng Z111 có khả năng tự sản xuất được loại vũ khí này phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Có thể thấy, việc bán vũ khí đi kèm với chuyển giao công nghệ đã giúp Moscow củng cố rất vững quyền lực mềm của mình với nhiều nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Nguồn ảnh: Fire. Mời độc giả xem Video: Cận cảnh Su-27 - phi cơ chiến đấu thành công nhất của Nga hiện tại "táng" đầu máy bay Mỹ ở biển Đen.
Một trong những cái tên tạo nên tên tuổi cho vũ khí Nga trên thị trường vũ khí thế giới chính là dòng tiêm kích đa năng Su-30MKI được nước này bán cho phía Ấn Độ. Nguồn ảnh: Sputnik.
Mặc dù có nhiều thông tin cho rằng Nga không chuyển giao hoàn toàn toàn bộ công nghệ chế tạo Su-30MKI cho Ấn Độ như thỏa thuận ban đầu, tuy nhiên không thể phủ nhận được mức độ nguy hiểm của những chiến đấu cơ Su-30 các phiên bản đã được phía Nga bán ra khắp thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Nguồn ảnh: Defence.
Không những vậy, phiên bản chiến đấu cơ Su-30MKI hiện vẫn được Pháp và Nga hợp tác nâng cấp cho phía Ấn Độ. Chính điều này đã cho thấy "chế độ hậu mãi có tâm" của Nga với những khách "sộp" của mình trên thị trường vũ khí. Nguồn ảnh: Defence.
Tiếp theo đó là loại xe tăng chủ lực chiến trường T-90S Bhishma, đây là loại xe tăng nội địa được Ấn Độ tự sản xuất dựa trên sự chuyển giao công nghệ của Nga. Nguồn ảnh: Army.
Dưới sự giúp đỡ của các chuyên gia quân sự tới từ Pháp và Nga, bắt đầu từ năm 2006, các xe tăng T-90S nội địa do Ấn Độ sản xuất đã bắt đầu được xuất xưởng. Nguồn ảnh: India.
Tuy nhiên, do đòi hỏi về số lượng T-90 nhằm thay thế hoàn toàn cho các xe tăng T-72 là quá lớn, Ấn Độ vẫn song song vừa tự sản xuất, vừa tự nhập khẩu các xe tăng T-90 từ Moscow. Nguồn ảnh: Sputnik.
Một trong những loại máy bay chiến đấu được coi là hiện đại bậc nhất và là xương sống của không quân Trung Quốc cũng có nguồn gốc từ Nga. Đó chính là chiến đấu cơ J-11. Nguồn ảnh: 81.cn.
Được xây dựng dựa trên nguyên mẫu là chiếc Su-27S, J-11 được coi là bản sao bất hợp pháp mà Trung Quốc đã tự ý "nhái" lại từ phía Nga và thay thế hệ thống điện tử và vũ khí trên máy bay này thành đồ Trung Quốc. Nguồn ảnh: Wiki.
Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận "công lao" của Nga trong việc giúp Trung Quốc chế tạo ra loại phi cơ chiến đấu này khi ban đầu, Nga đã đồng ý ký hợp đồng thỏa thuận về bản quyền, qua đó cho phép Trung Quốc chế tạo 200 chiếc Su-27S trong nước, dẫn tới việc Trung Quốc dễ dàng sao chép loại phi cơ này ra một phiên bản nội địa. Nguồn ảnh: 81.cn.
Không chỉ các loại vũ khí "khủng" như máy bay và xe tăng, ngay cả các loại vũ khí cá nhân cũng được phía Nga chuyển giao công nghệ cho nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Nguồn ảnh: Sputnik.
Trong ảnh là khẩu súng bắn tỉa OSV-96. Đây là một trong các loại súng bắn tỉa sử dụng cỡ đạn 12,7mm cực kỳ uy lực được phía Nga bán cho nhiều nước trên thế giới trong đó bao gồm Ấn Độ, Việt Nam và Syria. Nguồn ảnh: Wdn.
Thậm chí, phía Nga còn chuyển giao công nghệ cho ta để nhà máy quốc phòng Z111 có khả năng tự sản xuất được loại vũ khí này phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Có thể thấy, việc bán vũ khí đi kèm với chuyển giao công nghệ đã giúp Moscow củng cố rất vững quyền lực mềm của mình với nhiều nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Nguồn ảnh: Fire.
Mời độc giả xem Video: Cận cảnh Su-27 - phi cơ chiến đấu thành công nhất của Nga hiện tại "táng" đầu máy bay Mỹ ở biển Đen.